Công tác tổchức quản lý hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ 57 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 70 - 71)

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đố

2.4.2.4 Công tác tổchức quản lý hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ 57 

Sau thành công bước đầu về tái cấu trúc, SHB nhanh chóng hồn thiện mơ hình tổ chức, quản lý theo hướng nâng cao vai trò quản trị của Hội sở thơng qua việc thành lập các Phịng, Ban, Khối chức năng, Trung tâm như Trung tâm Kinh doanh Hội sở, Khối NHBL, Khối KHDN, Khối vận hành, Khối Công nghệ thông tin, Khối Nguồn vốn, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị Nguồn nhân lực, Khối Đầu tư, Ban Chính sách và giám sát tín dụng, Ban thẩm định tín dụng, Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Các Trung tâm, Ban, Khối chức năng này có chức năng giám sát,

quản lý tập trung các CN và PGD, sát cánh hỗ trợ triển khai nghiệp vụ. Với bộ máy tổ chức quản lý hiện tại, hoạt động NHBL đã có một hệ thống quản lý xuyên suốt từ hội sở đến CN, đảm bảo cho việc triển khai thống nhất và hiệu quả các sản phẩm

dịch vụ NHBL.

Với phương châm phát triển an toàn và bền vững, SHB ngày càng hoàn thiện mơ hình QLRR, xây dựng, hồn thiện hệ thống tiêu thức nhận diện và đánh giá rủi ro làm cơ sở phát hiện và hạn chế rủi ro, với Ủy ban Quản lý rủi ro được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do HĐQT xây dựng và ban hành, nhằm tham mưu cho

HĐQT trong việc quyết định các chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro

trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong thời gian qua cơng tác QLRR của Ủy ban QLRR cũng đã được triển khai, vận hành và mang lại hiệu quả thiết

thực. Ngồi ra, SHB cịn ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro như Phần mềm xếp hạng Tín dụng nội bộ CSS, xây dựng các chương trình phần mềm quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động.

Mơ hình tổ chức để phát triển hoạt động NHBL đang dần được hoàn thiện, đẩy

mạnh hoạt động kinh doanh tại các PGD thông qua việc hỗ trợ CN quản trị PGD,

xem PGD như một CN. Qua đó, Hội sở trực tiếp giao chỉ tiêu huy động vốn, tín dụng cho PGD, điều này đã khơi thông tiềm năng kinh doanh của PGD, tạo ra một tác động cộng hưởng góp phần phát triển dịch vụ NHBL cả về số lượng và chất

lượng. Tuy nhiên, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ NHBL tại CN, PGD còn chưa chuyên nghiệp do hạn chế về nguồn nhân sự bán lẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý hoạt động bán lẻ. Nhân viên quan hệ khách hàng vẫn chuyên sâu các sản phẩm tín dụng, chưa có kinh nghiệm tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm NHBL khác nhằm phục vụ trọn gói mọi nhu cầu của khách hàng. Quan điểm phát triển kinh doanh NHBL ở cấp CN còn chưa nhất quán, chưa được quan tâm đúng mức, văn hóa kinh doanh

vẫn quen làm hình thức bán bn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)