Chƣơng 1 : BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
4.1 Tuổi bắt đầu uống
Bảng 4.1 Tuổi bắt đầu uống
Tuổi bắt đầu uống Số người Tỉ lệ <15 tuổi 73 15,94% 15-<18 tuổi 159 34,72% 18-22 tuổi 147 32,10% Trên 22 tuổi 79 17,25% Tổng 458 100,00%
Hình 4.1 Tuổi uống rượu lần đầu
Nguồn: Tác giả 0 50 100 150 200 Dưới 15 tuổi 15-<18 tuổi 18-22 tuổi Trên 22 tuổi Số ng ườ i
Khảo sát cho thấy, thanh niên uống rượu lần đầu tập trung chủ yếu từ 15-22 tuổi, lứa tuổi học phổ thông trung học và đại học, chiếm gần 67%. Những người bắt đầu uống dưới 18 tuổi khá nhiều, chiếm hơn 50%.
4.2 Lƣợng uống rủi ro chiếm tỉ lệ cao
Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và Nghiện rượu (The National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism) và tổ chức sức khỏe nghề nghiệp Liên bang (Federal occupation Health) của Mỹ đã khuyến nghị lượng uống cho nam giới và nữ giới như sau:
Lượng uống (đơn vị)
{1 đơn vị tương đương 10ml cồn nguyên chất}
Vừa phải Rủi ro Rủi ro cao
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
<= 1 <= 2 >3 >4 >7 >14 >4 >5 Thời gian ngày ngày ngày ngày tuần tuần 2 giờ 2 giờ
Nguồn: US -Drinking hangout
Các tổ chức trên cũng đưa ra khuyến cáo rằng, người uống có thể vẫn sẽ gặp nguy hiểm ngay cả khi uống trong giới hạn ít rủi ro, tùy theo sức khỏe và thể trạng của mỗi người. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình, những người uống rượu bia ở Việt Nam uống khá nhiều trong mỗi lần uống, đa số vượt mức vừa phải theo bảng trên.
Bảng 4.2 Lượng trung bình một lần uống uống Lượng trung bình 1 lần uống (đơn vị chuẩn) Số người Tỉ lệ Ít hơn 2 134 29,26% 2-<4 14 3,06% 4-<6 53 11,57% 6-<8 126 27,51% 8-<10 108 23,58% 10-<12 19 4,15% 12 và nhiều hơn 4 0,87% Tổng 458 100.00%
Hình 4.2 Lượng cồn trung bình một lần uống
Nguồn: Tác giả
Chỉ khoảng 32% những người uống thường uống ít hơn 4 đơn vị, số cịn lại đều vượt hơn 4 đơn vị, tức ở mức khuyến cáo rủi ro.
0 50 100 150 Ít hơn 2 đơn vị 2-<4 4-<6 6-<8 8-<10 10-<12 12 và nhiều hơn Số ngƣời
Uống nhiều trong một lần uống có thể có nhiều lí do, nhưng theo tác giả, đó một phần là kết quả của văn hóa uống. Trong những cuộc nhậu, chè chén, thói quen mọi người vẫn thường mời nhau, thúc ép nhau cạn ly, cạn chai dẫn đến uống khá nhiều.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 52% số người được hỏi trả lời rằng, họ từng phải uống nhiều hơn mức mà họ mong muốn vì nhiều áp lực khác nhau như do phải tiếp khách hàng, do ngại cấp trên, ngại bạn bè cười chê hay ngại mọi người uống cùng không vui nên cố gắng uống. Trong đó lý do ngại bạn bè cười hay e ngại những người uống cùng không vui được rất nhiều người lựa chọn.
Khi uống nhiều lượng cồn trong máu tăng lên, nồng độ cồn trong máu (MAC - blood alcohol concentrations) nhiều đến mức 0,08% sẽ gây nhiều rủi ro cho người uống. MAC sẽ lên mức 0,08% hoặc cao hơn khi uống nhiều hơn 5 đơn vị (nam) và 4 đơn vị (nữ) trong khoảng 2 giờ. Uống nhiều trong mỗi lần uống và uống trong nhiều ngày liên tiếp vì thế sẽ làm tăng thêm rủi ro cho người uống.
Nguồn: Tác giả
Không những uống nhiều trong mỗi lần uống, nhiều người đã từng uống nhiều trong nhiều ngày liên tiếp, 33,2% trả lời thỉnh thoảng, và 2,7% trả lời thường xuyên cho câu hỏi “uống nhiều rượu bia trong nhiều ngày liên tiếp”. Thậm chí, một tỉ lệ khơng nhỏ uống đến mức sáng hôm sau tỉnh dậy không nhớ được chuyện gì đã xảy ra.
39%
25% 33%
3%
Hình 4.3 Tỉ lệ uống nhiều trong nhiều ngày liên tiếp
Chưa bao giờ Rất hiếm khi
Nguồn: Tác giả
4.3 Nơi uống và vấn đề lái xe khi uống rƣợu bia
Nguồn: Tác giả
Theo kết quả khảo sát, hơn 73% người nói rằng họ thường uống rượu ở nhà hàng, quán nhậu. Điều này cũng có thể là nguyên nhân số người uống rượu và lái xe ở nước ta rất cao. Với câu hỏi “Anh/chị đã từng lái xe sau khi uống nhiều rượu bia?”, kết quả chỉ có 33% số người được hỏi là chưa từng hành động rủi ro như vậy. Số người nhiều lần lái xe sau khi uống nhiều là khá lớn, khoảng 25%.
Hành động này dẫn đến nhiều kết quả đáng lo ngại. “ Theo Viện Pháp y quốc gia, có tới
34% số nạn nhân chết do tai nạn liên quan đến rượu bia” (Báo Giao Thông, 2015) ”;
“Nghiên cứu trên 100 người tử vong do TNGT có liên quan đến rượu bia do trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức thực hiện cho thấy, 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50mg/100ml” (Gia Văn, 2015); hay trong tháng 12/2014 và dịp tết 2015, 38,8% TNGT trên địa bàn Hà Nội liên quan đến việc uống rượu bia trước khi lái xe (Cao Khương, 2015). Những con số trên tuy khác nhau nhưng đều phản ánh tình trạng rủi ro đáng sợ từ việc lái xe khi uống rượu bia.
65% 13%
9% 12% 1%
Hình 4.4 Tỉ lệ số lần uống đến mức khơng nhớ gì
Chưa bao giờ Ít nhất 1 lần Ít nhất hai lần Khá nhiều lần Thường xuyên 33% 23% 19% 22% 3%
Hình 4.5 Lái xe sau khi uống nhiều rƣợu bia
Chưa bao giờ Ít nhất 1 lần
Ít nhất 2 lần Khá nhiều lần
Khi tác giả hỏi trực tiếp một số bạn bè tại sao lại lái xe sau khi uống nhiều như thế. Đa số câu trả lời là vì mọi người đều như vậy, và vì nếu khơng chạy xe về thì để xe ở đâu, về nhà bằng gì, họ khơng muốn tốn thêm nhiều chi phí và đặc biệt là những bất tiện nếu sáng hơm sau khơng có xe làm. Đặc biệt ở những vùng quê, ngoài phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp, họ khơng có sự lựa chọn nào khác như xe ơm hay taxi.
4.4 Chủng loại uống
Kết quả khảo sát cho thấy người Việt uống nhiều bia so với các loại khác, bia đóng chai sản xuất trong nước là phổ biến nhất, tiếp theo là các loại bia nhập khẩu. Rượu nhập khẩu và các loại rượu nấu hoặc ngâm khơng có nhãn hiệu cũng được nhiều người uống.
Nguồn: Tác giả
Có thể, do mẫu khảo sát phần lớn là thị dân nên có kết quả này. Khi hỏi trực tiếp những người dân ở xã Thạch Đài, Thạch Tiến, Hà Tĩnh, kết quả người dân uống nhiều nhất là ở các đám giỗ, hoạt động xảy ra rất thường xuyên của người dân trong làng, và rượu trắng là loại phổ biến trong hầu hết các dịp giỗ chạp.
358 119 15 45 69 68 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Bia chai/lon hoặc bia tươi có nhãn hiệu sản xuất … Bia chai/lon nhập khẩu Bia hơi khơng có nhãn hiệu Rượu đóng chai có nhãn nhiệu sản xuất trong …
Rượu nhập khẩu Các loại rượu thủ cơng khơng có nhãn hiệu
Số ngƣời
4.5 Uống trong giờ làm việc
Nguồn: Tác giả
Trong giờ làm việc, có 2% số người thường xuyên và 32% đôi khi uống. Kết quả khá là đáng ngại, mặc dù không phải là quá ngạc nhiên. Nhiều nhà hàng, quán nhậu giờ làm việc vẫn thường xuyên có khách, đặc biệt là sau buổi trưa hay trước giờ tan tầm đã có nhiều người bắt đầu ăn uống.
4.6 Các hậu quả của việc tiêu thụ đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn, nếu được uống với mức hợp lý, có thể mang lại một số lợi ích. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều người uống cho rằng uống rượu bia làm cho các mối quan hệ và công việc tốt hơn, hay khoảng 5% số người uống nói rằng, việc uống của họ giúp cho mối quan hệ tình cảm của họ trở nên vui vẻ, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, khảo sát lại cho thấy vô số những tác hại và hậu quả. Một số hậu quả từ khảo sát như sau:
4.6.1 Tốn nhiều thời gian
Kết quả khảo sát cho thấy, lượng thời gian tiêu tốn cho việc “lai rai” là rất lớn, phổ biến nhất là từ một đến ba giờ (chiếm hơn 61% số người uống). Hơn 7% thường xuyên tiêu tốn hơn 4 giờ cho mỗi lần uống. Khảo sát này có 64% là những người trẻ dưới 35 tuổi, những người trong độ tuổi đi học và làm việc. Thời gian dùng để “lai rai” có thể khơng dừng lại ở những con số trên, vì thường sau khi uống, người uống thường mất thêm một khoảng thời gian nữa mới có thể tỉnh táo, minh mẫn cho những cơng việc khác.
66% 32%
2% Hình 4.7 Uống rƣợu bia trong giờ làm việc
Không bao giờ Đôi khi Thường xuyên
Bảng 4.3 Số giờ TB mỗi lần uống
Số giờ trung bình mỗi lần uống (giờ) Số người Tỉ lệ <1 102 22,3% 1-<2 152 33,2% 2-<3 130 28,4% 3-<4 41 9,0% 4-<5 16 3,5% ≥5 17 3,7% Tổng 458 100%
Hình 4.8 Số giờ uống TB mỗi lần uống
Nguồn: Tác giả
4.6.2 Tai nạn giao thông và các vụ ẩu đã, xơ sát
Có 30% số người trả lời khảo sát rằng từng ít nhất một lần là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thơng (TNGT), ẩu đã, xơ sát có nguyên nhân từ việc uống rượu bia. Những nạn nhân này có thể là người trực tiếp uống hoặc do người khác uống gây ra. Như đã trình bày ở mục 4.3, việc lái xe sau khi uống rượu bia là rất phổ biến, và hậu quả là các vụ TNGT đã và đang xảy ra ngày càng tăng, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý các vi phạm, nhưng kết quả trong ba tháng đầu năm 2015, các vụ TNGT do rượu bia vẫn tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước (Gia Văn, 2015).
Bảng 4.4 Số lần từng bị TNGT hoặc ẩu đã do rượu bia đã do rượu bia
Từng bị TNGT hoặc ẩu đã do rượu bia
Số
người Tỉ lệ Chưa bao giờ 320 69,9% Ít nhất 1 lần 81 17,7% Ít nhất hai lần 48 10,5% Khá nhiều lần 9 2,0% Tổng 458 100,0% Hình 4.9 Tỉ lệ từng bị TNGT hoặc ẩu đả Nguồn: Tác giả 0 50 100 150 200 <1 1-<2 2-<3 3-<4 4-<5 >=5 Số ng ƣời Giờ 70% 18% 10% 2%
Chưa bao giờ Ít nhất 1 lần Ít nhất hai lần Khá nhiều lần
4.6.3 Vấn đề sức khỏe
Bảng 4.5 Tác động của rượu bia đối với sức khỏe
Gặp vấn đề về sức khỏe do tác động của rượu bia Số người Tỉ lệ Đã từng hoặc đang bị ít nhất 1 bệnh mà bác sĩ bảo do uống
nhiều rượu bia 87 19,0%
Tơi nghĩ là có nhưng chưa đi khám hoặc kiểm tra 167 36,5% Tơi hồn tồn khơng chịu tác động nào đến sức khỏe 204 44,5%
Tổng 458 100,0%
Nguồn: Tác giả
Hình 4.10 Tỉ lệ người từng gặp vấn đề sức khỏe do rượu bia
Nguồn: Tác giả
Đồ uống có cồn gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau như đã nói ở phần mở đầu. Khảo sát cho thấy có 19% người uống tham gia khảo sát từng ít nhất một lần bị các bệnh mà bác sĩ khẳng định là do uống nhiều rượu bia, con số này cũng chưa phải là tất cả vì những người khảo sát đa số đều rất trẻ, và rượu bia sẽ tác động một cách từ từ, âm thầm lên sức khỏe nếu uống trong khoảng thời gian dài.
4.6.4 Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình hoặc ngƣời yêu
Nguồn: Tác giả 19%
36% 45%
Đã từng hoặc đang bị ít nhất 1 bệnh mà bác sĩ bảo do uống nhiều rượu bia
Tơi nghĩ là có nhưng chưa đi khám hoặc kiểm tra Tơi hồn tồn không chịu tác động nào đến sức khỏe
5%
56% 35%
4%
Hình 4.11 Tác động của rƣợu bia đối với các mối quan hệ tình cảm
Vui vẻ, hạnh phúc hơn vì tơi uống rượu bia Khơng có bất kỳ ảnh hưởng nào
Buồn phiền nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, bất hịa thường xun hoặc có nguy cơ đổ vỡ
Mặc dù phần lớn việc uống rượu bia không phải là vấn đề lớn đối với các mối quan hệ trong gia đình hay người yêu, bằng chứng là có hơn 56% cho biết rượu bia hoàn tồn khơng có tác động nào, 35% có buồn phiền nhưng khơng nghiêm trọng, gần 5% lại khẳng định mối quan hệ trở nên tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc hơn nhưng ngược lại cũng có khoảng 4% trả lời cho rằng việc uống rượu bia của họ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, có nguy cơ đổ vỡ.
4.7 Ý thức về tác hại của đồ uống có cồn
Phần lớn những người trả lời cho biết họ biết tác hại của đồ uống có cồn và nghĩ rằng bản thân nên cắt giảm tiêu thụ chúng, số người này chiếm gần 79% số người trả lời.
4.8 Tóm tắt chƣơng 4
Kết quả khảo sát thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn cho thấy tuổi bắt đầu uống rượu bia của những người tham khảo sát là khá sớm, hơn 50% uống lần đầu khi chưa 18 tuổi. Thói quen uống rượu bia tập trung ở nhà hàng, quán xá và lượng uống mỗi lần nhiều gây rủi ro cho sức khỏe, gần 68% uống có mức uống trung bình mỗi lần uống vượt lượng khuyến nghị an toàn của các tổ chức về nghiện rượu và sức khỏe của Mỹ. Thêm vào đó, việc lái xe sau khi uống nhiều xảy ra phổ biến, có tới 67% người uống từng ít nhất một lần lái xe sau khi đã uống nhiều.
Ngoài việc những người trẻ tốn khá nhiều thời gian cho việc ngồi “lai rai”, phổ biến nhất là 1-3 giờ cho mỗi lần, những hậu quả tất yếu của việc uống nhiều trong mỗi lần uống hay lái xe sau khi uống là có 30% số người từng ít nhất là nạn nhân của các vụ TNGT hay ẩu đả, 19% đã từng ít nhất một lần bị các loại bệnh và 4% số người uống có các mối quan hệ tình cảm có nguy cơ đổ vỡ từ việc tiêu thụ rượu bia.
Chƣơng 5:
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP
CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Chương này sẽ xem xét phân tích những can thiệp ở Việt Nam đối với đồ uống có cồn dựa trên mười nhóm khuyến nghị của WHO (2010,2014) đối với các quốc gia nhằm làm giảm tác hại của đồ uống có cồn như đã trình bày ở Chương 2.
5.1 Lãnh đạo, nhận thức và cam kết
Để giảm việc sử dụng thức uống có cồn có hại một cách bền vững, WHO nhấn mạnh sự đòi hỏi lãnh đạo cấp quốc gia phải nâng cao nhận thức về vấn đề này, để đối mặt và đưa ra những biện pháp, những quyết định can thiệp quan trọng. Các biện pháp chính sách được khuyến nghị bao gồm: tăng cường các chính sách hiện có để giảm việc sử dụng có hại của rượu bia trên các địa phương và toàn quốc gia; thành lập hoặc chỉ định cơ quan có nhiệm vụ theo dõi các kế hoạch và chính sách quốc gia; phối hợp giữa ngành y tế và các ban ngành khác; đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi thông tin và giáo dục về các tác hại, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.
Bằng chứng về sự hiệu quả của việc giảm tác hại của thức uống có cồn khi có sự gia tăng trong lãnh đạo và các cam kết được thể hiện ở Nam Phi, Belarus và Mông cổ như sau (WHO, 2014, trang 61-62):
Năm 2010, Nam Phi thành lập một ủy ban liên bộ (Inter-Ministerial Committee) gồm 13 bộ trưởng như bộ trưởng bộ Y tế, Giáo dục, Khoa học, Tài chính, Giao thơng vận tải, Thương mại và Công nghiệp, Dịch vụ cảnh sát….và nhiều đoàn thể khác cùng phối hợp để xây dựng các chiến lược và chương trình nhằm giảm sự sử dụng có hại của rượu bia. Mỗi bộ sẽ chịu trách nhiệm trong phần việc được phân cơng và có sự phối hợp đồng bộ và đã đạt được các thành cơng bước đầu.
Belarus đưa ra một chương trình cấp quốc gia để ngăn ngừa tác hại của sử dụng rượu bia giai đoạn 2011-2015 do bộ Y tế đứng đầu để phối hợp và tham vấn các bên liên quan nhằm giảm tội phạm liên quan đến rượu bia, giảm tai nạn giao thông và các vấn đề khác.