Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh học được sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại. Theo nghĩa rộng, thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các nhóm chính: (1) thuốc trừ sâu, (2) thuốc trừ bệnh, (3) thuốc trừ cỏ dại, (4) chế phẩm điều hoà sinh trưởng, (5) Phân bón lá và (6) thuốc trừ động vật gây hại. Do khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao kéo dài trong năm nên thường tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, thường phát triển thành dịch rộng và có thể gây thiệt hại lớn cho mùa
23
màng. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả trong nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp.
Khách hàng của ngành là các nhà nông. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra với cây trồng là rất lớn. Do sự đa dạng của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và do hạn chế trong khả năng thẩm định kỹ thuật, người nông dân khi quyết định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dựa trên kinh nghiệm từng sử dụng, sự tư vấn từ các chuyên gia, các đại lý bán hàng và những người thân quen.
Theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật, việc nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV đang gia tăng một cách đáng báo động. Nếu như năm 2005, cả nước chỉ nhập 20.000 tấn thì sang năm 2006 - 2007 tăng lên 30.000 tấn/năm, tương ứng với 325 triệu USD; năm 2012 nhập khẩu 55.000 tấn (704 triệu USD). Và 475 triệu USD là số tiền mà Việt Nam bỏ ra để nhập khẩu thuốc BVTV trong 7 tháng đầu năm 2014.
Đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay trên cả nước có khoảng 20.000 đại lý bn bán thuốc BVTV, hơn 200 doanh nghiệp thuốc BVTV và 97 nhà máy chế biến thuốc (chế biến được 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm).
Tuy nhiên, theo đánh giá của những người trong ngành, việc sản xuất thuốc BVTV trong nước vẫn chỉ dừng lại ở mức nhập khẩu, sang chiết và đóng chai, dán nhãn… tức là phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp của các nhà cung cấp nước ngoài.
24
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1
Nội dung chính trong chương 1 này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng nêu ra các yếu tố môi trường, các nguồn lực của doanh nghiệp, tổng quan về ngành BVTV và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung. Từ đó làm cơ sở để phân tích sự tác động của các yếu tố mơi trường này đến khả năng cạnh tranh của Cơng ty TNHH Hóa Nơng Lúa Vàng trong chương 2 và làm cơ sở để xây dựng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chương 3 của luận văn này.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HĨA NƠNG LÚA VÀNG