Kết quả khảo sát về khoảng cách chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 66)

6. Kết cấu luận văn

4.2 Kết quả khảo sát khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV trong kiểm

4.2.4 Kết quả khảo sát về khoảng cách chuẩn mực

Kết quả khảo sát liên quan khoảng cách chuẩn mực từ câu hỏi (3) “KTV nên được yêu cầu thực hiện trách nhiệm này không?”. Câu hỏi này cho thấy khoảng cách giữa các nhiệm vụ được mong đợi hợp lý ở KTV và trách nhiệm hiện hữu của KTV được quy định trong Luật và các chuẩn mực nghề nghiệp (khoảng cách chuẩn mực) (kết quả trình bày ở phụ lục IIC). Kết quả khảo sát dưới đây cho thấy những mong đợi hợp lý và chưa hợp lý của các nhóm khảo sát về trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCTC.

Trách nhiệm 1: KTV có trách nhiệm chuẩn bị BCTC cho ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy các KTV cho rằng không nên được yêu cầu thực hiện trách nhiệm này (GTTB 1,37). Vì nếu thực hiện điều này KTV sẽ vi phạm tính độc lập, một quy định quan trọng đầu tiên về đạo đức nghề nghiệp mà KTV phải tránh, không thể vừa làm vừa kiểm tra (nguy cơ tự kiểm tra). KTV hiểu rõ vấn đề này nhưng các NQL, kế toán mong đợi KTV chuẩn bị giúp họ BCTC để chắc chắn rằng BCTC được lập và trình bày phù hợp theo quan điểm KTV (GTTB 2,1). Nhóm ngân hàng cũng tin rằng KTV chuẩn bị BCTC sẽ đáp ứng được mong đợi của họ (2,21). Hiện tại chuẩn mực không yêu cầu KTV thực hiện trách nhiệm này và tương lai cũng không được xem xét để bổ sung vào chuẩn mực như là trách nhiệm của KTV vì sẽ khơng đạt được mục đích của kiểm tốn, có nghĩa là, để cung cấp một chuyên gia và kiểm tra độc lập BCTC được kiểm toán và đưa ra một ý kiến độc lập dựa trên sự kiểm tra đó. Điều này tạo nên khoảng cách mong đợi do sự kỳ vọng chưa hợp lý từ người sử dụng BCTC.

Trách nhiệm 2: KTV có trách nhiệm đảm bảo BCTC của ĐVĐKT là chính

xác

Kết quả khảo sát cho thấy các NQL, kế toán và ngân hàng đều nghĩ nên yêu cầu KTV có trách nhiệm đảm bảo BCTC của ĐVĐKT là chính xác (2,43 và 2,64), tuy nhiên KTV có ý kiến ngược lại, khẳng định mạnh mẽ rằng KTV không thể đảm

bảo BCTC là chính xác (1,48). Hiện tại trách nhiệm này khơng được chuẩn mực yêu cầu thực hiện bởi KTV vì là một mong đợi vô lý, không khả thi về mặt kinh tế đối với KTV để thực hiện một cuộc kiểm toán để đảm bảo tính chính xác của BCTC của đơn vị. Để làm như vậy sẽ đòi hỏi KTV phải xem xét mọi giao dịch của đơn vị, điều này sẽ dẫn đến chi phí kiểm tốn cao mà khơng có lợi ích tương xứng và thậm chí rằng KTV cũng khơng thể chắc chắn rằng khơng có gì đã được bỏ qua và khơng có sai sót đã xảy ra cho dù kiểm tra mẫu 100%. Đây vẫn là mong đợi chưa hợp lý từ người lập và sử dụng BCTC.

Trách nhiệm 3: KTV có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp

lý của thơng tin trên BCTC của ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả đều đồng ý KTV có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của thơng tin trên BCTC (2,93). Điều này đã quá quen thuộc với KTV cũng như những đối tượng có liên quan, vì vậy khơng có gì ngạc nhiên khi khơng có sự khác biệt giữa các nhóm. Vì vậy khơng tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm tốn.

Trách nhiệm 4: KTV có trách nhiệm đảm bảo ĐVĐKT có tình hình tài chính

tốt

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm KTV và NQL cho rằng KTV không nên thực hiện trách nhiệm này (1,77 và 1,79). Tuy nhiên nhóm nhân viên ngân hàng cho rằng sau cuộc kiểm toán, KTV phải đảm bảo đơn vị có tình hình tài chính tốt (2,25). Nguyên nhân là do mục tiêu của các nhóm khác nhau, KTV quan tâm chủ yếu đến các thơng tin q khứ, ngân hàng quan tâm đến tình hình tương lai. Hiện tại chuẩn mực khơng quy định trách nhiệm này cho KTV và thực tế đây là trách nhiệm bất khả thi vì khơng thể cân bằng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại để thực hiện thủ tục kiểm tốn đảm bảo đơn vị có tình hình tài chính tốt. Vì vậy, có tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm toán mà nguyên nhân là do sự mong đợi chưa hợp từ người sử dụng BCTC.

Trách nhiệm 5, 6, 7, 8: KTV có trách nhiệm kiểm tra và công bố trên BCKT

của BGĐ, những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng tại nơi hoạt động kinh doanh, những ảnh hưởng đến môi trường của ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cho rằng KTV không nên thực hiện những trách nhiệm này vì nó khơng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập và trình bày BCTC theo khuôn khổ (GTTB dưới 2). Ngoài ra ý kiến giữa các nhóm cũng khơng có chênh lệch đáng kể. Vì vậy khơng tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm tốn.

Trách nhiệm 9, 10: KTV có trách nhiệm phát hiện hành vi trộm cắp thực hiện

bởi nhân viên hoặc BGĐ cho dù số tiền trọng yếu hay khơng (ví dụ như lớn hơn 5% trên tổng doanh thu hoặc tổng tài sản là trọng yếu)

Qua kết quả thống kê, các KTV cho rằng nên thực hiện trách nhiệm phát hiện hành vi trộm cắp thực hiện bởi nhân viên hoặc BGĐ không kể trọng yếu hay không với GTTB 2,17 và 2,23. Nhóm NQL và nhân viên ngân hàng cũng đưa ra ý kiến nên thực hiện (GTTB 2,24 đến 2,68). Không xuất hiện khoảng cách mong đợi do quan điểm của các nhóm tương đồng. Tuy nhiên điều này khó có thể bổ sung vào chuẩn mực vì mục tiêu kiểm toán chỉ quan tâm đến vấn đề trọng yếu để đảm bảo nguyên tắc cân đối lợi ích – chi phí.

Trách nhiệm 11, 12, 13: KTV có trách nhiệm phát hiện, báo cáo cho cơ quan

có thẩm quyền, cơng bố trên BCKT về hành vi cố tình thay đổi số liệu và thông tin trên BCTC của ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy các KTV cho rằng nên thực hiện trách nhiệm này với GTTB từ 2,46 đến 2,69. Đó cũng là quan điểm của nhóm NQL và ngân hàng (GTTB từ 2,69 đến 2,88). Thực tế chuẩn mực cũng quy định rõ đây là trách nhiệm của KTV. Vì vậy khơng có khoảng cách mong đợi kiểm tốn.

Trách nhiệm 16, 17, 18, 19: KTV có trách nhiệm phát hiện và cơng bố trên

BCKT các hành vi không tuân thủ pháp luật của BGĐ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trên BCTC của ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy các KTV đồng ý nên thực hiện trách nhiệm này (GTTB từ 2,42 đến 2,75). Các NQL, ngân hàng cũng mong đợi KTV phát hiện và công bố trên BCKT các hành vi không tuân thủ pháp luật của BGĐ khơng kể có ảnh

hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến BCTC vì muốn được cung cấp nhiều thông tin hơn (GTTB từ 2,54 đến 2,89). Không xuất hiện khoảng cách mong đợi do quan điểm của các nhóm tương đồng. Chuẩn mực chưa có quy định KTV phải thực hiện trách nhiệm liên quan những vấn đề có ảnh hưởng gián tiếp đến BCTC. Và cũng sẽ không hợp lý nếu đề nghị là trách nhiệm của KTV vì chi phí và thời gian bỏ ra lớn nhưng khơng có lợi ích tương xứng và không đạt mục tiêu của cuộc kiểm tốn BCTC.

Trách nhiệm 20, 21: Đối với cơng ty niêm yết, KTV có trách nhiệm kiểm tra

việc tuân thủ những yêu cầu công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khốn và cơng bố trên BCKT tất cả các trường hợp tuân thủ và không tuân thủ của ĐVĐKT

Một lần nữa kết quả khảo sát cho thấy các nhóm có cùng quan điểm khi mà KTV cho rằng phải công bố trên BCKT tất cả các trường hợp, kể cả tuân thủ (GTTB 2,31 và 2,73). Đó cũng là ý kiến của các NQL, kế tốn (2,49 và 2,93), nhóm ngân hàng (2,68 và 2,86). Thực tế thì chuẩn mực chỉ yêu cầu thực hiện trách nhiệm công bố các trường hợp không tuân thủ. Tuy nhiên mong đợi của các nhóm về trách nhiệm báo cáo cả các trường hợp tuân thủ cũng cần được xem xét để quy định trong chuẩn mực. Vì trách nhiệm của KTV sẽ được mở rộng và lợi ích mang lại sẽ lớn hơn bởi xã hội mong đợi cả báo cáo tuân thủ của công ty niêm yết so với yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán chứ không phải chỉ báo cáo các trường hợp không tuân thủ nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá và ra quyết định của họ. Đây được xem là mong đợi hợp lý từ các nhóm khảo sát.

Trách nhiệm 22, 23: KTV có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo với BGĐ của ĐVĐKT về sự đầy đủ của các thủ tục để xác định và quản lý các rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động

Kết quả khảo sát cho thấy tổng thể ý kiến cho rằng KTV nên thực hiện trách nhiệm liên quan đến rủi ro tài chính (2,56) nhưng khơng cần thực hiện những trách nhiệm liên quan rủi ro hoạt động (1,85). Phân tích riêng lẻ các nhóm cũng khơng có nhiều sự khác biệt. Chuẩn mực hiện tại cũng quy định rõ các trách nhiệm này nên khơng tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm tốn.

Trách nhiệm 24, 25: KTV có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền

và cơng bố trên BCKT khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT Qua kết quả thống kê, các KTV cho rằng nên cơng bố trên BCKT khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT (2,85). Ngoài ra phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này (2,17). Các NQL, kế toán cùng quan điểm (2,63 và 2,85). Nhóm nhân viên ngân hàng cũng có ý kiến tương tự (2,7 và 2,89). Trên thực tế, chuẩn mực không yêu cầu KTV phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền nhưng khả năng hoạt động liên tục là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến việc lập và trình bày BCTC trung thực và hợp lý khi mà giả định hoạt động liên tục khơng cịn phù hợp nên Hội ban hành chuẩn mực cũng cần xem xét bổ sung vấn đề này vì có thể là mong đợi hợp lý từ xã hội.

Trách nhiệm 26, 27, 28, 29, 30: KTV có trách nhiệm kiểm tra và công bố trên

BCKT về độ tin cậy của những thông tin được đăng tải trên mạng; về độ tin cậy của tất cả các thông tin trong BCTN của ĐVĐKT

Kết quả khảo sát cho thấy tổng thể các ý kiến đều cho rằng KTV không nên thực hiện trách nhiệm này (GTTB đều dưới 2). Tuy nhiên tồn tại khoảng cách mong đợi khá lớn giữa nhóm nhân viên ngân hàng và KTV (1,58 so với 2,18). Cuộc kiểm tốn có nhiều hạn chế vốn có bao gồm việc cân đối giữa thời gian, hiệu quả và chi phí. Vì vậy khơng thể kiểm tra tất cả các thông tin không liên quan hay không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đã được kiểm tốn đính kèm. Do đó chuẩn mực khơng quy định trách nhiệm này và đây được xem là mong đợi chưa hợp lý của các đối tượng liên quan.

Tóm lại, kết quả cho thấy các nhóm khảo sát, đặc biệt là nhóm nhân viên ngân hàng mong đợi nhiều hơn nữa từ KTV, để cung cấp cho họ nhiều thông tin cần thiết và hữu ích hơn giúp được nhiều cho họ trong việc ra quyết định. Tuy nhiên đó là những mong đợi chưa hợp lý do KTV không thể thực hiện trách nhiệm chuẩn bị BCTC cho ĐVĐKT; đảm bảo BCTC của ĐVĐKT là chính xác hay đảm bảo ĐVĐKT có tình hình tài chính tốt vì khơng thể cân bằng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại để thực hiện những trách nhiệm này và cũng không thể chắc chắn rằng

khơng có gì đã được bỏ qua và đảm bảo chính xác cho dù kiểm tra tất cả các giao dịch phát sinh. Bên cạnh đó, cũng có những mong đợi hợp lý từ các nhóm nhưng do khiếm khuyết của chuẩn mực như KTV phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT hay cần báo cáo cả những trường hợp tuân thủ của công ty niêm yết so với yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khốn chứ khơng phải chỉ báo cáo các trường hợp không tuân thủ nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá và ra quyết định.

Kết luận chương 4

Trong chương này, kết quả của cuộc khảo sát thực hiện tại Việt Nam đã được trình bày. Các kết quả được trình bày trong ba phần chính là thể hiện các nhóm lợi ích trả lời cho các câu hỏi: (1) KTV có được yêu cầu thực hiện trách nhiệm này không? (2) Nếu bạn trả lời “có” ở Câu 1 thì bạn nghĩ KTV đã thực hiện tốt trách nhiệm này không? và (3) KTV nên được yêu cầu thực hiện trách nhiệm này khơng? Điều đó thể hiện sự hiểu biết của các nhóm khảo sát về trách nhiệm hiện tại của KTV, sự đánh giá về công việc mà KTV đã thực hiện trong cuộc kiểm toán BCTC cũng như sự kỳ vọng hợp lý và chưa hợp lý của xã hội về trách nhiệm của KTV.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhóm NQL, kế tốn và ngân hàng chưa hiểu đúng về trách nhiệm của KTV hiện tại, yêu cầu KTV thực hiện những trách nhiệm nằm ngoài những những quy định của chuẩn mực và các luật liên quan. Trong khi đa số các KTV nắm rõ các trách nhiệm của mình và thực hiện theo đúng yêu cầu của chuẩn mực. Sự khác biệt về nhận thức này tạo nên một khoảng cách mong đợi kiểm toán tại Việt Nam. Cụ thể, các nhóm đã mong đợi khơng hợp lý khi cho rằng KTV phải có trách nhiệm đảm bảo BCTC của ĐVĐKT là chính xác; phát hiện hành vi trộm cắp thực hiện bởi nhân viên và BGĐ cho dù số tiền trọng yếu hay khơng; báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT; kiểm tra và công bố trên BCKT về độ tin cậy của những thông tin được đăng tải trên trang web của ĐVĐKT; kiểm tra và công bố trên BCKT về độ tin cậy của tất cả các thơng tin trong BCTN của ĐVĐKT như chính sách đối với cơ hội việc làm bình đẳng; chính sách an tồn sản phẩm; chính sách đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động.

Như vậy, Việt Nam có tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm toán và nguyên nhân chủ yếu là do sự mong đợi chưa hợp lý từ xã hội, do chuẩn mực chưa đầy đủ và sự thiếu năng lực của KTV.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Kết luận

Trong nghiên cứu này, tác giả khảo sát khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCTC - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Qua kết quả khảo sát cho thấy, tương tự như các nghiên cứu trước trên thế giới, tại Việt Nam có tồn tại khoảng cách này giữa KTV với NQL, kế toán, nhân viên ngân hàng và chứng khoán. Các nhân viên ngân hàng, chứng khốn ln có những kỳ vọng vượt quá yêu cầu thực hiện của KTV và đánh giá không cao kết quả thực hiện của KTV trong cuộc kiểm tốn, đó là trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC và công bố trên BCKT những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT. Đó là do mong đợi chưa hợp lý từ xã hội, mặt khác, KTV nhận thức chưa đúng và chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm toán nên chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ. Tuy nhiên cũng có những trách nhiệm mà các nhóm khảo sát đã đề nghị cho KTV có thể là mong đợi hợp lý cần đuợc xem xét để hoàn thiện chuẩn mực như báo cáo việc tuân thủ các u cầu của Sở Giao dịch Chứng khốn của cơng ty niêm yết được kiểm toán, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của ĐVĐKT. Tóm lại, cũng như kết quả nghiên cứu của nhiều nuớc khác trên thế giới, Việt Nam cũng tồn tại khoảng cách mong đợi kiểm toán mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự kỳ vọng chưa hợp lý của xã hội về trách nhiệm KTV, hạn chế năng lực của KTV và sự khiếm khuyết của chuẩn mực. Kết quả khảo sát chung có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)