Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thương mại Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân (%)
35,8 23,7 27,3 34,8 24,7 13,2 15,0 2,7
Tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi bình quân (%)
46,0 20,3 28,0 47,7 4,7 19,8 26,6 22,9
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân (%)
40,8 17,5 43,8 34,7 18,2 13,8 13,5 17,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam được nghiên cứu)
3.2.1 Vốn chủ sở hữu
Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu bình quân của NHTM Việt Nam thời gian 2007 – 2014 có nhiều biến động qua các năm.
Năm 2008, vốn chủ sở hữu của NHTM tăng trưởng ở mức 23,7%, thấp hơn so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đạt 27,3%, cao hơn so với năm 2008, các NHTM ngày càng chú trọng và từng bước nâng cao năng lực tài chính (NHNN, 2009). Ngoài ra, theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng ngày 22/11/2006, các NHTM đến năm 2008 phải đạt mức vốn pháp định là 1.000 tỷ đồng và năm 2010 là 3.000 tỷ đồng1. Do đó, các ngân hàng tập trung tăng vốn chủ hữu để
1 Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức
tín dụng ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 của NHTM Nhà nước là 3.000 tỷ đồng và NHTM cổ phần là 1.000 tỷ đồng, đến năm 2010, mức vốn này là 3.000 tỷ đồng.
26
đảm bảo đúng lộ trình tăng vốn pháp định của Chính phủ. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam đạt 34,8%, cao hơn so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2011 đạt 24,7%, thời gian này, các NHTM tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu để giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Lê Thị Lợi, 2013). Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của NHTM sụt giảm chỉ còn 13,2% vào năm 2012. Sự sụt giảm là do nợ xấu tăng cao, nguồn lợi nhuận chưa phân phới được sử dụng để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu (NHNN, 2012). Từ năm 2013, vốn chủ sở hữu của NHTM Việt Nam tăng trưởng chậm so với các năm trước, trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, các NHTM tăng trưởng vốn chủ sở hữu thận trọng hơn (NHNN, 2014).
3.2.2 Hoạt động huy động vốn
Thời gian 2007 – 2014, nhìn chung, NHTM duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi của khách hàng cao, tuy nhiên có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể vào năm 2008 và năm 2011.
Năm 2007, số dư tiền gửi bình quân của NHTM Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng là 46%. Thời gian này các ngân hàng mở rộng mạng lưới, chi nhánh cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động như tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi,… đã góp phần thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, làm cho lượng vốn huy động tăng (NHNN, 2007). Năm 2008, NHNN thực thi hàng loạt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát hành tín phiếu bắt buộc. Chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với tình trạng kém thanh khoản của ngân hàng là cơ sở để NHTM tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút nhiều nguồn vốn huy động. Cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các NHTM dẫn đến việc khách hàng chuyển vốn từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu gửi tiền của khách hàng cũng giảm do tình hình suy thoái của nền kinh tế (NHNN, 2008). Tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi bình quân đạt 20,3%, thấp hơn nhiều so với năm 2007. Năm 2009, lãi suất huy động tăng cao
27
do nhu cầu vốn vay lớn để thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhằm kích thích đầu tư của Chính phủ (NHNN, 2009), số dư tiền gửi bình quân của NHTM tăng 28%, cao so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi bình quân đạt 47,7%. Năm 2011, trong điều kiện NHNN thực thi chặt chẽ chính sách tiền tệ theo chủ trương của Chính phủ, số dư tiền gửi bình quân đạt 4,7%, thấp hơn so với năm 2010 (NHNN, 2011). Năm 2012, tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi bình quân đạt 19,8%, cao hơn năm 2011. Lãi suất danh nghĩa VND giảm, trong khi lạm phát cũng giảm mạnh, dẫn đến lãi suất thực dương, từ đó thu hút nguồn tiền gửi từ khách hàng (NHNN, 2012). Năm 2013, số dư tiền gửi bình quân đạt mức tăng trưởng 26,6%, cao hơn so với năm 2013, hình thức đầu tư vào gửi tiền tại NHTM vẫn thu hút ngày càng nhiều khách hàng (NHNN, 2013).
3.2.3 Hoạt động tín dụng
Từ 2007 đến 2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân của NHTM Việt Nam có nhiều biến đông, đạt mức cao nhất vào năm 2009 và thấp nhất vào năm 2013.
Năm 2007, cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nguồn vốn huy động dồi dào, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân đạt mức 40,8%. Năm 2008, lãi suất huy động vốn cao, kéo theo lãi suất cho vay bị đẩy lên cao tới mức tối đa 21%/năm, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn để sản xuất kinh doanh, hoạt động tín dụng của NHTM bị thu hẹp (NHNN, 2008). Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân năm 2008 ở mức 17,5%, thấp hơn so với năm 2007. Năm 2009, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, NHNN đã thực hiện Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/20092 về việc hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng,
2 Thông tư quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản
xuất – kinh doanh, mức lãi suất hỗ trợ 4%/năm đối với các khoản vay được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009, thời gian vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng
28
Thông tư 05/2009/TT-NHNN ngày 07/04/20093, hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn với mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân năm 2009 đạt mức 43,8%, cao hơn so với năm 2008 (NHNN, 2009). Bước sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2010 ở mức 34,7%, thấp hơn so với năm 2009. Năm 2011, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt hơn, thắt chặt các điều kiện cho vay hơn nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2011 ở mức 18,2%, thấp hơn so với năm 2010. Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, mức cầu của nền kinh tế sụt giảm, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn (NHNN, 2012), tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân ở mức 13,8%, thấp hơn so với năm 2011. Từ năm 2013, nền kinh tế có nhiều bước đổi mới, NHNN thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng lành mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân ổn định hơn, hoạt động của NHTM được thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2013 là 13,5% và tăng lên 17,9% vào năm 2014.