Dựa vào đồ thị hình 3.8, ta thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn từ 2005-2014.
Trước cuộc khủng hoảng nợ cơng năm 2008: dư nợ tín dụng của các ngân hàng
tăng trưởng với tốc độ nhanh và có tốc độ cao đáng kể vào năm 2007 đạt 53.89%. Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2007 tập trung vào những
3,18 3 2 3,5 2,2 2,52 3,3 4,08 3,79 3,25 22,1 21,4 53,89 22,87 37,53 31,19 13 8,91 13 14,28 0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 NPL Tốc độ tăng trưởng tín dụng
748.61%...trong khi đó các NHTM NN có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều, cụ thể BIDV là 33.8%, Vietinbank là 27.49% và Vietcombank là 44.12%. Tăng trưởng tín dụng quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân là do NHNN thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ đồng thời nhu cầu tín dụng để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và BĐS tăng cao, điều này khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng đáng kể.
Từ năm 2008 -2012: tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có xu hướng
giảm.
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa phải đối mặt với những khó khăn trong nước. Để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ đề ra, NHNN đã thực hiện chính sách đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống cịn 22.87%.
Nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh bị tác động bởi suy thối tài chính tồn cầu, năm 2009 Chính phủ đã quyết định thực hiện kế hoạch kích cầu thơng qua lãi suất. NHNN Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả, điều hành linh hoạt tỷ giá nhằm đảm bảo nguồn cung ngoại tệ. Tăng trưởng tín dụng tăng lên, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp làm giảm giá thành sản phẩm, duy trì mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng lên đạt giá trị 37.53%.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào cuối năm 2010 đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng ảm đạm với sự tăng trưởng chậm chạp, thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống cịn 31.19%.
Năm 2011 và năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM giảm nhiều so với những năm trước, đạt giá trị lần lượt là 13% và 8.91%. Nguyên nhân là do bối cảnh kinh tế vĩ mơ năm 2011 và 2012 cịn nhiều khó khăn, nền kinh tế suy thối. Bên cạnh đó, năm 2011 NHNN thực thi CSTT thắt chặt để kiểm chế lạm phát đã khiến cho thanh khoản của các ngân hàng trở thành vấn đề được quan tâm. Chính phủ thực thi chỉ thị 02/CT-NHNN và thông tư 30/2011/ TT-NHNN, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao đã vượt khả năng chịu đựng của các khách hàng nên nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm. Ngoài ra, ngành ngân hàng quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ- CP: các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong những năm qua.
Từ năm 2013-2014: hoạt động tín dụng có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng
trưởng tín dụng tăng từ 13% năm 2013 lên 14.28% vào năm 2014. Nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt: đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…Những chính sách này đã giúp cải thiện tình hình vĩ mô cũng như làm tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng
Do hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 23 NHTM (Phụ lục 1) để phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 23 NHTM