Bảng 2 .1 Số lượng NHTM trong giai đoạn 2005 2013
Bảng 2.2 Danh sách 15 NHTMCP Việt Nam
STT Tên Ngân hàng Tên Viết tắt
01 NH TMCP Á Châu ACB
02 NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV
03 NH TMCP Công Thương Việt Nam VIETINBANK
04 NH TMCP Đông Á DONGABANK
05 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EXIMBANK
06 NH TMCP Kiên Long KIENLONGBANK
07 NH TMCP Phát Triển Nhà ĐBSCL MHB
08 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam MARITIMEBANK
09 NH TMCP Nam Á NAMABANK
10 NH TMCP Đông Nam Á SEABANK
11 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK
12 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam VIETCOMBANK
13 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK
14 NH TMCP Việt Nam Thương Tín SACOMBANK
15 NH TMCP Quân Đội MBBANK
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Về quy mô tổng tài sản: Qua bảng 2.3, số liệu tổng hợp từ 15 ngân hàng trong
giai đoạn 2005 đến 2013, tổng tài sản của các NHTM đều tăng qua các năm, từ 461 nghìn tỷ đồng (2005) tăng lên 2,858 nghìn tỷ đồng (2013). Tốc độ tăng trưởng trưởng tổng tài sản kép hằng năm (CARG) trong giai đoạn này là 25.4%/năm. Tuy nhiên, CARG giảm dần trong giai đoạn từ 41.7% năm 2010 xuống còn 8.0% năm 2013.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng TTS của 15 NHTM Việt Nam 2005 – 2013 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản (Nghìn tỷ đồng) 461 625 914 1,095 1,467 2,085 2,548 2,646 2,858 Tốc độ tăng trưởng (%) 24.3 35.4 46.3 20.0 33.4 41.7 21.5 3.4 8.0 CAGR 25.4%
Trong thời kỳ này, rõ ràng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của NHTMCP nhanh hơn so với NHTMNN. Điều này có thể được giải thích bởi quy mơ tổng tài sản của NHTMCP nhỏ hơn. Nói chung quy mơ càng nhỏ, tốc độ tăng trưởng càng nhanh được thể hiện qua bảng 2.4. Trong năm 2013, nhóm NHTMNN có Vietinbank có CARG cao nhất 21.9%. Ở nhóm NHTMCP thì chỉ có ACB và Dongabank là có CARG dưới 40%, các ngân hàng cịn lại đều có CARG lớn hơn 40%, ấn tượng nhất là NH Kiên Long và Seabank lần lượt là 66% và 61%.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng kép hàng năm của TTS giai đoạn 2005 - 20013 STT Ngân hàng CARG (%) 1 VIETCOMBANK 15.4 2 BIDV 19.7 3 VIETINBANK 21.9 4 ACB 35.9 5 DONGABANK 33.7 6 EXIMBANK 42.8 7 NAMABANK 47.8 8 SACOMBANK 41.0 9 MARITIMEBANK 49.2 10 TECHCOMBANK 44.4 11 VPBANK 48.9 12 SEABANK 61.0 13 MBBANK 43.9 14 KIENLONGBANK 66.0 15 MHB 32.6 Bình quân 25.4
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các NHTM
Mặc dù đã tăng trưởng vượt bậc, so với các ngân hàng trong khu vực, các ngân hàng Việt Nam vẫn cịn rất khiêm tốn về quy mơ Tổng tài sản. Tác giả so sánh quy mô của Vietinbank và các NH trong khu vực ở bảng 2.5.
Bảng 2.5 : Tổng Tài sản của Vietinbank và một số NH trong khu vực tháng 12/2013
Ngân hàng Quốc gia Tài sản (Tỷ USD)
ICBC Trung Quốc 3,181.884
China Construction Bank Trung Quốc 2,602.536
DBS Group Singapore 402.008
UOB (United Overseas Bank) Singapore 284.229
Maybank Malaysia 161.40
Siam Commercial Bank Thái Lan 74.20
Vietinbank Việt Nam 24.20
Nguồn: www.relbanks.com/worlds-top-banks/assets-2013 Về vốn điều lệ
Năng lực tài chính của các NHTM thể hiện trước hết ở quy mơ vốn tự có của mỗi ngân hàng. Có thể nói, quy mơ vốn tự có của các NHTM tại Việt Nam còn rất nhỏ bé. Quy mô nhỏ bé này được thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô vốn điều lệ, thành phần chính của vốn chủ sở hữu. Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình.
Bảng 2.6: Mức vốn pháp định của các NHTM theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP Các tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định 2008 2010 NHTMNN 3.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NHTMCP 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NH liên doanh 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND NH nước ngoài 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Chi nhánh NH nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trong thời gian từ năm 2005 đến 2013, các ngân hàng đều chú trọng gia tăng vốn đều lệ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giữa các ngân hàng không đều nhau và quy
mô vốn điều lệ của các ngân hàng còn khác biệt nhiều. Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước liên tục có vốn điều lệ đứng đầu trong ngành qua các năm và tiếp tục gia tăng.
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, mức vốn pháp định đến như bảng 2.6
Tính đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mơ trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN, trong đó CTG3 giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 37,234 tỷ VND. Biểu đồ 2.1 thể hiện quy mô vốn điều lệ của 15 NHTM nghiên cứu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính của NHTM
Biểu đồ 2.1 : Quy mơ vốn điều lệ của 15 NHTM trong năm 2013
3
Về tình hình hoạt động tín dụng
Qua bảng 2.7 cho thấy dư nợ cho vay của 15 NHTM trong giai đoạn 2005 - 2013 liên tục tăng trưởng, với mức tăn trưởng trung bình mỗi năm là 27.8%. Trong đó năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất 52.5%. Trong giai đoạn này tình hình tín dụng của 15 NHTM Việt Nam có nhiều biến động và có xu hướng giảm. Sau mức tăng trưởng kỷ lục 52.5% ở năm 2007, thì hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn. Trước tình hình lạm phát tăng cao từ 12.8% cuối năm 2007 lên 19.87% vào năm 2008, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ linh hoạt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hút tiền đồng về qua nghiệp vụ thị trường mở… Thêm vào đó, tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ khiến các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ… Tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm hơn một nửa, chỉ cịn 20.0%, và giảm liên tục từ năm 2009 tới năm 2012. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Cụ thể tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 17.7%, năm 2012 chỉ đạt 11.9%, và năm 2013 là 13.2%.
Bảng 2.7 Dƣ nợ cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Dư nợ cho vay 271 324 494 593 838 1,122 1,321 1,479 1,673 Tốc độ tăng trưởng (%) 20.5 19.6 52.5 20.0 41.5 33.8 17.7 11.9 13.2
Bình quân (%) 27.8
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả. Về tình hình huy động vốn
NHTM Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng về huy động trong giai đoạn 2005 -2013 thể hiện ở bảng 2.8. Trong giai đoạn này tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm khoản 26.9%, tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng vốn huy động không đều giữa các năm, quy mô vốn huy động giữa các ngân hàng cũng có sự khác biệt nhau. Đây là dấu hiệu của sự tăng trưởng khơng bình thường của hệ thống NHTM.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhanh nhất, sự tăng trưởng vốn huy động đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 48.2%. Cùng với sự tăng trưởng nóng của tín dụng 52.5% (chủ yếu tập trung vào cho vay bất động sản). Theo một nghiên cứu của Schularick & Taylor (2009), sự bùng nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng cho khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, mức tăng trưởng huy động giảm rõ rệt sau năm 2010 từ 33.5% (2010) xuống còn 17.6% (2013).
Bảng 2.8 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tiền gởi khách hàng của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tiền gởi khách hàng 346 407 604 718 891 1,190 1,354 1,632 1,919 Tốc độ tăng trưởng (%) 29.0 17.6 48.2 19.0 24.1 33.5 13.8 20.6 17.6
Bình quân (%) 26.9
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu qua các năm liên tục tăng thể hiện qua bảng 2.9, và đỉnh điểm là năm 2008 với tỷ lệ nợ xấu cao kỷ lục 3.5% trên tổng dư nợ hiện tại. Nguyên nhân chủ yếu của tỷ lệ nợ xấu này bắt nguồn từ việc tăng trưởng cho vay bất động sản ồ ạt trong 2 năm 2007 và 2008. Khi thị trường BĐS đóng băng, các doanh nghiệp BĐS mất cân đối thanh khoản, dịng tiền vào khơng đủ trả cho các NHTM từ đó làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, đến năm 2009, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ nợ xấu 3.5% (2009) xuống 2.2 % (2010) bằng cách tăng trưởng dư nợ. Giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách tăng trưởng tín dụng là giải pháp mang tính đối phó với NHNN, những cũng để lại một hệ lụy vơ cùng lớn đó là nợ xấu tăng lên 8.8% (2012).
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM trong giai đoạn 2005 -2013
NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.9 3.2 2.0 3.5 2.2 2.5 3.2 8.8 3.8
Tính đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 3.8% tổng dư nợ. Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng có một số nguyên nhân sau: (1) VAMC tích cực mua nợ xấu trong quý 4; (2) Xét về mặt kỹ thuật, tín dụng tăng trưởng nhanh trong các tháng cuối năm cũng giúp làm dịu bớt con số nợ xấu tính theo tỷ lệ tương đối; (3) Cuối năm là thời điểm các NH tăng cường dùng trích lập dự phịng để xóa bớt một phần nợ xấu nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức kế hoạch đã đặt ra.
Với tỷ lệ nợ xấu như trên cho thấy rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất cao, tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2%, theo quy định của quốc tế ở mức 1,5%, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2%. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt mức quy định, đặc biệt là năm 2012 tỷ lệ nợ xấu vượt hơn 4 lần so với quy định của thông lệ quốc tế. Số liệu này cũng phản ánh đúng cục diện kinh tế hiện nay. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với mn vàn khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày càng gia tăng. Mức cho vay đầu tư bất động sản chiếm tỷ trọng cao chiếm 10% tổng dư nợ, mà thị trường bất động sản hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn các chủ đầu tư đã hạ giá bán 30% so với trước nhưng vẫn không bán được. Dẫn đến khơng thể thanh tốn được nợ cho ngân hàng và tất yếu nợ xấu gia tăng. Số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện đúng mức nợ xấu mà ngân hàng hiện nay đang gánh chịu, theo tác giả khảo sát thực tế một số ngân hàng và các con nợ lớn của ngân hàng thì cho thấy tỷ lệ nợ xấu thực tế cịn cao hơn số liệu đã cơng bố nhiều lần. Mặt khác mức lập dự phịng rủi ro khơng tương xứng, cụ thể năm 2012 bình quân các NHTM Việt Nam chỉ lập dự phòng rủi ro tương đương 47.85% nợ xấu. Do vậy nếu không xử lý kịp thời thì mất khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM là có thể xảy ra.
2.1.2 Thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam
Căn cứ trên các chỉ tiêu ở mục 1.1.2 của chương 1. Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng TSSL của các NHTM Việt Nam.
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá TSSL của NHTM Việt Nam thông qua 2 chỉ tiêu như: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nhóm chỉ số này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng hoạt động có
hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả phân tích thêm phần thực trạng lợi nhuận sau thuế của NH TMCP để thấy được lợi nhuận của NH TMCP Việt Nam trong thời gian qua như thế nào.
2.1.2.1 Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tuyệt đối đánh giá lợi nhuận của NHTM, là số tiền mà NH nhận được sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Dữ liệu lợi nhuận sau thuế được xác định qua số liệu tổng hợp từ các BCTC của 15 NHTM và thể hiện quả biểu đồ 2.2.
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các BCTC của 15 NHTM
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013
Qua biểu đồ 2.2 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của NHTM Việt Nam liên tục gia tăng trong giai đoạn từ 2005 – 2011, và giảm mạnh trong năm 2012. Như vậy tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. 3 nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm
2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp; lãi suất cho vay hạ nhiệt; chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.
Tuy có sự gia tăng về lợi nhuận trong thời gian nghiên cứu, tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm không đều và được thể hiện qua biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có xu hướng giảm, và chịu tác động mạnh của các cuộc khủng hoảng năm 2008 và 2012.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các BCTC của 15 NHTM
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng LNST hằng năm của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013
2.1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Chỉ số này được xác định thơng qua số liệu trên báo cáo tài chính hằng năm, chỉ số được sử dụng để phân tích là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam.
Chỉ tiêu ROE của 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 - 2013 được thống kê theo bảng 2.10.
ROE trung bình của 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2013 cao nhất vào năm 2007 ở mức 18.48% và thấp nhất là 2013 ở mức 8.53%. Trong giai
đoạn này chia làm 2 xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là ROE tăng liên tục từ 2005 – 2007, xu hướng thứ 2 là giảm liên tục từ năm 2009 -2013, đặc biệt giảm mạnh nhất là năm 2013 với ROE là 8.53% (trong khi đó ROE năm 2011 là 15.01%). Quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm, đây là dấu hiệu cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng 2.10 : Thống kê mô tả tỷ lệ ROE của 15 NHTM từ năm 2005 - 2013
Năm Trung bình (%) Số lƣợng ngân hàng Giá trị lớn nhất (%) Giá trị nhỏ nhất (%) Độ lệch chuẩn (%) Phƣơng sai (%) 2005 14.87 15 30.00 0.00 9.10 0.83 2006 16.96 15 34.43 5.34 7.63 0.58 2007 18.48 15 44.49 11.25 8.87 0.79 2008 13.48 15 31.53 0.99 9.05 0.82 2009 16.04 15 2.32 4.29 8.22 0.68 2010 16.23 15 24.80 3.70 6.51 0.42 2011 15.01 15 28.79 2.24 8.86 0.78 2012 9.79 15 20.62 0.95 5.52 0.31 2013 8.53 15 16.32 2.68 5.02 0.25
Nguồn: Tác giả thống kê từ Eview
Theo khung an tồn Camel thì chỉ tiêu ROE từ 15% trở lên là đạt yêu cầu, với mức chuẩn này thì các ngân hàng Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn Camel và được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11 : Danh sách các NH chƣa đạt chuẩn ROE theo khung an toàn Camel trong năm 2012 và 2013
STT Tên ngân hàng ROE
2012 2013
01 NH TMCP Á Châu 6.4 6.6
02 NH TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 11.4 13.8
03 NH TMCP Công Thương Việt Nam - 13.2
04 NH TMCP Đông Á 9.7 5.5
05 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 13.3 4.3
06 NH TMCP Kiên Long 10.2 9.1
07 NH TMCP Phát Triển Nhà ĐBSCL 9.4 3.0