Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo đặc điểm của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 63 - 66)

Chương 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo đặc điểm của người tiêu dùng

đối với ý định mua hàng nhãn riêng

4.5.1. Giới tính

Để kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong Ý định mua hàng nhãn riêng, tác giả tiến hành kiểm định về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập T – Test.

Kết quả phân tích cho thấy Sig. trong kiểm định phương sai là 0.303 > 0.05, như vậy phương sai của 2 nhóm khơng khác nhau, do đó ta dùng kết quả kiểm định ở dịng thứ 1 – phương sai bằng nhau. Giá trị Sig = 0.000 < 0.05, không chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt trong Ý định mua hàng nhãn riêng giữa người tiêu dùng là nam hay nữ, cụ thể người tiêu dùng nữ có ý định mua hàng nhãn riêng cao hơn người người tiêu dùng nam (xem phụ lục 10).

4.5.2. Độ tuổi

Tác giả sử dụng phân tích phương sai 1 yếu tố (ANOVA) để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong Ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng (xem phụ lục 10).

Kết quả phân tích cho thấy Sig. trong kiểm định phương sai là 0.275> 0.05, như vậy phương sai của các nhóm tuổi là như nhau, do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị Sig = 0.002 < 0.05 nên không chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là có sự khác biệt về ý định mua hàng nhãn riêng trong các nhóm tuổi của người tiêu dùng.

Thực hiện kiểm định hậu ANOVA (ANOVA post hoc tests) với phép kiểm định Bonferroni cho kết quả: Nhóm tuổi từ 18-22 có ý định mua hàng nhãn riêng cao hơn nhóm từ 23 – 30 và 39 trở lên.

4.5.3. Thu nhập

Để kiểm định Ý định mua hàng nhãn riêng có khác nhau giữa các nhóm thu nhập, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA (xem phụ lục 10)

- Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0.665 > 0.05) có nghĩa là khơng có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm thu nhập. - Kiểm định F về sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập của người tiêu dùng

cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig.= 0.399> 0.05).

Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là Ý định mua hàng nhãn riêng khơng khác nhau giữa các nhóm thu nhập của người tiêu dùng.

4.5.4. Nghề nghiệp

Để kiểm định Ý định mua hàng nhãn riêng có khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau, tác giả sử dụng phân tích ANOVA. (xem phụ lục 10)

- Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. = 0.367 > 0.05) có nghĩa là khơng có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp.

- Kiểm định F về sự khác biệt giữa những nhóm nghề nghiệp của người tiêu dùng cũng cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig.= 0.776 > 0.05).

Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là Ý định mua hàng nhãn riêng khơng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau.

4.5.5. Tình trạng hơn nhân

Để kiểm định sự khác biệt trung bình giữa người tiêu dùng độc thân và người tiêu dùng có gia đình trong Ý định mua hàng nhãn riêng, tác giả tiến hành kiểm định về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập T – Test.

Kết quả phân tích cho thấy Sig. trong kiểm định phương sai là 0.003 < 0.05, như vậy phương sai của 2 mẫu là khác nhau, do đó ta dùng kết quả kiểm định ở

dòng thứ 2 – phương sai không bằng nhau. Giá trị Sig = 0.000 < 0.05, không chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt trong Ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng độc thân và có gia đình, cụ thể, người tiêu dùng có gia đình sẽ có ý định mua hàng nhãn riêng cao hơn người tiêu dùng độc thân (xem phụ lục 10).

4.5.6. Tần suất đi siêu thị

Để kiểm định Ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng theo tần suất đi siêu thị, tác giả sử dụng phân tích ANOVA (xem phụ lục 10).

Kiểm định Levene về phương sai đồng nhất khơng có ý nghĩa (Sig. =0.021 <0.05) có nghĩa là phương sai của các nhóm tần suất đi siêu thị là khơng bằng nhau.

Kiểm định F về sự khác biệt giữa trong tần suất đi siêu thị cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm (Sig.= 0.000 < 0.05).

Thực hiện kiểm định hậu ANOVA (ANOVA post hoc tests) với phép kiểm định Tamhane (Phương sai khơng bằng nhau giữa các nhóm) cho kết quả: Những nhóm người có tần suất đi siêu thị hàng ngày sẽ có ý định mua hàng nhãn riêng cao hơn những nhóm cịn lại.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua công cụ Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội cho mơ hình nghiên cứu. Trong chương này cũng đã tiến hành thực hiện kiểm định trị trung bình giữa các nhóm giới tính và tình trạng hơn nhân bằng phương pháp Independent Sample T – test; giữa Độ tuổi, Thu nhập, Nghề nghiệp và Tần suất đi siêu thị bằng phương pháp ANOVA đối với nhân tố Ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng TP. HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng nhãn riêng của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)