CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN
4. 2 2.1 Nhóm hiện không tham gia vay vốn
Với 80 mẫu khảo sát thu thập được ở 3 huyện Hịa Lộc, Phước Mỹ Trung, Tân Thành Bình nhóm đối tượng được phỏng vấn là hộ nghèo hiện tại khơng tham gia vay vốn ở các nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức. Có những hộ gia đình trước đây đã từng tham gia vay vốn ở Ngân hàng CSXH nhưng vẫn cịn nợ xấu khơng tiếp tục được vay, những hộ làm ăn thua lỗ không đủ điều kiện trả nợ, những hộ già yếu neo đơn…Ít nhiều trong những hộ này cũng đã từng tham gia tín dụng nhưng khơng mang lại hiệu quả cho gia đình và bản thân.
Kết quả khảo sát về tác động tín dụng
Nghiên cứu đã tổng hợp tất cả những câu trả lời cũng như những đánh giá của bản thân người trong cuộc về tác động của tín dụng đối với cuộc sống gia đình họ qua bảng 4. 6
Bảng 4. 7: Tổng hợp kết quả phỏng vấn về hoạt động tín dụng đối với nhóm khơng vay vốn
Nội dung hỏi Nội dung trả lời Tỷ lệ % 2. 1 Số lượng hộ đã từng
tham gia vay vốn trước đây 21,25%
2. 3 Mục đích vay vốn trước đây
Phát triển kinh tế 13,75% Sửa chữa nhà ở 5% Học hành cho con 2,5% 2. 4 Nguyên nhân không vay vốn
Không đủ điều kiện vay 21,25% Khơng có nhu cầu vay 52,5% Không có điều kiện trả 26,25% 2. 5 Nguyện vọng được vay vốn
5%
2. 6 Mục đích vay
Phát triển SX tăng thu
Nội dung hỏi Nội dung trả lời Tỷ lệ % 2. 7 Theo anh/ chị việc nếu vay vốn sẽ giúp gì
cho gia đình anh/chị khơng ?
Tác động tốt hơn 13,75% Khơng giúp gì 82,5% Làm khó khăn hơn 3,75%
Tổng mẫu 80
(Nguồn:Điều tra đánh giá tác động tín dụng tại Mỏ Cày Bắc 2014)
Qua nội dung phỏng vấn nhóm chuyên gia ( cán bộ phụ nữ xã, tổ trường tổ TK&VV, trưởng ấp)8 về tình hình của những nhóm hộ khơng tham gia tín dụng, tổng hợp nguyên nhân là do: Đa phần các hộ không vay thường là các hộ ngoài tiêu chuẩn quy định cho vay vốn của NH CSXH; một số hộ do gia đình neo đơn bản thân sống một mình, cuộc sống hiện tại là đủ, họ khơng có nhu cầu vay vốn thêm để phát triển sản xuất; Có những hộ là người già đang trong giai đoạn bệnh tật, không đủ sức khỏe để làm việc sống nhờ trợ cấp của con cháu và phần trợ cấp của chính sách; Một bộ phận khác là những hộ gia đình khơng có đất sản xuất, thu nhập chính là do đi làm cơng do đó cũng khơng có nhu cầu vay vốn.
Tóm lại, tín dụng sẽ khơng có tác động đối với một số trường hợp người nghèo và khơng góp phần làm thay đổi cho đời sống của họ. Đối với những trường hợp nghèo do tuổi già bệnh tật, khơng đủ sức khỏe, gia đình đơn chiếc, khơng có đất sản xuất phải đi làm th hoặc bản thân người nghèo khơng có ý thức tự vươn lên thì bản thân họ cũng khơng có nhu cầu vay vốn, khơng có điều kiện hồn trả lúc đó thì việc vay vốn sẽ tạo thêm gánh nặng làm khó khăn hơn cho kinh tế gia đình họ. Việc trợ vốn đến cho người nghèo cần phải có sự tương tác từ hai phía, sự hội tụ những điều kiện cần ( nhu cầu vay vốn, ý chí quyết tâm vươn lên) điều kiện đủ ( có năng lực cá nhân, phương thức, tư liệu SX) thì hoạt động tín dụng mới thật sự tác động hiệu quả, giúp người nghèo nâng cao hơn mức sống, tiến tới giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.