Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Thông tin mẫu khảo sát
Tác gải thu thập thông tin thông qua 450 bảng câu hỏi được phát đi thơng qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên số lượng và chất lượng câu hỏi thu thập được không như mong đơi. Sau khi tác giả kiểm tra chất lượng câu hỏi thu thập được thì tác giả đã loại một số câu hỏi không đạt yêu cầu của nghiên cứu như thiếu thông tin các biến xã hội, chất lượng câu trả lời không đạt và kết quả sau khi xem xét loại bỏ tác giả thu thập được 310 bảng dùng làm phân tích định lượng ho nghiên cứu chính thức.
4.2.1 Thống kê về giới tính
Bảng 4.1. Bảng thống kê giới tính mẫu khảo sát
Giới tính Số lượng Phần trăm Phân trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy
Nam 223 71.9 79.1 79.1
Nữ 87 28.1 28.1 100
Tổng 310 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả
Kết quả cho thấy tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát là chênh lệch nhau giữa nam và nữ trong đó: nam chiếm 71.9 %, nữ chiếm 28.9%. Điều này đúng với thực tế vì thơng thường nam sẽ u thích cơng nghệ hơn và ln tự mình tìm đến cơng nghệ. Phụ nữ thường ít quan tâm đến các sản phẩm này và thông thường luôn nhờ
4.2.2 Thống kê về độ tuổi
Theo thống kê các nhóm tuổi từ kết quả khảo sát thì có 310 ứng viên có độ tuổi từ 18-25 chiếm 62.2%, ứng viên nằm trong độ tuổi từ 26-35 là 22.6%, ứng viên nằm trong độ tuổi từ 36- 50 là 15.2%.
Bảng 4.2. Bảng thống kê về độ tuổi của mẫu khảo sát
Tuổi Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm lũy trích
Từ 18-25 193 62.3 62.2 62.2
Từ 26-35 70 22.6 22.6 84.8
Từ 36-50 47 15.2 15.2 100
Tổng 310 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả
4.2.3 Thống kê về thu nhập
Theo bản thống kê mơ tả thì ta tìm thấy được tỷ lệ thu nhập của nhóm được khảo sát là như sau.
Bảng 4.3 Bảng thống kê về thu nhập mẫu khảo sát
Thu nhập Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Thu nhập dưới 10 triệu 138 44.5 44.5 44.5 Thu nhập trên 10 triệu 172 55.5 55.5 100 Tổng 310 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả
4.3 Kiểm định thang đo
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy lý thuyết với thang đo Cronbach’s Alpha
Để đo lường mức độ tin cậy của một khái niệm (thang đo) các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha sẽ loại bỏ những
quan sát (khía cạnh) của các khái niệm không phù hợp (biến rác). Theo Hair và cộng sự (2006) thì hệ số Cronbach’s Alpha có ý nghĩa như sau:
- 0.6-0.7 có thể chấp nhận được với nghiên cứu mới - 0.7-0.8 chấp nhận được
- 0.8-0.95 tốt
- >0.95 chấp nhận được nhưng không tốt và nên xem xét lại vì có hiện tượng trùng biến
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến cịn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.
4.3.1.1 Thang đo nhận biết thương hiệu
Bảng 4.4. Kêt quả Cronbach’s Alpha của thang đo nhận biết thương hiệu
Hệ số Cronbach’s Alpha 0.74
Tổng số biến 5
Biến quan sát Thang đo trung bình nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến-tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến BA1 15.11 8.849 .677 .627 BA2 15.57 9.883 .505 .695 BA3 15.11 11.502 .228 .794 BA4 15.41 10.081 .498 .698 BA5 15.05 8.981 .654 .636
Nguồn: Kết quả nghiên cứu dữ liệu của tác giả
Thang đo nhận biết thương hiệu có Cronbach Alpha cao (0.741), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn
(0.3). Tuy nhiên biến BA3 có tương quan biến tổng bé hơn 0.3 (0.228) nên biến này bị loại trong phân tích EFA tiếp theo. Ta tiến hành chạy lại được kết quả như sau:
Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo nhận biết thương hiệu chạy lại
Hệ số Cronbach’s Alpha 0.794
Tổng số biến 4
Biến quan sát Thang đo trung bình nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến- tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến BA1 11.15 6.429 .696 .695 BA2 11.62 7.194 .544 .773 BA4 11.46 7.414 .528 .779 BA5 11.10 6.618 .655 .717
Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Sau khi tiến hành chạy lại kết quả thì hệ số Crobach’s Anpha = 0.794 >0.6 và các hệ số tương quan biến tổng điều lớn hơn 0.3 nên các biến BA1, BA2, BA4, BA5 cho thấy độ tin cậy của thang đao đủ cao và ổn định sau khi loại bỏ biến BA3 và các biến BA1, BA2, BA4, BA5 sẽ được tiếp tục phân tích EFA ở phần tiếp theo.