Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 76)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ

4.4 Kết quả nghiên cứu

4.4.9 Kiểm định chẩn đoán và kiểm định phần dư

Mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển có giả định rằng phần dư khơng có tương quan với nhau và phần dư có phương sai đồng nhất. Do đó, tác giả tiến hành các kiểm định chẩn đoán như kiểm định hiện tượng tự tương quan và kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định Heteroskedasticity Test White.

Giả thuyết kiểm định nhân tử Lagrange:

H0: Khơng có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan

Giả thuyết kiểm định White:

H0: Khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi H1: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Kết quả kiểm định chẩn đoán được thể hiện trong bảng 4.15

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định chẩn đoán STT Biến phụ

thuộc Kiểm định Thống kê

Giá trị thống

Xác suất

1 Lãi suất tiền gửi

Tự tương quan CHSQ(1) 0.664098 0.4151 F(1,97) 0.578587 0.4487 Phương sai sai

số thay đổi

CHSQ(13) 20.47425 0.0840 F(13,98) 1.686349 0.0757

2 Lãi suất cho vay

Tự tương quan CHSQ(1) 0.440052 0.5071 F(1,100) 0.390949 0.5332 Phương sai sai

số thay đổi

CHSQ(11) 3.985931 0.9703 F(11,101) 0.335719 0.9758

Kết quả cho thấy các kiểm định chẩn đốn được thơng qua, cụ thể là phần dư của mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan và khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Tiếp theo, tác giả kiểm định tính ổn định của phần dư bằng biểu đồ tổng tích lũy của phần dư (CUSUM: Cumulative Sum of Recursive Residuals)

Hình 4.3: Biểu đồ tổng tích lũy phần dƣ -30 -20 -10 0 10 20 30

IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV

2010 2011 2012 2013 2014 CUSUM 5% Significance -30 -20 -10 0 10 20 30

II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV

2010 2011 2012 2013 2014

CUSUM 5% Significance

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thực hiện trên Eviews) Ghi chú: Biểu đồ của lãi suất tiền gửi bên trái và lãi suất cho vay bên phải

Kết quả cho thấy rằng tổng tích lũy của phần dư (CUSUM) nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5% nên có thể kết luận phần dư của mơ hình có tính ổn định và vì thế mơ hình là ổn định.

Kết luận chƣơng 4

Chương 4 trình bày lý thuyết về mơ hình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; nguồn thu thập, xử lý dữ liệu và kết quả nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam. Theo đó, vì các biến tích hợp bậc 0 và bậc 1, khơng có biến nào tích hợp bậc 2 tùy thuộc vào từng mức ý nghĩa khác nhau, do đó, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận mơ hình ARDL và mơ hình ECM theo cách tiếp cận ARDL để đạt những mục tiêu nghiên cứu.

Kết quả cho thấy rằng mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn và mức độ truyền dẫn trong dài hạn cao hơn trong ngắn hạn, đồng thời, có sự đối xứng trong truyền dẫn lãi suất. Ngoài ra, các chuỗi lãi suất tồn tại điểm gãy cấu trúc và khơng có bằng chứng rõ ràng cho thấy điểm gãy cấu trúc cải thiện mức độ truyền dẫn và tốc độ hiệu chỉnh về mức lãi suất cân bằng dài hạn.

Chƣơng 5: KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)