Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 37 - 40)

6. Bố cục của luận văn

2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Đông Á

2.2.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á từ năm

Khi huy động đƣợc càng nhiều vốn từ khách hàng, ngân hàng sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng và ngân hàng nên tận dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đó, trong cơng tác huy động vốn DongA Bank tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch huy động vốn linh hoạt, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác nguồn vốn từ dân cƣ. Để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, DongA Bank đã thực hiện chính sách huy động vốn linh hoạt, chú trọng quảng bá thƣơng hiệu, phát triển mạng lƣới giao dịch và triển khai nhiều kênh giao dịch thuận lợi cho khách hàng... Với các biện pháp trên, tổng lƣợng tiền gửi DongA Bank huy động luôn tăng qua các năm. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2 Tình hình huy động tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Đối tƣợng khách hàng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 4.546.004 4.880.394 5.650.592

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đối

tượng khác 2.964.481 3.409 165 4.377.414

Doanh nghiệp quốc doanh 1.239.516 1.467.404 1.269.048

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 342.007 3.829 4.130

Tiền gửi của cá nhân 31.502.761 44.880.708 58.448.843

Tiền gửi của các đối tƣợng khác 15.248 1.168.187 1.102.950

Tổng 36.064.013 50.929.289 65.202.385

(Nguồn: Bảng cáo bạch và các báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á năm 2013)

Trong bảng 2.2, số liệu huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng cá nhân mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi cá nhân chiếm 87,4% trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của Ngân hàng, tỷ lệ này năm 2012 là 88,12% ; đặc biệt cuối năm 2013, tỷ trọng tiền gửi khách hàng cá nhân đạt trên 89% tổng số huy động vốn. Qua đó cho thấy tỷ trọng đóng góp của tiền gửi khách hàng cá nhân ngày càng tăng thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của việc duy trì và tăng cƣờng huy động vốn của khách hàng cá nhân tại DongA Bank.

Bảng 2.3 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank theo kì hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Kì hạn 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 26.480 55.942 87.045

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng

VNĐ 17.664 44.429 67.741

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng

ngoại tệ 8.816 11.513 19.304

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 27.983.369 40.398.265 52.853.420

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ 24.748.079 37.031.730 48.120.922 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại

tệ 3.235.290 3.366.535 4.732.498

Tổng 28.009.849 40.454.207 52.940.465

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cáo bạch và các báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á)

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank luôn tăng qua ba năm. Cụ thể, tiền gửi cuối năm 2011 là 28.009.849 triệu đồng, đến năm 2012 là 40.454.207 triệu đồng, tăng 12.444.358 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 44,43% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian này nền kinh tế khủng hoảng, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên đa số khách hàng chọn kênh đầu tƣ là gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời ổn định và an tồn. Và đến cuối năm 2013 doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm là 52.940.465 triệu đồng, tăng 30,86 % so với năm 2012. Mặc dù, năm 2013 DongA Bank đã huy động tăng so với năm 2012 là 12.486.258 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ tăng khá thấp so với tỷ lệ tăng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2013 tình hình hoạt động kinh doanh của DongA Bank gặp nhiều khó khăn, dƣới sự kiểm sốt chặt chẽ của Ngân hàng Nhà

Nƣớc, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác đã ảnh hƣởng đến tâm lý gửi tiền của khách hàng. Đây là tín hiệu khơng tốt và cần phải đƣợc cải thiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, số liệu từ bảng 2.3 cũng cho thấy rằng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại DongA Bank luôn chiếm tỷ trọng khá thấp so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Cụ thể, doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn ln chiếm tỷ trọng dƣới 1% trong số tổng doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank từ năm 2011 đến 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý ngƣời dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời nhƣng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn khá thấp so với với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Ví dụ, lãi suất DongA Bank tại thời điểm 30/06/2014 đối với tiết kiệm khơng kì hạn là 0.4%/ năm trong khi đó lãi suất có kì hạn 1 tháng là 5.8%/năm (Tham khảo bảng 2.4). Một nguyên nhân khác là do chính sách huy động tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm có kì hạn nên khi khách hàng gửi tiết kiệm có kì hạn rút vốn trƣớc hạn vẫn đƣợc hƣởng lãi suất khơng kì hạn nên khách hàng thƣờng chọn hình thức có kì hạn để gửi tiết kiệm.

Khơng chỉ khác biệt theo kỳ hạn gửi tiền, tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank cũng có sự khác biệt đối với từng loại tiền tệ. Điều này đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại DongA Bank theo tiền tệ

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cáo bạch và báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á )

24,765,743 3,244,106 37,076,159 3,378,048 48,188,663 4,751,802 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 Triệu đồng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Năm Ngoại tệ Việt Nam đồng

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy trong cơ cấu huy động tiền gửi theo loại tiền tệ thì huy động bằng Việt Nam đồng (VNĐ) luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lƣợng ngoại tệ huy động đƣợc. Cụ thể, tiền gửi bằng VNĐ năm 2011 là 24.765.743 triệu đồng, chiếm 88,42% trong tổng vốn huy động, trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ là 3.244.106 triệu đồng chỉ chiếm 11,58% trong tổng vốn huy động đƣợc.

Đến năm 2012 tiền gửi bằng VNĐ là 37.076.159 triệu đồng chiếm 91,65% trong tổng vốn huy động đƣợc và ngoại tệ chỉ chiếm 8,3%. Đến năm 2013 tiền huy động bằng VNĐ là 48.188.663 triệu đồng, chiếm 91,02% trong tổng vốn huy động đƣợc, trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ chiếm 8,98% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do lãi suất huy động VNĐ luôn cao hơn ngoại tệ nên nếu chƣa có nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tƣơng lai thì khách hàng thƣờng quy đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm nhằm hƣởng lãi suất cao hơn. Ví dụ, lãi suất ngày 30/06/2014 đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tiền VNĐ là 5.8%/ năm trong khi đó lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tiền đô la Mỹ là 1%/năm. Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nƣớc khá chặt chẽ nên khách hàng gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc mua ngoại tệ để cất trữ, gửi ngân hàng hoặc các giao dịch khác liên quan đến ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)