Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 43)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chính là quản lý vốn ngân sách nhà nước, cung cấp vốn dùng cho công tác kiến thiết cơ bản.

Từ ngày 24/6/1981, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chính là cho vay và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Từ ngày 14/11/1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 08/11/1994, chính thức chuyển sang hoạt động với mơ hình của một Ngân hàng thương mại.

Từ ngày 01/05/2012, thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đến cuối năm 2013, mạng lưới hoạt động của BIDV gồm 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 126 Chi nhánh, 6 công ty con, 5 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết, 503 Phòng giao dịch, 95 Quỹ tiết kiệm hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Ngồi ra, BIDV cịn hiện diện thương mại và Liên doanh tại Séc, Myanma, Lào và Campuchia.

Đến nay, BIDV hoạt động kinh doanh ở một số lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn và đầu tư tài chính:

- Hoạt động ngân hàng thương mại: BIDV cung cấp đầy đủ, trọn gói các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại, bao gồm: sản phẩm tiền gửi, sản

phẩm tín dụng, dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ, kinh doanh các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, kinh doanh các tài sản tài chính, kinh doanh vàng,…

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm,…

- Hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn: Mơi giới chứng khốn, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân), bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư,…

- Các hoạt động đầu tư tài chính: kinh doanh chứng khốn (trái phiếu, cổ phiếu,…); góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án,…

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 triển Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

Trong giai đoạn 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, BIDV đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện theo yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý và vận hành một ngân hàng thương mại lớn; góp phần củng cố niềm tin và tạo đà cho việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch chiến lược 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

NHĨM CHỈ TIÊU QUY MƠ

Tổng tài sản 405.755 484.785 548.386

Vốn chủ sở hữu 24.390 26.494 32.039

Huy động vốn 282.896 358.019 416.726

Dư nợ tín dụng trước DPRR 293.937 339.924 391.035

NHÓM CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

Tổng thu nhập hoạt động 15.414 16.677 19.209

Thu nhập lãi thuần 12.639 12.912 13.950

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 2.157 2.136 2.461

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối 314 330 163 Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (418) 70 1.390

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013

Lãi thuần từ hoạt động khác 722 1.229 1.245

Tổng chi phí hoạt động (6.652) (6.765) (7.436)

Lợi nhuận trước thuế, Chưa trích dự phịng rủi ro

Giá trị tuyệt đối 8.762 9.912 11.773

Tỷ trọng so với

Tổng thu nhập 56,84% 59,44% 61,29%

Chi phí dự phịng rủi ro (4.542) (5.587) (6.483)

Lợi nhuận trước thuế đã trích dự phịng rủi ro

Giá trị tuyệt đối 4.220 4.325 5.290

Tỷ trọng so với

Tổng thu nhập 27,38% 25,93% 27,54%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2011, 2012, 2013)

Hoạt động huy động vốn của BIDV luôn tăng trưởng tốt (tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 6,8%; 26,6%; 16,4%). Nền vốn của BIDV có tính ổn định cao nhờ huy động vốn dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (tỷ trọng huy động vốn dân cư của 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là trên 45%, trên 58%; 50,7%), và huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao (năm 2012 chiếm trên 20%, năm 2013 chiếm trên 41%).

Hoạt động tín dụng của BIDV ln tăng trưởng tốt (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 15,7%; 15,6%; 15%). Tăng trưởng tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân; góp phần tăng trưởng GDP của Việt Nam. BIDV ln kiểm sốt chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm sốt tốt cơ cấu tín dụng theo ngành nghề đảm bảo đa dạng hố danh mục tín dụng và kiểm sốt rủi ro.

Thu dịch vụ ròng là nguồn thu lớn thứ hai của BIDV, và khá ổn định. Các nguồn thu dịch vụ chủ chốt của BIDV là dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh tốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ,…

Ngồi ra, BIDV chú trọng tăng nguồn thu nhập từ các cơng cụ tài chính phái sinh, và đa dạng hố sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt.

► Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

- Tổng thu nhập tăng trưởng mạnh và tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013: năm 2012 tăng 1.263 tỷ đồng (tăng 8,19%) so với năm 2011; năm 2013 tăng 2.532 tỷ đồng (tăng 15,18%) so với năm 2012.

- Lợi nhuận trước thuế cũng tăng trưởng mạnh, đặt biệt là năm 2013, tăng 965 tỷ đồng (tăng 22,31%) so với năm 2012), năm 2012 tăng 105 tỷ đồng (tăng 2,49%) so với năm 2011. Nếu xét tỷ trọng lợi nhuận trước thuế chưa trích dự phịng rủi ro so với tổng thu nhập hoạt động thì con số này thể hiện sự tăng trưởng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn (xoay quanh 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế sau khi trích dự phịng rủi ro của năm 2012 so với tổng thu nhập (chiếm 25,93%) thấp hơn so với năm 2011 (chiếm 27,38%) vì lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 105 tỷ đồng, trong khi trích dự phịng rủi ro năm 2012 tăng 1.045 tỷ đồng so với năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)