KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 78)

5. 1 Kết luận về nghiên cứu

Căn cứ theo cơ sở từ khung phân tích, Luận văn đã rút ra kết luận từ nghiên cứu như sau:

+ Tín dụng thực sự có góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người nghèo: Tín dụng làm thay đổi hoạt động kinh tế của hộ gia đình; làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình dù tăng khơng đáng kể; việc tiếp cận tín dụng làm cho người nghèo có thêm cơ hội đa dạng hóa thu nhập thơng qua việc tạo thêm nguồn thu từ các hoạt động nông nghiệp phát sinh, hoạt động phi nông nghiệp từ gia công sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, mở bn bán nhỏ……; Tín dụng cũng góp phần cải thiện chi tiêu của hộ gia đình trong việc nâng cao hơn mức sống, thay đổi, cải thiện các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Bên cạnh đó, từ các chính sách bắt buộc của nguồn vay, người nghèo được khuyến khích tham gia thêm các hình thức tiết kiệm bắt buộc, làm giảm rủi ro thanh khoản nợ, giảm áp lực trả nợ, giúp người nghèo quản lý tốt hơn nguồn tài chính của gia đình.

+ Tín dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả xã hội: người nghèo vay vốn mở thêm cơ hội làm ăn, tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết được nhiều lao động thất nghiệp, lao động nhàn rỗi của gia đình, giải quyết lao động tồn dư của xã hội. Thơng qua các chương trình tín dụng, người nghèo có điều kiện đầu tư giáo dục cho con em, học nghề, xuất khẩu lao động, tạo cơng ăn việc làm có nguồn thu nhập chắc chắn hơn, người nghèo cịn được khuyến khích các nguồn vay nhằm cải thiện điều kiện sống của gia đình, sửa chữa nhà cửa khang trang hơn, được sử dụng điện, nước sạch, có thể trang bị thêm nhà vệ sinh đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường…Việc tham gia vào tín dụng giúp người nghèo có điều kiện được học tập, tập huấn về phát triển sản xuất, được tăng thêm cơ hội giao tiếp, học tập ở cộng đồng, thông qua đó được trang bị thêm cho năng lực cá nhân qua kinh nghiệm đã học được giúp cho người nghèo tự tin hơn trong cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa nam nữ, nâng cao hơn vị thế của người nữ trong gia đình.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê mô tả dựa vào số liệu về thực trạng tín dụng huyện Mỏ Cày Bắc và khảo sát thực tế 183 mẫu quan sát cũng đã chứng minh được những tác động mà tín dụng mang lại

Người nghèo ở huyện Mỏ Cày Bắc cũng mang những đặc điểm chung của người nghèo nông thôn Việt Nam nói chung: Trình độ học vấn thấp, hạn chế về chuyên môn kỹ thuật, nguồn kinh tế chính phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, gia đình có số người đi làm tạo ra thu nhập ít trong khi số người phụ thuộc lại cao hơn, những gia đình quanh quẩn với cái nghèo khơng lối thốt là kiểu gia đình có người già đơn chiếc, bệnh tật không đủ sức khỏe làm việc; gia đình ít hoặc khơng có đất sản xuất, nghề nghiệp chính khơng mang đến thu nhập ổn định..

So sánh giữa 2 nhóm đối chứng có và khơng tham gia tín dụng để đánh giá về tác động kinh tế và tác động xã hội đối với hai nhóm này, đã cho thấy mức độ chênh lệch về thu nhập ( hộ có vay thu nhập trung bình năm cao hơn hộ không vay 64%), chi tiêu ( hộ có vay chi tiêu trung bình năm cao hơn hộ không vay 58%), hộ không vay cũng ít có điều kiện thay đổi hoạt động kinh tế mang lại thu nhập cao hơn do thiếu nguồn lực. Phỏng vấn sâu đối với những cán bộ phụ trách địa phương cũng nhận xét: những hộ gia đình khơng tham gia tín dụng cũng ít có cơ hội giao tiếp cộng đồng hơn so với nhóm có tham gia tín dụng do họ khơng có cơ hội tham gia các hoạt động tập huấn, hội họp hướng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, thiếu đi cơ hội nâng cao năng lực bản thân, làm giảm đi sự tự tin trước cộng đồng, sống thu hẹp vào sự tự ti mặc cảm, sự cải thiện cuộc sống của đa số các hộ nghèo không tham gia vay vốn phần lớn trông chờ vào sự giúp đỡ từ cộng đồng, địa phương…..

Trong khi đó, những người tham gia tín dụng từ hệ thống Ngân hàng CSXH, các quỹ tài chính vi mơ đã có những chuyển biến tích cực khi tham gia tín dụng: Tín dụng tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế cho người nghèo:

+ Thay đổi hoạt động kinh tế: Tín dụng làm thay đổi về hoạt động

có điều kiện đầu tư phát triển thêm sản xuất, nguồn thu nhập mang lại cho hoạt động đầu tư phát sinh sau khi vay dần dần đã trở thành nguồn kinh tế mang lại thu nhập chính cho hộ gia đình.

+ Có sự thay đổi về thu nhập: So sánh giữa hai nhóm hộ nghèo có và khơng tham gia tín dụng cho thấy: Tỷ lệ chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/năm của người có vay vốn cao hơn người khơng vay vốn là 35%, thu nhập trung bình của hộ vay vốn cao hơn hộ không vay là 64%. So sánh này cho thấy tín dụng có tác động đến thu nhập của người nghèo mặc dù sự gia tăng ít chiếm ưu thế, tỷ lệ có thu nhập tăng ít là 48, 28-60, 81% số không tăng chiếm tỷ lệ 12, 16 %-27, 59%; số tăng nhiều chiếm tỷ lệ 20. 69-25, 68%%.

+ Có sự thay đổi nhiều về chi tiêu hộ gia đình. So sánh tỷ lệ chênh

lệch về chi tiêu bình quân đầu người/năm của người có vay vốn cao hơn người khơng vay vốn là 30%, chi tiêu trung bình của hộ vay vốn cao hơn hộ không vay là 58%. Chứng minh qua khảo sát mẫu cho thấy 18, 92-37,93% hộ khơng có sự thay đồi về chi tiêu, 55, 17-71, 62% hộ có sự gia tăng ít, 6. 9-9, 46 % hộ có sự tăng nhiều về chi tiêu.

+ Phát triển hoạt động tiết kiệm: Người nghèo khi tham gia tín dụng đều bắt buộc phải tham gia hình thức tiết kiệm bắt buộc và khuyến khích phát triển thêm tiết kiệm tự nguyện. 55-79% hộ gia đình đảm bảo sự ổn định về tiết kiệm tự nguyện, 20-40% hộ gia đình có thêm sự gia tăng tiết kiệm cao hơn mức khuyến khích.

+ Đầu tư phát triển sản xuất:kết quả khảo sát cho thấy có 45% hộ

nghèo khơng có sự thay đổi về đầu tư phát triển sản xuất trong khi 55% còn lại sử dụng nguồn vốn vay tiếp tục quay đồng vốn tái đầu tư phát triển thêm cho hoạt động sản xuất.

Tín dụng tác động tích cực đến hiệu quả xã hội cho người nghèo và địa phương:

+ Góp phần giảm nghèo :Tín dụng đã góp phần làm giảm 25% số

lượng hộ nghèo từ 2011-2013, tỷ lệ thoát nghèo, chuyển sang cận nghèo tăng dần qua các năm.

+ Phát triển giáo dục: 30%-35% tổng cơ cấu dư nợ được đầu tư phát triển giáo dục: con cái các hộ nghèo được tạo điều kiện phát triển học hành, làm tăng một nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội.

+ Tạo cơng ăn việc làm: 71% hộ đánh giá tín dụng đã giúp tạo thêm

công ăn việc làm, giải quyết lao động nhàn rỗi, khuyến khích phát triển sản xuất hộ gia đình.

+ Phát triển năng lực cá nhân, tự tin trong giao tiếp cộng đồng: 94% hộ có cơ hội được tham gia học tập tập huấn phát triển sản xuất từ các chương trình dự án của địa phương, làm tăng khả năng hiểu biết, vận dụng kiến thức cho bản thân, có cơ hội giao tiếp học hỏi kinh nghiệm làm ăn nhiều hơn, làm tăng sự tự tin đối với sinh hoạt cộng đồng. + Nâng cao điều kiện sống của gia đình: 86,5% hộ đánh giá tín dụng làm cho họ có điều kiện chăm sóc trang bị cho cuộc sống gia đình tốt hơn, 70,87% cho rằng mức sống gia đình có thay đổi sau vay vốn, 30% hộ có điều kiện sử dụng nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.

5. 2 Khuyến nghị chính sách

Hoạt động tín dụng đối với người nghèo là một chính sách xã hội lớn của Nhà nước, mang tính hệ thống, nhất quán về chủ trương từ Trung ương đến địa phương. Những bài học kinh nghiệm hay từ các nước trên thế giới cho thấy hệ thống tín dụng Việt Nam cũng cần có nhiều cải thiện để đạt được hiệu quả giảm nghèo cao nhất, đó là:

+ Phát triển mạnh hơn kênh huy động vốn: đối với Ngân hàng chính sách xã hội, làm tăng nguồn vốn hoạt động và tăng tính tự chủ của Ngân hàng trong bù đắp chi phí nhằm giảm sự phụ thuộc chi phối vốn từ Chính Phủ.

+ Thực hiện linh hoạt mức vay, lãi suất, thời hạn vay: Thực hiện chính sách trả nợ linh hoạt, chia nhỏ các khoản vay, trả theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tùy theo lựa chọn từ khách hàng), tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi 1 lần vào cuối kỳ, giảm khả năng rủi ro cho người vay. Có sự khác biệt đối với các nhóm vay được xếp hạng tín dụng tốt, người vay ở các địa bàn có địa hình hiểm trở, các vùng kinh tế khó khăn….

+ Cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình cho vay đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mơ tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ, phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của khách hàng. Thực hiện mơ hình “ tín dụng tận ngõ”, làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng rộng rãi cho người nghèo.

+ Cần nâng cao vai trị của các tổ chức đồn thể chính trị địa phương ( như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh…. ) trong quản lý vốn ủy thác, hỗ trợ hướng nghiệp, tập huấn nghề nghiệp việc làm kèm theo cơ chế quản lý được quy định chặt chẽ: có chiến lược phát triển, có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, có chương trình phát triển rõ ràng ; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên có năng lực, đủ tư cách đạo đức tốt, có sự cam kết với ngân hàng về các vấn đề đảm bảo an sinh xã hội như là chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế của gia đình và cộng đồng.

+ Nâng cao vai trò, chịu trách nhiệm liên đới của nhóm vay: Chia nhỏ hơn số thành viên trong các nhóm vay như nhằm đảm bảo khả năng quản lý và cộng đồng trách nhiệm chung. Nâng cao vai trị hoạt động nhóm vay theo kiểu phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng áp lực nhóm, bảo lãnh vay, chia sẻ rủi ro, nhóm cùng chịu trách nhiệm chung về khả năng thanh toán nợ, hỗ trợ nhau cùng quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đánh giá qua xếp hạng tín dụng, khuyến khích mức vay cao hơn, lãi suất ưu đãi tốt hơn, tạo tinh thần cộng đồng trách nhiệm, tăng tính khả thi kinh tế, tạo hiệu quả cao.

+ Đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng tự nguyện, tín dụng bắt buộc, linh hoạt trong cách nhận tiết kiệm, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất, thu hút các khoản tiết kiệm bằng cách tính điểm tích lũy, các chương trình trúng thưởng khi gửi tiền nhằm khuyến khích các khoản tiết kiệm dù nhỏ nhất.

+ Chuyển đối hình thức cung cấp vốn: Hoạt động Tín dụng của hệ thống Ngân hàng CSXH có thể tiến tới chuyển đổi mơ hình hoạt động như đơn vị tài chính vi mơ, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, tự bù đắp chi phí nâng cao tính tự chủ của Ngân hàng, giảm bớt áp lực phụ thuộc nguồn tài chính của Chính Phủ. Ngân hàng CSXH có thể trở thành nơi cung cấp nguồn vốn cho các tổ chức tài chính vi mơ, thơng qua mơ hình hoạt động, cách tổ chức và quản lý tài chính của các tổ chức TCVM để nâng cao hiểu quả sử dụng vốn đạt được khả năng thu hồi cao và nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng là nguồn cung cấp quỹ tài chính vi mơ mang tính chất dài hạn, giảm đi sự hạn chế về phụ thuộc nguồn cấp vốn từ các chương trình dự án của ngước ngồi, kéo dài chu kỳ hoạt động, nâng tiêu chí “hỗ trợ thốt nghèo” của TCVM lên thành “giải pháp thoát nghèo” cho người nghèo.

+ Hạn chế các chương trình tín dụng trợ cấp, khuyến khích thành tài chính vi mơ thương mại, hạn chế dần những chương trình hỗ trợ theo kiểu cho vay như khơng,

cần có chính sách lãi suất phù hợp cho mỗi sản phẩm tín dụng làm giảm tư tưởng trơng chờ ỷ lại, khơi dậy động lực, kích thích tính sáng tạo của người nghèo.

+ Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp: Ngân hàng tạo điều kiện, hỗ trợ chương trình dạy nghề, xúc tiến việc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân, nhờ vậy họ có thể có một công việc ổn định, đảm bảo và thu nhập cao hơn, nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng.

+ Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng, giúp các cán bộ của các tổ chức tín dụng nâng cao kiến thức về chun mơn và các kỹ năng khác mà cịn làm cho họ thêm u nghề và gắn bó với cơng việc.

+ Tăng hiệu quả sử dụng vốn thơng qua hoạt động tài chính vi mơ, mơ hình tài chính vi mơ được xem là kênh cung cấp tín dụng hiệu quả trong việc đưa người nghèo thoát nghèo. Bên cạnh hỗ trợ vốn, TCVM còn tổ chức hướng nghiệp, hỗ trợ phương thức, kỹ thuật sản xuất phát triển kinh tế, TCVM có sự tác động đa chiều đối với người nghèo như giáo dục đào tạo nghề, hỗ trợ quản lý tài chính một cách chắt chẽ ( cho vay, hướng dẫn sử dụng vốn, tiết kiệm bắt buộc đảm bảo khả năng chi trả.. ), khả năng thu hồi vốn khá cao. Vì vậy, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tối ưu nhất chính là thực hiện mơ hình tín dụng có sự kết hợp từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH thơng qua mơ hình hoạt động tài chính vi mơ.

5. 3 Hạn chế của nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả đạt được thì nghiên cứu vẫn gặp phải một hạn chế sau đây:

Thứ nhất, phạm vi và số mẫu quan sát là khá ít ( 3/13 xã và 183/4. 540 hộ nghèo). Trong khi nếu mở rộng địa bàn điều tra nhiều hơn, số mẫu quan sát cao hơn sẽ đạt độ chính xác cao hơn, lý do của hạn chế này chính là sự giới hạn về kinh phí và thời gian thực hiện.

Thứ hai, hoạt động tín dụng ở nơng thơn cịn có hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT nhưng do hạn chế về mặt số liệu nên đã không đưa vào phân tích. Bên cạnh đó tín dụng nơng thơn cịn liên quan đến hình thức tín dụng phi chính thức, hình

thức tín dụng này cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nơng thơn nhưng vì sự hạn chế về thơng tin nên nghiên cứu cũng khơng đề cập đến loại hình này.

Thứ ba, quá trình khảo sát được sự trợ giúp từ tổ trưởng các tổ VV&TK, các trưởng ấp ở địa phương, tác giả không trực tiếp đi đến các hộ dân để có thể nắm chính xác thơng tin thực tế, nên không lý giải được những nguyên nhân tại sao có những người vay đã vay trên 5 lần nhưng thực tế vẫn chưa thoát nghèo.

Thứ tư, do đề tài để cho người tham gia vay vốn tự nhận xét đánh giá về sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)