Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu các nguồn cấp máu cho da vùng trán
3.1.1. Hệ động mạch thái dương nông
3.1.1.1. Động mạch thái dương nơng
* Đường kính
Khảo sát trên 31 tiêu bản chúng tôi đo được ĐK của ĐM tại nơi thoát ra khỏi tuyến nước bọt mang tai là 2,65 ± 0,75 mm.
* Chiều dài ĐM
Chiều dài thân ĐM TDN được tính từ chỗ thốt ra khỏi tuyến nước bọt mang tai của ĐM tới chỗ phân chia thành 2 nhánh tận. Chiều dài trung bình là 43,63 ± 18,72 mm.
*Liên quan với các mốc cố định
Khoảng cách I – B và II – C trung bình lần lượt là 15,06 ± 1,43 mm và 18,66 ± 2,39mm.
*Sự phân chia nhánh tận
Trong NC của chúng tôi, 83,8% trường hợp ĐM TDN phân nhánh tận phía trên gị má – cung tiếp, 16,2% phân chia ngay tại gị má cung tiếp, khơng có trường hợp nào phân chia phía dưới gị má.
3.1.1.2. Động mạch nhánh trán
* Nguyên ủy
Khảo sát trên 31 mẫu xác có sự phân chia ĐM TDN thành 2 nhánh tận, điểm phân chia được chiếu lên một hệ trục tọa độ xOy (được mô tả trong phần phương pháp nghiên cứu), cách trục Ox 33,11 ± 10,86 mm và cách trục Oy
khoảng 16,04 ± 8,97 mm. Có 35,5% số trường hợp điểm này nằm trong một hình chữ nhật đứng, kích thước 20 x 30 mm.
* Đường đi
Bảng 3.1 Góc tạo bởi nhánh trán và thân chung ĐM TDN (n = 31)
Góc (độ) n % Nhỏ (≤ 135) 15 48,4 Vừa (136 - 160) 11 35,5 Lớn (161 - 180) 5 16,1 Trung bình 118,81 ± 53,47 Nhận xét:
Nhánh trán chạy chếch lên trên và ra trước. Lấy thân ĐM TDN làm trục, đo được góc TB giữa nhánh trán với ĐM TDN là 118,81 ± 53,47 độ.
Góc tạo bởi nhánh trán ĐM TDN và gò má cung tiếp
Trong NC của chúng tơi, góc giữa nhánh trán và gị má cung tiếp trung bình là 40,5± 4,61o
* Chiều dài
Chiều dài thân nhánh trán được tính từ nguyên ủy đến điểm chia nhánh tận của nó. Chiều dài TB của thân nhánh trán là 69,78 ± 27,93 mm.
* Đường kính
* Các nhánh tận của nhánh trán động mạch thái dương nông
Bảng 3.2 Đặc điểm các nhánh tận của nhánh trán (n=31)
Chỉ số Nhánh sau 1 Nhánh sau 2 Nhánh giữa Nhánh trước Số tiêu bản có 30 19 25 25 Chiều dài TB 49,39 ± 21,78 48,42 ± 25,92 40,03 ± 21,49 28,17 ± 11,30 Góc với ĐM trán 80,47 ± 23,05 79,47 ± 16,49 112,88 ± 43,95 109,52 ± 30,06 Nhận xét:
Nhánh tận đầu tiên thường được tách ra ở phía trên bờ ngồi hốc mắt, gần sát với đường chân tóc. Nhánh này đi lên trên và ra sau vùng đỉnh gọi là nhánh trán sau. Nhánh trán có thể cho 1 hoặc 2 nhánh trán sau. Nhánh được chia ra đầu tiên gọi là nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2 được chia ra sau nhánh đầu tiên và thường chạy song song với nhánh trán sau 1. Nhánh trán sau 1 xuất hiện là 96,77% tổng số tiêu bản, trong khi đó chỉ có 19/31 tiêu bản có nhánh trán sau 2, chiếm tỷ lệ 61,29%. Nhánh trán giữa là nhánh tách ra tiếp theo từ thân chung nhánh trán ĐM TDN. Nhánh này xuất hiện ở 25 tiêu bản chiếm 80,65%. Nhánh trán trước cũng xuất hiện với tần suất tương tự nhánh trán giữa.
Chiều dài nhánh tận
Chiều dài trung bình của nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh giữa và nhánh trước lần lượt là 49,39 ± 21,78; 48,42 ± 25,92; 40,03 ± 21,49; 28,17 ± 11,30 mm.
Góc với ĐM trán của nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh giữa và nhánh trước lần lượt là: 80,47 ± 23,05; 79,47 ± 16,49; 112,88 ± 43,95; 109,52 ± 30,06 độ. * Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán Bảng 3.3 Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán (n =31) Dạng chia nhánh tận Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 Số tiêu bản (n) 12 15 3 1 Tỉ lệ (%) 38,7 48,4 9,7 3,2
Nhận xét: nhánh trán tận hết bằng 1, 2, 3 hay 4 nhánh theo các dạng sau:
Dạng I: nhánh trán chia làm 4 nhánh tận gồm có: nhánh trán sau 1, nhánh trán
sau 2, nhánh trán giữa và nhánh trán trước.
Dạng II: nhánh trán chia 3 nhánh tận là nhánh trán trước, giữa và nhánh trán
sau.
Dạng III: nhánh trán chia làm 2 nhánh tận
A: 4 nhánh tận (mã số xác:308 trái) B: 3 nhánh tận (mã số xác: 833.1 trái)
C: 2 nhánh tận (mã số xác:833.1 phải); D: 1 nhánh tận (mã số xác: 813 phải)