Số nhân viên tuyển mới và nghỉ việc qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên gia công phần mềm của doanh nghiệp tư nhân dịch vụ tường minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 57)

Năm

Số lượng nhân viên

Cuối năm Tuyển mới Nghỉ việc

2011 800

2012 1000 400 200

2013 1300 550 250

Nguồn: Số liệu từ phòng nhân sự DNTN DV Tường Minh

Trong các dự án đều có nhân viên cũ nghỉ việc, nhân viên mới vào làm và nhân viên đến/ đi từ dự án khác. Việc nhân sự thay đổi có thể tạo ra được những ý tưởng, tinh thần làm việc mới hiệu quả hơn cho nhóm/ dự án. Tuy nhiên với dự án đã có các nhóm (e-kíp) phối hợp làm việc tốt, khi có người nghỉ và người mới vào thay sẽ làm giảm sự phối hợp này trong ngắn hạn. Điều này cũng dẫn tới việc khơng sẵn lịng

vào dự án trong lúc mọi người đang bận rộn hoặc vào thời điểm gần tới hạn bàn giao cho khách hàng, làm cho họ ít nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

 Theo “đồng nghiệp thường xuyên giúp đỡ nhau”: trong các dự án, mỗi nhân viên đảm trách một phần việc và ít hoặc khơng quan tâm đến phần việc của người khác. Điều này dẫn đến việc đơi khi một nhân viên gặp khó khăn ở phần việc của mình thì người khác khó có thể hỗ trợ ngay và hiệu quả được.

Theo “có đồng nghiệp dễ thương”: trong lĩnh vực phần mềm nói chung và tại doanh nghiệp nói riêng thì số lượng nhân viên nam nhiều hơn nữ. Khi được hỏi, phần lớn nam nhân viên cho rằng khi trong nhóm có nữ xinh, dễ thương thì họ vui hơn, thích và có động lực làm việc hơn. Thực tế tại doanh nghiệp chưa có quy định về đồng phục đi làm do đó nhiều nhân viên còn đi làm với trang phục chưa được đẹp mắt. “Người đẹp vì lụa” do đó, nếu các nhân viên nói chung và nhân viên nữ nói riêng với trang phục công sở đi làm sẽ tạo nên được sự "đẹp" hơn trong mắt đồng nghiệp.

Ưu điểm:

 Việc có nhân viên mới vào nhóm có thể góp phần tạo ra được những ý tưởng, tinh thần làm việc mới hiệu quả hơn cho nhóm/ dự án.

 Nhân viên tự do trong việc lựa chọn trang phục đi làm, miễn là thấy thoải mái

Nhược điểm:

 Sự thay đổi nhân viên khi nhóm đã hoạt động ổn định làm giảm sự phối hợp, chia sẻ của nhân viên trong nhóm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tinh thần, động lực làm việc của những nhân viên mới.

 Do mỗi nhân viên trong nhóm đảm nhận những phần việc khác nhau nên sự giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm chưa đem lại hiệu quả. Khi nhân viên gặp khó khăn

khơng giải quyết được mà ngại hỏi sự trợ giúp từ người khác thì sẽ cảm thấy nản với công việc, như vậy giảm động lực làm việc.

 Trang phục tự do chưa tạo được sự chuyên nghiệp trong tác phong công việc, chưa tạo nên tinh thần làm việc hơn trong nhóm.

4.7 Thực trạng động lực làm việc theo yếu tố thương hiệu và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên gia công phần mềm của doanh nghiệp tư nhân dịch vụ tường minh giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)