Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tái cấu trúc (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

5.2. Một số khuyến nghị

Năm 2015 là năm hoàn thành tái cấu trúc hoạt động và quản trị sau khi đã hoàn thành cơ bản tái cấu trúc tài chính, sở hữu pháp nhân của các NHTM yếu kém. Mặc dù vậy, từ những kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các NHTM Việt Nam qua giai đoạn 2011-2014 cho thấy hệ thống NHTM chỉ mới đáp ứng được một phần kỳ vọng của đề án tái cấu trúc. Từ kết quả nghiên cứu đã thực hiện, đề tài đưa ra một số khuyến nghị trong ngắn hạn và trong dài hạn như sau:

5.2.1. Khuyến nghị trong ngắn hạn

- Thứ nhất, đẩy nhanh các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, khuyến khích diễn ra trên tinh thần tựnguyện, đặc biệt là giữa các ngân hàng lành mạnh với nhau để nâng

cao quy mô và hiệu quảcủa các NHTM Việt Nam. Dựa trên các thương vụcó khả năng diễn ra nhất đến thời điểm cuối năm 2014 gồm có 6 thương vụ: Phương Nam- Sacombank, MHB-BIDV, MDB-Maritimebank, PG Bank-Vietinbank, Sài Gịn Cơng Thương-Vietcombank, Nam Á-Eximbank. Đến nay 2 thương vụ Phương Nam- Sacombank và MHB-BIDV đã chính thức hồn thành. Mục tiêu đặt ra đến năm 2017 hệ thống NHTM Việt Nam còn lại từ 15-17 ngân hàng là một khoảng cách khá xa so với hiện tại. Nếu hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra nhanh chóng thì các NHTM Việt Nam sau tái cấu trúc sẽcó nhiều thời gian hơn đểkhắc phục các mặt yếu kém,ổn định hoạt động, tập trung nâng cao hiệu quảsản xuất và trung gian tài chính.

- Thứ hai, ngồi giải pháp tăng quy mơ qua sáp nhập hợp nhất với NHTM khác, các NHTM cần phát huy nội lực, quyết tâm, nghiêm túc tiếp tục gia tăng quy mô và năng lực tài chính theo các phương án tựtái cấu trúc riêng đã đềra. Thực tiễn và qua

nghiên cứu cho thấy các NHTM quy mơ nhỏgặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh và trung gian tài chính. Trong giai đoạn 2011-2014 vừa qua, một số NHTM nhỏ đã thực hiện tự tái cấu trúc nâng cao quy mô mà không qua sáp nhập, hợp nhất với NHTM khác như: ngân hàng Phương Tây hợp nhất với Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam thành ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcombank), ngân hàngTiên Phong (TienPhongBank) và Đại Tín (Trust Bank) cũng chọn cách tự tái cấu trúc thông qua việc tăng mạnh vốn điều lệtừ các cổ đông,... Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong khu vực, bản thân các NHTMNN có quy mơ lớn như Vietinbank, BIDV và Vietcombank cũng không ngừng nâng cao quy mô và đãđạt được những thay đổi mạnh mẽ.

- Thứ ba, tiếp tục phát triển các NHTM Việt Nam đa năng, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụhiện đại, tiện ích, cạnh tranh nhằm giảm dần sựphụ thuộc vào hoạt

động tín dụng. Nếu như trước đây, các NHTM Việt Nam chủ yếu phát triển theo các hướng thế mạnh riêng của mỗi ngân hàng như: ngân hàng đầu tư, ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu, ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn, ngân hàng phục vụ phát

triển nhà,... thì giờ đây hầu hết các NHTM đặt mục tiêu hướng đến vị thế “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”. Khả năng phát triển hoạt động bán lẻ của NHTM đòi hỏi kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh. Vấn đề này một lần nữa nêu ra yêu cầu vềviệc gia tăng quy mô của NHTM, đẩy nhanh quá trình sáp nhập, hợp nhất để nhanh chóng định vịhệthống NHTM với số lượng mục tiêu và quy mơ lớn mạnh hơn.

- Thứ tư, các NHTMNN có quy mơ lớn, năng lực tài chính mạnh tiếp tục phát huy vai trị trụcột của hệ thống NHTM, khơng ngừng nỗ lực cải thiện năng lực tài chính, quản trị điều hành và năng lực hoạt động để hỗ trợ quá trình tái cấu trúc tại các NHTM yếu kém, đồng thời đại diện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam để cạnh tranh với khu vực. Hiện nay, các NHTMNN đang tham gia tích cực vào tái cấu trúc các NHTM yếu kém như: BIDV hỗ trợ SCB sau hợp nhất, nhận sáp nhập MHB, cử nhân sự sang hỗtrợ điều hành ngân hàng Đông Á; Vietinbank chuẩn bị cho thương vụ nhận sáp nhập GPBank, PG Bank, cử nhân sựsang hỗtrợ điều hành ngân hàng TNHH MTV Oceanbank; Vietcombank chuẩn bị cho thương vụ nhận sáp nhập Saigonbank,...Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2014 các NHTMNN cũng không ngừng đẩy nhanh mức độ cổ phần hóa và đãđạt được sự gia tăng hiệu quả tích cực trong tình hình khó khăn chung của hệthống NHTM. Đến nay đã hình thành 2 NHTMNN làm đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam cạnh tranh với khu vực là Vietcombank và Vietinbank. Mặc dù là những ngân hàng rất mạnh tại Việt Nam, để ngang tầm với khu vực thì Vietcombank và Vietinbank cần tiếp tục nỗlực phát triển.

- Thứ năm, tiếp tục phương án lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM thơng qua bán nợ cho VAMC, đồng thời nỗ lực triển khai các biện pháp xửlý, thu hồi nợ xấu tại VAMC, cũng như tại các NHTM. Theo kế hoạch đặt ra cho năm 2015, VAMC tiếp tục mua 80.000 tỷ đồng nợ xấu và dự kiến giá trị nợ xấu có thể mua thêm trong năm 2016 có thể lên tới 200.000 tỷ đồng. Trong ngắn hạn, việc cần làm hiện nay là tiếp tục nỗlực lành mạnh hóa tình hình tài chính của hệthống NHTM thơng qua bán

nợ cho VAMC, tuy nhiên đầu ra cho nợxấu được giải quyết tại VAMC hiện nay vẫn là một vấn đềnan giải.

Sau khi thơng tư 02 có hiệu lực, các NHTM sẽphải đánh giá, phân loại nợ lại phù hợp với quy định mới, để có kếhoạch xử lý, kiểm sốt nợ xấu theo chủ trương của Chính phủ. Điều này có nghĩa là với kết quả đánh giá tình trạng nợ theo thông tư 02, nhiều NHTM sẽchủ động thực hiện giải pháp bán nợ qua VAMC để nhanh chóng lành mạnh hóa tình hình tài chính theo chủ trương đề ra của NHNN. Bên cạnh đó, muốn đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu thì cần thiết phải quyết tâm thực hiện các giải pháp tháo gõ khó khăn, vướng mắc để việc mua bán nợ theo giá thị trường thực hiện được trong thời gian sớm nhất. Theo dựkiến của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, mỗi năm VAMC sẽ xử lý khoảng từ 10%-20% khoản nợ xấu mua được hàng năm. Tuy nhiên, nợ xấu mà VAMC đã mua đến năm 2015 được xử lý thu hồi không đáng kể. Do đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực giải quyết nợ xấu của VAMC, hợp tác với các NHTM nhằm đẩy mạnh các giải pháp xử lý thu hồi khoản nợ xấu đã mua từ năm 2013 đến nay.

5.2.2. Khuyến nghị trong dài hạn

- Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của NHTM, cũng như chức năngquản lý giám sát hoạt động tài chính tiền tệ,nâng cao năng lực và

vài trò quản lý điều hành của NHNN. Trong giai đoạn 2011-2014 vừa qua, hệ thống NHTM đã trải qua những khó khăn và rút ranhững bài học kinh nghiệm đểhình thành nên những quy chuẩn, khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Với nền tảng hiện tại, các cơ chế và khuôn khổ pháp lý hướng đến giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quảtrong các hoạt động của NHTM (bao gồm khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động: cho vay, huy động vốn, cung cấp dịch vụ,...), nâng cao vai trò, năng lực quản lý điều hành của NHNN trong việc can thiệp vào các NHTM nói riêng và các vấn đề chung của hệ thống NHTM (bao gồm: khuôn khổpháp lý vềxử lý nợ xấu của các TCTD; Hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất TCTD; Quản lý, giám

sát tình trạng sởhữu chéo; Hoạt động thanh tra, giám sát, các chuẩn mực vềquản trịrủi ro, an toàn hoạt động; Năng lực, quyền hạn và khả năng can thiệp xử lý các TCTD yếu kém; Các chính sách, cơ chếhỗtrợáp dụng đối nhằm khuyến khích và đảm bảo lợi ích của các TCTD tham gia vào quá trình tái cấu trúc,...).

- Thứ hai, tích cực triển khai các giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu mang tính chất tổng thể và lâu dài, triệt để. Để triển khai các giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu mang tính chất tổng thểvà lâu dài, tại thị trường tài chính Việt Nam cần tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, khuyến khích việc phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, chứng khốn hóa nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu của NHTM có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tếkhác vì vậy cần nghiêm túc, trách nhiệm, tun truyền đến tồn xã hội vềchủ trương tái cấu trúc nền kinh tếcủa Chính phủ.

- Thứba, khơng ngừng phát triển nguồn nhân lực của NHTM.Trong giai đoạn tái cấu trúc 2011-2014, tình trạng nhân sựcủa hệthống NHTM có sự xáo trộn lớn.Để đáp ứng cho sự phát triển của NHTM, việcổn định và xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng trong hiệu quả hoạt động của NHTM. Với định hướng phát triển hệ thống ngân hàng vững mạnh, có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực, các NHTM Việt Nam khơng chỉ địi hỏi nguồn nhân lực trong nước mà còn thu hút các chuyên gia và các tổchức tư vấn chiến lược nước ngoài. Đặc biệt đối với bản thân từng NHTM cần chú trọng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực: thường xuyên đào tạo, rèn luyện kiến thức cho cán bộ, phát triển kỹ năng mềm, quy hoạch nguồn cán bộ quản lý, quy hoạch chức doanh, vị trí phù hợp với năng lực cán bộ, mở rộng hợp tác trao đổi kinh nghiệm và nguồn nhân lực quốc tế,...

- Thứ tư, khuyến khích các NHTM niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung. Cuối năm 2013, UBCK và NHNN thống nhất đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ vềchủ trương đưa các ngân hàng đại chúng lên giao dịch trên thị trường chứng khốn có tổ chức để tăng tính minh bạch cho hoạt động và kiểm soát được tỷlệ sở hữu.Đến tháng 7/2014, chủ trương này được UBCK và NHNN nhắc lại và đưa ra lộ trình đến

năm 2015 tất cảcác NHTM phải hoàn thành niêm yết trên sàn chứng khốn, tuy nhiên đến nay chỉ có 9/37 NHTM niêm yết cổphiếu trên sàn chứng khoán. Thiết nghĩ, trong giai đoạn 2011-2014, hệthống NHTM đang đẩy mạnh tái cấu trúc, tình hình tài chính của các NHTM có sự thay đổi cùng với số lượng ngân hàng có nhiều sự thay đổi, bên cạnh đó, trong giai đoạn này thị trường chứng khốn gặp nhiều khó khăn chưa phải là điều kiện và thời điểm tốt đểcác NHTM niêm yết. Với mục tiêu giảm bớt vềsố lượng của hệ thống NHTM đặt ra đến năm 2017, cùng với các mục tiêu tái cấu trúc cơ bản hồn thành thì giaiđoạn 2017-2020 là giai đoạn tốt nhất đểhồn thành niêm yết chứng khốn trên sàn giao dịch.

Niêm yết chứng khốn có nghĩa là các NHTM buộc phải cơng khai minh bạch, các thông tin liên quan đến ngân hàng cũng nhanh chóng được phân tích, nhận định và cung cấp đến nhà đầu tư, khách hàng. Đồng thời, việc niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch đặt các ngân hàng dưới áp lực cạnh tranh và không ngừng nâng cao năng lực hoạt động. Thị trường chứng khoán vốn được cho là phong vũ biểu của nền kinh tế, chắc chắn sẽlà một kênh hiệu quả đểNHNN và công chúng giám sát chặt chẽhệthống NHTM tốt hơn bất kỳmột cơ quan hay tổchức riêng biệt nào khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tái cấu trúc (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)