Số lượng các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 37)

1.5. Đánh giá mơ hình XHTD cá nhân vay tiêu dùng

1.5.1. Số lượng các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng

Số lượng các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD phải đạt tối ưu. Sự lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào hệ thống XHTD phần nào có tính chất chủ quan của người xây dựng mơ hình XHTD. Một số chỉ tiêu có thể khơng được đưa vào mơ hình do khơng lường được vai trị quan trọng của nó; Trong khi đó, có một số chỉ tiêu được sử dụng nhưng có thể lại khơng có tính quyết định cho kết quả XHTD.

Số lượng chỉ tiêu được đưa vào mơ hình XHTD nếu q ít sẽ khơng phản ánh hết những tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ của người vay. Tuy nhiên, nếu mô hình XHTD được xây dựng bằng phương pháp hồi quy mà đưa nhiều chỉ tiêu làm các biến của mơ hình hồi quy thì khơng phải lúc nào cũng tốt vì những lý do sau (trừ khi chúng có mối liên hệ rất mạnh với biến phụ thuộc):

+ Đưa vào các biến khơng thích đáng sẽ làm tăng các sai số chuẩn của tất cả các ước lượng mà không cải thiện được khả năng dự đốn.

+ Mơ hình có nhiều biến thì khó giải thích và khó hiểu hơn một mơ hình ít biến.

+ Mặt khác, một hệ thống XHTD với nhiều chỉ tiêu sẽ làm cho người xin cấp tín dụng khơng trả lời hết tất cả các câu hỏi để thu thập thông tin cho bộ chỉ tiêu trong hệ thống XHTD hoặc họ chuyển sang xin vay vốn ở các TCTD khác địi hỏi ít chỉ tiêu hơn.

Các nhân tố được dùng làm bộ chỉ tiêu trong hệ thống XHTD cá nhân thường theo mơ hình 6C, theo tiêu chuẩn 5P, hay theo nhóm CAMPARI (Trần Huy Hồng, 2011).

Mơ hình 6C gồm các nhân tố: Tính cách của người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), Nguồn tiền để trang trải khoản vay (Cashflows), Sự đảm

bảo cho khoản vay (Collateral), Điều kiện môi trường kinh doanh của người vay (Conditions), và Khả năng kiểm soát (Control).

Theo tiêu chuẩn 5P gồm các nhân tố: Mục đích vay (Purpose), Thanh toán (Payment), Bảo vệ (Protection), Chính sách (Policy), Định giá (Pricing).

Nhóm CAMPARI gồm các nhân tố: Tư cách của người vay (Character), Năng lực vay và hoàn trả nợ vay (Ability), Lãi cho vay (Magin), Mục đích vay (Purpose), Số tiền vay (Amount), Sự hồn trả (Repayment), Bảo đảm (Insurance).

Mơ hình điểm số tín dụng cá nhân vay tiêu dùng FICO thì chỉ dựa vào 5 nhân tố, gồm: lịch sử trả nợ, dư nợ tại các tổ chức tín dụng, độ dài của lịch sử tín dụng, số lần vay nợ mới, và các loại tín dụng đang dùng.

Mơ hình điểm số tín dụng cá nhân vay tiêu dùng VantageScore thì chỉ dựa vào 6 nhân tố, gồm: lịch sử trả nợ, tình trạng sử dụng tín dụng, tình trạng số dư Có, độ sâu tín dụng, tình trạng tín dụng gần đây, và tình trạng tín dụng sẵn có.

Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) và Đinh Thị Huyền Thanh (2006) về mơ hình điểm số tín dụng cá nhân vay tiêu dùng cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay. Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006) với 16 nhân tố; nghiên cứu của Đinh Thị Huyền Thanh (2006) với 22 nhân tố, gồm: tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian cơng tác, tình trạng cư trú, thu nhập hằng tháng, số người phụ thuộc, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản bảo đảm, giá trị các khoản nợ, lịch sử thực hiện các cam kết với ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang sử dụng,...

Nhìn chung, ta có thể gộp các nhân tố trên thành 3 nhóm nhân tố sau:

▪ Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của của người vay

Các TCTD phân tích, đánh giá ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực và mức độ uy tín của người vay thơng qua việc xác minh và phán đoán khách hàng bằng cách xem xét các thơng tin sau:

+ Giới tính: do có những đặc điểm khác nhau về tính cách, tâm lý, thói quen, và ảnh hưởng của các tiêu chuẩn đạo đức xã hội,...nên khả năng trả nợ của nam và nữ là khác nhau. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào nền văn hoá của mỗi quốc gia mà khả năng trả nợ của các phái ở các quốc gia cũng không giống nhau.

+ Tuổi: các TCTD thường hạn chế cấp tín dụng cho những người trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, hoặc trên 65 tuổi, do ảnh hưởng đến trách nhiệm và độ trưởng thành của người xin cấp tín dụng, hoặc mức độ ổn định về thu nhập và sức khoẻ.

+ Tình trạng hơn nhân: có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm, độ tin cậy, hoặc độ trưởng thành của người vay.

+ Trình độ học vấn: những người có trình độ cao thường có nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập ổn định và cao hơn do đó mức độ rủi ro tín dụng thường thấp hơn những người có trình độ thấp. Mặt khác, người có trình độ cao sẽ có ý thức trách nhiệm nhiều hơn và nhu cầu xây dựng và giữ gìn sự uy tín của bản thân hơn.

+ Tính chất cơng việc hiện tại (nghỉ hưu/thất nghiệp, nhân viên, quản lý, điều hành): thường liên quan với thu nhập, độ rủi ro nghề nghiệp (rủi ro thất nghiệp, rủi ro nhân mạng), uy tín vị thế của người vay, và viễn cảnh dài hạn của công việc mà người vay đang hoạt động.

+ Thời gian làm công việc hiện tại: phản ánh sự hài lòng của người vay với công việc hiện tại của mình. Mức độ ổn định của cơng việc thường đồng biến với khả năng hoàn trả vốn vay. Hầu hết các TCTD đều hạn chế cấp tín dụng đối với những người mới làm việc tại nơi làm việc hiện tại được vài tháng, nhất là cho vay những khoản tiền lớn.

+ Thời gian cư trú ở địa chỉ hiện tại: Khoảng thời gian một người cư trú tại một nơi càng lâu thì có thể tin rằng cuộc sống của người đó ổn định. Cịn nếu một người thường xuyên thay đổi chỗ ở thì sẽ là một yếu tố bất lợi cho các TCTD khi quyết định cho vay.

+ Tình trạng nơi cư trú (nhà thuê, sống với cha mẹ hay có sở hữu nhà): Có thể chỉ ra mức độ gia tăng áp lực tài chính lên thu nhập của người vay nếu người vay không sở hữu nhà mà phải thuê nhà.

+ Số người phụ thuộc: Số lượng người phụ thuộc vào người vay càng nhiều thì áp lực càng gia tăng đối với thu nhập của người vay do gia tăng chi phí.

+ Lịch sử thực hiện nghĩa vụ trả nợ: Lịch sử đã xác nhận rằng, cách tốt nhất để dự đoán hành vi của một người trong tương lai là nên xem xét hành vi của người đó trong quá khứ. Dựa vào lịch sử trả nợ của người vay, các TCTD có thể đánh giá được ý định trả nợ một cách nghiêm túc, trung thực và khả năng trả nợ của người vay. Chính vì vậy mà các hệ thống chấm điểm số tín dụng uy tín trên thế giới như điểm số tín dụng FICO và VantageScore của Mỹ dành cho chỉ tiêu lịch sử trả nợ tỷ trọng điểm lớn nhất trong tổng điểm tín dụng (tỷ trọng điểm chỉ tiêu lịch sử trả nợ của FICO chiếm 35%, của Vantage Score là 32%).

▪ Nhóm nhân tố tài chính thể hiện khả năng hồn trả nợ vay

+ Mức thu nhập ổn định hàng tháng (nguồn thu nhập phải hợp pháp và phải có chứng từ chứng minh được): các TCTD chỉ quan tâm đến những khoản thu nhập có tính ổn định và là mức thu nhập rịng (tức là thu nhập sau khi đã trừ các chi phí cho bản thân và những người phụ thuộc trực tiếp vào người vay).

+ Số dư tiền gửi: Một tiêu thức gián tiếp về thu nhập và sự ổn định thu nhập của người vay là số dư tiền gửi trung bình hàng tháng mà người vay có thể duy trì. Người vay có thể duy trì liên tục và ổn định số dư tiền gửi, chứng tỏ người vay có sự tơn trọng kỷ luật tài chính cá nhân để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của mình. Mặt khác, ngân hàng có thể đưa vào hợp đồng tín dụng điều khoản ngân hàng cho vay được phép sử dụng tiền gửi của người vay để xử lý nợ quá hạn nếu người vay khơng thanh tốn nợ đủ và đúng hạn cho ngân hàng.

▪ Nhóm nhân tố bảo đảm cho khoản vay

+ Giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố: Giá trị tài sản lớn hơn giá trị khoản vay sẽ tạo cho người vay có động lực trả nợ cho các TCTD vì người vay khơng muốn

mất tài sản thế chấp. Hơn nữa, giá trị tài sản thế chấp còn tượng trưng cho sự giàu có về tài chính của người vay, nó có mối tương quan tích cực đáng kể với thu nhập và khả năng trả nợ của người vay.

+ Loại tài sản thế chấp, cầm cố: Các TCTD thường thích những loại tài sản thế chấp, cầm cố có tính thanh khoản cao như vàng, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,…; tiếp đến là các bất động sản như quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất,…; động sản thường là quyền sở hữu phương tiện vận tải, hoặc máy móc, thiết bị,…Đối với phương tiện vận tải thì các TCTD thường quan tâm đến các phương tiện vận tải đường bộ, hạn chế nhận thế chấp các phương tiện vận tải khác vì khó quản lý và độ rủi ro cao; Đối với máy móc, thiết bị thì các TCTD thường quan tâm đến khía cạnh cơng nghệ, vì nếu tài sản thế chấp có cơng nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. Do đó, các TCTD rất hạn chế nhận tài sản thế chấp là các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị,…

Như vậy, một hệ thống XHTD cá nhân vay tiêu dùng có số lượng các chỉ tiêu là tối ưu phải bao gồm các chỉ tiêu được xây dựng từ các nhân tố của cả 3 nhóm nhân tố nêu trên. Nếu TCTD muốn đưa thêm các nhân tố khác vào mơ hình XHTD cá nhân vay tiêu dùng thì nhân tố đó phải có nhiều ý nghĩa khác biệt cho việc giải thích khả năng trả nợ của cá nhân xin cấp tín dụng. Việc đưa thêm nhân tố mới vào mơ hình phải đảm bảo khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến; Bởi vì đa cộng tuyến sẽ làm cho mơ hình XHTD có các ước lượng của các hệ số hồi qui mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế (Mai Văn Nam, 2005).

- Do đặc thù của cho vay tiêu dùng, nên trong hệ thống XHTD cá nhân vay tiêu dùng không bao gồm các nhân tố thể hiện các chỉ tiêu tài chính, gồm nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập, nhóm chỉ tiêu dịng tiền; và cũng khơng bao gồm những nhân tố thể hiện các chỉ tiêu phi tài chính như: ngành nghề kinh doanh, triển vọng ngành, thị trường và khách hàng tiêu thụ, vị thế cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh, sự phụ thuộc vào các đối tác, trình độ và chất lượng đội ngũ quản lý và lực lượng lao động,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)