Các giá trị thống kê giữa tỷ lệ tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở việt nam xét trong mối quan hệ với các yếu tố thị trường (Trang 53)

suất V

MO

Lãi suất Liên Ngân hàng Lãi suất TPCP SXCN CPI Mean 734091.1 0.110240 0.103848 139.7515 135.7024 Median 734091.0 0.110250 0.094000 138.4000 141.0200 Maximum 735080.0 0.186700 0.187000 194.8000 155.7000 Minimum 733101.0 0.062500 0.068700 89.00000 102.7300 Std. Dev. 584.3858 0.029779 0.025409 24.75602 15.52611 Skewness -0.000719 0.448000 1.394210 0.169418 -0.726657 Kurtosis 1.798277 2.464267 4.780249 2.176439 2.169100 Jarque-Bera 3.971389 2.997021 29.64155 2.180919 7.706926 Probability 0.137285 0.223463 0.000000 0.336062 0.021206 Sum 48450011 7.275840 6.750100 9223.600 8956.360 Sum Sq. Dev. 22197937 0.057640 0.041320 39835.94 15668.90 Observations 66 66 65 66 66

Hệ số tương quan giữa tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất lãi suất được tính là 0,579 chứng tỏ hai biến có tương quan khá mạnh.

- Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu

Trước khi ước lượng mơ hình, cần tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) của các chuỗi số liệu thông qua tiêu chuẩn kiểm định ADF.

Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến được lựa chọn vào mơ hình

Biến Các giá trị tới hạn Giá trị của

thống kiểm định Quy tắc ra quyết định 1% 5% 10% lnCPI -2.601024 -1.945903 -1.613543 0.7850 Bác bỏ Ho D(lnCPI) -2.601596 -1.945987 -1.613496 0.0000 Thừa nhận Ho lnLSLNH -2.602185 -1.946072 -1.613448 0.000 Thừa nhận Ho D(lnLSTPCP) -2.601596 -2.601596 -2.601596 -5.254612 Bác bỏ Ho lnLSTPCP -2.601024 -1.945903 -1.613543 0.273968 Thừa nhận Ho D(lnLSTPCP) -2.602185 -1.946072 -1.613448 -6.889791 Bác bỏ Ho

Nguồn: Trích từ dữ liệu Eviews

Ghi chú: *: Bác bỏ Ho ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó có nghĩa là các chuỗi số liệu đều dừng sau khi lấy đạo hàm bậc 1 (I(1)).

Sau khi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị sẽ lựa chọn 3 biến là CPI, LSTPCP và LSLNH để đưa vào mơ hình VAR (tất cả các biến này khi đưa vào mơ hình đều là sai phân bậc 1).

- Chọn độ trễ của mơ hình qua kiểm định Wald Test

Độ dài trễ của mơ hình được xác định dựa trên 5 tiêu chuẩn kiểm định bao gồm LR, FPE, AIC, SC, HQ. Kết quả được thể hiện tại Bảng 4.7. Bảng 4.7 cho thấy mơ hình có độ trễ 2 q.

Bảng 4.7 Kết quả lựa chọn độ trễ cho mơ hình

LCPI LSXCN D(LLSLIENNH) D(LLSTPCP) Joint

Lag 1 44.94885 62.29704 5.467991 5.488490 157.1085

[ 1.49e-08] [ 4.07e-12] [ 0.361469] [ 0.359210] [ 0.000000]

Lag 2 3.166713 5.084363 2.105215 6.449180 18.34538

[ 0.674301] [ 0.405671] [ 0.834403] [ 0.264931] [ 0.827382]

df 5 5 5 5 25

- Các kiểm định về tính ổn định của mơ hình

Sau khi ước lượng mơ hình VAR, chúng ta cần kiểm định tính ổn định của mơ hình. Kiểm định này là xem xét nghiệm của đa thức đặc trưng có nằm trong vịng trịn đơn vị khơng. Trong Bảng 4.8 và Hình 4.1 dưới đây cho thấy các nghiệm đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị. Như vậy, hệ là ổn định nên mơ hình VAR có thể chấp nhận được. Bảng 4.8 : Kiểm định tính ổn định Root Modulus 0.479948 - 0.538560i 0.479948 + 0.538560i -0.030016 - 0.486546i -0.030016 + 0.486546i -0.255120 - 0.166830i -0.255120 + 0.166830i 0.032965 - 0.157339i 0.032965 + 0.157339i 0.721385 0.721385 0.487471 0.487471 0.304825 0.304825 0.160756 0.160756

No root lies outside the unit circle. VAR satisfies the stability condition.

Hình 4.1 Đồ thị về kiểm định tính ổn định của mơ hình

- Kiểm định tính tự tương quan của phần dư

Kết quả của kiểm định Portmanteau dựa trên thống kê Q (Bảng 3.9) cho thấy với các bước trễ khác nhau, giá trị p của thống kê Q đều> 5%, tức là chúng ta chấp nhận giả thiết Ho (khơng có tự tương quan của phần dư). Như vậy mơ hình thỏa mãn giả thiết về tính khơng tự tương quan của phần dư.

Bảng 4.9: Kiểm định tính tự tương quan phần dư

VAR Residual Portmanteau Tests for Autocorrelations Null Hypothesis: no residual autocorrelations up to lag h

Lag Q-Stat Prob. Adj Q-Stat Prob. Df

1 1.131764 NA* 1.151974 NA* NA*

2 12.51502 NA* 12.94917 NA* NA*

3 20.56086 0.1960 21.44125 0.1622 15

4 43.79130 0.0800 46.42569 0.0477 29

5 63.83248 0.0627 68.39391 0.0281 45

6 71.62878 0.2396 77.10743 0.1259 58

*The test is valid only for lags larger than the VAR lag order. df is degrees of freedom for (approximate) chi-square distribution

Nguồn: Trích từ dữ liệu Eviews

- Kiểm định tính thuần nhất của phương sai

Kiểm định tính thuần nhất của phương sai được tiến hành bằng kiểm định tổng quát về phương sai sai số thay đổi của White. Kết quả kiểm định (Bảng 4.10) cho thấy chúng ta chấp nhận giả thuyết Ho, có nghĩa là mơ hình có phương sai thuần nhất.

Bảng 4.10. Phân tích phương sai của các biến Phân tích biến động phương sai của Phân tích biến động phương sai của

các biến

Phân tích biến động phương sai của các biến Thời kỳ trễ Sai số tiêu chuẩn (SE) Tăng trưởng ảnh hưởng đến chính nó Cấu trúc kỳ hạn ảnh hưởng đến tăng trưởng Thời kỳ trễ Sai số tiêu chuẩn (SE) Cấu trúc kỳ hạn ảnh hưởng đến chính nó Tăng trưởng ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn 1 0,019564 100,00000 0,00000 1 0,015644 19,34568 80,65432 2 0,027678 95,09283 4,90717 2 0,017378 20,42689 79,57311 3 0,028462 91,34682 8,85318 3 0,018464 19,78682 80,21318 4 0,031774 82,76186 7,23814 4 0,024772 19,98462 80,01538 5 0,034034 80,12562 19,87438 5 0,028024 20,68462 79,31538 6 0,042168 75,16842 24,83158 6 0,032158 22,68964 77,31036 7 0,043178 77,82946 22,17054 7 0,036158 23,45678 76,54322 8 0,044682 68,72886 31,27114 8 0,038662 24,68469 75,31531 9 0,045683 68,54284 31,45716 9 0,038682 24,46246 75,53754 10 0,045874 67,45628 32,54372 10 0,039268 24,34218 75,65792 11 0,046824 67,21466 32,78534 11 0,040126 23,69824 76,30176 12 0,047628 66,70168 33,29832 12 0,041026 23,24567 76,75433

Kết quả phân tích phương sai cho ở bảng 3.10 cho thấy: trong khoảng 12 thời kỳ, 33,29832% sự biến động của tăng trưởng được giải thích bởi sự biến động của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và 66,70168% được giải thích bởi bản thân các biến động của chính tăng trưởng trong quá khứ. Ngược lại, trong khoảng thời gian đó 76,75433% sự biến động của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất được giải thích bởi sự biến động của tăng trưởng và 23,24567% được giải thích bởi bản thân các biến động của chính cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trong quá khứ. Như vậy cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và tăng trưởng khơng những có tác động qua lại lẫn nhau mà cịn chịu tác động của bản thân nó trong quá khứ. Đồng thời, trong ngắn hạn, sự thay đổi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự ảnh hưởng trở lại của tăng trưởng đến lạm phát; như vậy, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là những biến động trong ngắn hạn (như các cú sốc cung, sốc cầu…)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO

5.1 Kết luận

Từ các phân tích trên bằng mơ hình hồi quy tuyến tính, mơ hình VAR, kiểm định Wald Test ta thấy rằng:

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 về cơ bản thống nhất với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới của Tobin (1965), Mallik và Chowdhury (2001), Frria và Carneiro (2001) đã công bố. Đồng thời phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Việt Nam về mối quan hệ giữa tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở các giai đoạn trước. Vậy có thể khẳng định: mối quan hệ giữa tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất của nền kinh tế Việt Nam tuân theo quy luật chung: Mối quan hệ giữa tăng trưởng và cấu trúc kỳ hạn

của lãi suất có quan hệ đồng biến. Sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất.

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất có ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự ảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng đến cấu trúc kỳ hạn.

Nghiên cứu chưa tìm ra được mối quan hệ trực tiếp, tuyến tính giữa cấu trúc kỳ hạn và lạm phát, điều này khẳng định rằng lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là các tác động trong ngắn hạn.

5.2 Dự báo

- Dự báo về vai trị của chính sách tiền tệ

Với những luận chứng đã đưa ra, đề tài thấy rằng độ dốc của đường cong lãi suất hay cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là một chỉ báo rất có ý nghĩa cho hoạt động của nền kinh tế. Trong bối cảnh của Việt Nam, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất có thể hữu ích trong việc dự báo sự sụt giảm của chỉ số sản xuất công nghiệp trước 3 quý trong tương lai. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý chính là về tính khơng bền vững của tín hiệu. Trong q trình suy giảm, rất có thể sẽ có sự can thiệp của nhà nước bằng chính sách tài khóa hoặc tiền tệ, mà việc này có thể thay đổi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất một cách nhanh chóng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi mức lãi suất chính sách để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích sản lượng thực tế của đất nước. Xuất phát từ hạn chế này, cho nên sẽ rất hữu ích khi ứng dụng thêm các mơ hình phi tuyến tính, kết hợp với đường cong Phillips, đường cong IS, hàm phản ứng của chính sách tiền tệ, cú sốc tiền tệ, phương trình Fisher và giả thuyết kỳ vọng vào việc dự báo sự suy giảm ở Việt Nam trong tương lai. Lý do để ủng hộ cho các mơ hình phi tuyến tính chính là một số biến kinh tế thể hiện mối quan hệ phi tuyến. Cuối cùng, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biến cùng một lúc và sự xem xét như vậy sẽ phù hợp hơn với các mơ hình kinh tế động, khi tập trung vào những thay đổi trong hệ thống kinh tế theo thời gian.

Trong những năm gần đây, các nhiệm vụ chính của ngân hang trung ương chính là kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý, đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong hơn 3 năm qua, NHNN đã có nhiều đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và nhất quán hơn. Sự đổi mới mang tính bước ngoặt này đã mang lại những hiệu quả rất tích cực.

Trong năm 2013 mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của NHNN là lạm phát đã được kiềm chế, diễn biến theo xu hướng giảm và khá ổn định. Nếu lạm phát của năm 2012 là 6,81% thì lạm phát của năm 2013 chỉ ở mức 6,04% - mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngồi ra, chính sách lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tính chủ động của cơng cụ lãi suất trong việc truyền dẫn tín hiệu tới thị trường đã được cải thiện rõ nét. Trong năm 2013, các mức lãi suất điều hành của NHNN được điều chỉnh giảm hai lần. Trong năm này, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 9%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống còn 8%/năm. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng theo sát với lãi suất chỉ đạo của NHNN và giảm mạnh. Lãi suất huy động giảm liên tục khoảng từ 2 - 4%, lãi suất cho vay giảm từ 3 - 5% so với mức lãi suất cuối năm 2012. Điều này không những phản ánh tính thanh khoản của các TCTD ngày càng ổn định, mà cịn biểu hiện tính dẫn dắt thị trường của NHNN ngày càng tăng.

Đến thời điểm này có thể thấy rằng, trong năm 2014, với việc thực thi đồng bộ các giải pháp của Chính phủ nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý, trong đó có chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát tiếp tục ổn định ở mức thấp và dự kiến cả năm có thể đạt thấp hơn mức 5%. Cùng đó, tăng trưởng kinh tế đã có những cải thiện tích cực so với cùng kỳ các năm trước, tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 5,8% trong 2014, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư ở mức cao, thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng ổn định. Đó cũng là các kết quả đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Gần đây các tổ chức xếp hạng Moody’s, Standard&Poor và Fitch Ratings đã nâng mức xếp hạng của Việt Nam lên một bậc nhờ các thành cơng đạt được trong kiểm sốt

chúng ta không thể chủ quan với diễn biến của lạm phát. Mục tiêu lạm phát 5% của năm 2015 là mức tương đối thấp so với các năm gần đây, ngoài ra thêm các yếu tố tác động từ nền kinh tế toàn cầu, cũng như diễn biến kinh tế trong nước: Kinh tế vĩ mơ có những dấu hiệu tích cực, song chuyển biến cịn chậm, chưa ổn định, vững chắc. Tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm sốt nhưng cịn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại. Những thách thức này sẽ buộc NHNN phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu trong q trình điều hành chính sách, đặc biệt là việc phải tập trung theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi khả năng hỗ trợ của chính sách tài khóa ngày càng yếu đã tạo ra nhiều khó khăn cho NHNN trong việc theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định trong trung và dài hạn. Do đó địi hỏi các chính sách vĩ mơ phải được thực hiện theo hướng thận trọng, linh hoạt có sự phối hợp chặt chẽ để kiểm soát lạm phát, nhưng đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Vai trị điều tiết lãi suất của NHTW

Qua phân tích trên, có thể thấy tác động của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trên thị trường tiền tệ đã có tác động tương đối rõ nét đến tổng cầu của nền kinh tế, đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Vì vậy, việc điều tiết lãi suất của NHNN để tác động đến tăng trưởng và lạm phát trong giai đoạn hội nhập này là rất cần thiết.

NHTW với chức năng là cơ quan duy nhất điều tiết được cung tiền của nền kinh tế, chủ động tác động đến lãi suất thị trường, nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trên thực tế, sự tăng lên của lãi suất chính thức của NHTW có thể có ảnh hưởng mạnh đến giảm lạm phát khi sự thay đổi lãi suất chính thức của NHTW có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi suất trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. Điều này

càng đúng hơn trong nền kinh tế có hệ thống tài chính mở và cạnh tranh hơn, khi đó nhiều hợp đồng được ký kết trên cơ sở lãi suất thả nổi hơn là trên cơ cở lãi suất cố định, lúc đó những thay đổi trong lãi suất chính thức càng có ảnh hưởng đến lãi suất khác và tỷ giá. Mặt khác, sự tăng lên của lãi suất NHTW có thể có ảnh hưởng nhanh hơn trong việc giảm lạm phát và dẫn đến sản lượng giảm chút ít trong ngắn hạn, khi: Kỳ vọng GDP nhạy cảm hơn với những thay đổi trong lãi suất chính thức và tiền cung ứng( độ nhạy cảm này sẽ tăng lên nếu chính sách có độ tin cậy); hoặc/và GDP nhạy cảm với những thay đổi của sản lượng và việc làm ( sự nhạy cảm này tăng lên khi thị trường lao động linh hoạt); khi tỷ giá là linh hoạt ; và khi giá cả trong nước nhạy cảm với những thay đổi trong tỷ giá (sự nhạy cảm này phụ thuộc vào những thay đổi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lý thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở việt nam xét trong mối quan hệ với các yếu tố thị trường (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)