Giải pháp về quản lý thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 80 - 82)

6. Lược khảo tài liệu

3.2. Một số giải pháp chung nâng cao hiệu quả của các HTX

3.2.1. Giải pháp về quản lý thành phố Cần Thơ

Trong môi trường hoạt động kinh doanh, hợp tác xã nông nghiệp là đổi thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Bởi vậy, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào để cạnh tranh thành công yếu tố nhà quản trị vơ cùng quan trọng. Như đã phân tích ở trên, chính năng lực, trình độ văn hóa, kiến thức kỹ năng quản lý yếu kém là nhũng ngun nhân chính dẫn đến hoạt động khơng hiệu quả của hợp tác xã trong thành phổ. Để củng cố và phát triển các hợp tác xã, cần có đội ngũ quản lý có tâm huyết. Hợp tác xã hiện có, một mặt cần tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn trên 3 khía cạnh: nhận biết và hiểu biết về hợp tác xã, kiến thức quản lý và chuyên môn trong điều hành kinh doanh và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, hợp tác xã có thể chủ động mời các doanh nghiệp góp vốn, cử người tham gia hoạt động của hợp tác xã, hỗ trợ cơ sở vật chất, phổ biển kinh nghiệm kinh doanh và kỹ thuật, qua đó hợp tác xã tăng thêm nguồn lực. Hợp tác xã cũng có thể là nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên gia kinh tể - kỹ thuật giỏi, gợp tác xã phải trả lương cao. Câu chuyện ở Trà Vinh : 17 nông dân Khmer của tổ trồng màu ấp Trà Kháo (xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cùng nhau bỏ tiền "hợp đồng mướn kỹ sư" về chuyển giao kỹ thuật trồng màu cho thấy từ tin tưởng, tự người nơng dân sẽ có những quyết định táo bạo; nhờ đó có thế tạo nên một mơ hình, một phong

trào, trên cơ sở đó, mơ hình sẽ dễ dàng nhận rộng. Với đội ngũ quản trị có kỹ năng, kiến thức và có tâm huyết nắm được tâm tư và nguyện vọng của từng xã viên mới có khả năng điều hành mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã viên, từ đó thu hút rộng rãi xã viên khác.

* Vốn: Trước mắt các hợp tác xã nông nghiệp phải giải quyết dứt điểm những

khoản nợ nần chồng chéo cịn tồn đọng làm ảnh hưởng đến việc góp vốn của các thành viên. Phát huy và tận dụng nguồn vốn từ nội lực bằng cách huy động vốn từ phát triển thành viên mới, như đã nêu ở trên hợp tác xã chủ động mời gọi doanh nghiệp tham gia để tăng nguồn tài chính. Tổ chức có hiệu quả các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho thành viên để tăng nguồn vốn tích lỹ hoạt động.

Hợp tác xã nông nghiệp cần phải thiết lập cho được các phương án sản xuất kinh doanh cụ thể rõ ràng và mang tính khả thi cao. Có như vậy mới có thể huy động được nguồn vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nơng thơn. Chủ động lập phương án đế tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình dự án của địa phương.

* Hoạt động Marketing: Hợp tác xã có vai trị to lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vì vậy các hợp tác xã cần đẩy mạnh hoạt động marketing, cụ thể như sau:

- Với chức năng là người đại diện cho nhà sản xuất, hợp tác xã là nơi tiếp cận thị trường để thu thập và phân tích các thơng tin thị trường; từ đó đưa ra các dự báo thời gian, số lượng, giá cả và xu hướng vận động của thị trường. Hợp tác xã là người đưa ra các định hướng sản xuất sát với nhu cầu thị trường cho các nhà sản xuất nhằm cung ứng hàng hóa với hiệu quả cao nhất.

- Để tiêu thụ ổn định một khối lượng lớn hàng nông sản trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường, hợp tác xã cần tập trung được một khối lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cần của thị trường. Theo quy luật giá trị, ai là người cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên thị trường thì người đó có quyền định giá thị trường. Mặt khác, khi có một khối lượng hàng nơng sản trong tay, các hợp tác xã có tiềm lực vật chất đủ mạnh để giành chiến thắng trong cạnh tranh. Hợp tác xã có thể trực tiếp bán hàng nơng sản cho người tiêu dùng, có thể làm trung gian giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thương mại bằng cách ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoặc trực tiếp ký họp đồng xuất khẩu. Làm được điều này, hợp tác xã sẽ làm hạn chế số lượng người

bán (cung) trên thị trường. Điều này mang lại hiệu quả cao hơn cho người sản xuất, nhờ giá cả cao hơn và ổn định hơn.

- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu, xuất xứ hàng nông sản. Khi tham gia thị trường, kể cả thị trường trong nước cũng như thị trường quổc tế; hàng hóa có thương hiệu, nhất là thương hiệu có uy tín thường được người tiêu dùng lựa chọn đầu tiên và giá bán hàng hóa đó thường cao hơn hàng hóa cùng loại và mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất kinh doanh. Hàng nơng sản Việt Nam rất đa dạng, do đó việc xây dựng thương hiệu và xuất xứ hàng hóa là vấn đề cấp bách và cần thiết, nhằm nâng cao uy tín và giá bán trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)