Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 76)

Chương 3 đã trình bày sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam thời gian 2007 – 2014. Trước năm 2008, nền kinh tế tăng trưởng cao, các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, số dư tiền gửi, dư nợ tín dụng, thu nhập của các NHTM có tốc độ tăng trưởng cao. Từ năm 2008, thời gian sau khi nước ta gia nhập WTO, thị trường tài chính trong nước trở nên nhạy cảm hơn đối với các biến động trên thị trường thế giới, hoạt động của các NHTM cũng bị tác động mạnh mẽ, khả năng sinh lời của các ngân hàng giảm dần. Sau năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các chỉ tiêu tăng nhẹ, mở ra nhiều hướng phát triển cho NHTM.

Dựa vào mô hình của các bài nghiên cứu trước đây và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời, luận văn sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam 2007 – 2014 và dữ liệu của ADB, WB để thực hiện mô hình hồi quy. Mô hình và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 4.

48

CHƯƠNG 4:

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG VÀ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH

LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Mô hình nghiên cứu

Trong các bài nghiên cứu trước đây, mô hình hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM (Sufian và Chong, 2008; Alper và Anbar, 2011; Petria và cộng sự, 2013). Mô hình dữ liệu bảng cho kết quả có tính biến thiên hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, nhiều bậc tự do và hiệu quả hơn (Baltagi, 2005).

Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian, có quy mô cả về không gian và thời gian, làm tăng kích thước mẫu, do đó kết quả ước lượng của tham số trong mô hình có độ tin cậy cao (Tariq, 2014). Bộ dữ liệu chéo bao gồm n đơn vị chéo được quan sát trong thời gian t. Tổng quan sát là n x T (Alper và Anbar, 2011).

Ba dạng mô hình chính được sử dụng để ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng gồm mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

Mô hình hồi quy Pooled OLS không xem xét sự khác biệt giữa các đơn vị nghiên cứu (Bourke, 2008):

yit = α + ßxit + µit Trong đó: yit: biến phụ thuộc α: hệ số chặn

ß: hệ số hồi quy

xit: biến độc lập với i = 1,…,N; t = 1,…,T

µit: sớ hạng sai sớ

Với giả định mỗi đơn vị chéo đều có đặc trưng riêng, mô hình FEM phân tích sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập.

49

Mô hình tác động cố định FEM như sau: yit = i + òxit + àit

Hờ sụ chn trong mô hình hồi quy thay đổi theo các đơn vị chéo i thể hiện đặc trưng riêng giữa các đơn vị.

Trong trường hợp mỗi đơn vị chéo đều có đặc trưng riêng, nhưng không có sự tương quan giữa phần dư và các biến độc lập, mô hình tác động ngẫu nhiên REM được sử dụng.

Mô hình tác động ngẫu nhiên REM như sau:

yit = + òxit + i + àit = + ßxit + wit

trong đó: wit = εi + µit là sớ hạng sai sớ tởng hợp gồm εi là thành phần sai số

theo đơn vị chéo i và µit là thành phần sai số kết hợp những đặc trưng riêng của

từng đơn vị và theo thời gian.

Mở rộng từ mô hình lý thuyết, luận văn xây dựng mơ hình nghiên cứu:

ROAit = ß0 + ß1SIZEit + ß2CAit + ß3LAit + ß4LFAit + ß5LQDit + ß6DPit + ß7CIRit + ß8NIIit + ß9RGDPt + ß10INFt + ß11RIt + ß12M2t + µit

Trong đó:

ROAit: giá trị biến phụ thuộc ROA của ngân hàng i tại thời điểm t ß0: hệ sớ chặn

ß1, ß2, ß3,…, ß12: hệ sớ hồi quy

SIZEit: Quy mô tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t CAit: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t

LAit: Dư nợ tín dụng của ngân hàng i trong năm t

LFAit: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t LQDit: Thanh khoản của ngân hàng i trong năm t

DPit: Quy mô tiền gửi khách hàng của ngân hàng i trong năm t CIRit: Chi phí hoạt động của ngân hàng i trong năm t

50

RGDPt : Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong năm t INFt: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t

RIt: Lãi suất thực của Việt Nam trong năm t

M2t : Tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam trong năm t

µit: sớ hạng sai sớ; i: ngân hàng thứ i, i = 1,…, N; t: năm nghiên cứu

4.2 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 25 NHTM Việt Nam trong thời gian 2007 đến 2014. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2014. Nguồn số liệu của 25 NHTM trong thời gian 2007 – 2014 có tính đồng bộ, đầy đủ và độ tin cậy cao, được sử dụng để nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ ADB và WB.

4.2.1 Các biến phụ thuộc

Nhiều nghiên cứu trước đây dùng ROA, ROE, NIM là biến phụ thuộc trong việc giải thích khả năng sinh lời của NHTM. Tuy nhiên, ROA được xem là thước đo khả năng sinh lời hiệu quả hơn.

Hassan và Bashir (2003) nhấn mạnh rằng ROA có thể phản ánh chính xác khả năng ngân hàng quản lý hiệu quả nguồn tài chính và đầu tư để tạo ra lợi nhuận, là thước đo hiệu quả nhất khả năng sinh lời của NHTM. Theo Rivard và Thomas (1997), ROA không bị sai lệch bởi đòn bẩy tài chính cao và là thước đo khả năng ngân hàng tạo ra lợi nhuận trên tổng tài sản. Với thước đo ROE, hầu hết các ngân hàng tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính cao để tăng ROE nhằm nâng cao mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng (Molyneux và Thornton, 1992; Hassan và Bashir, 2003). ROE cao do sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài nhiều, tỷ lệ nợ cao làm tăng mức độ rủi ro. Hạn chế của ROE là các ngân hàng đều mong muốn ROE cao, đồng nghĩa với việc bỏ qua rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận cao. Mặt khác, các NHTM phải tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của NHNN, do đó ROE cao chưa phản ánh chính xác khả năng sinh lời của các NHTM. Điều này cho

51

thấy thước đo khả năng sinh lời ROE còn nhiều nhược điểm. Với thước đo NIM chỉ đo lường khả năng sinh lời dựa trên hoạt động từ lãi, trong khi hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng, các hoạt động ngoài lãi đem lại nguồn thu nhập cho NHTM. Ngoài ra, NIM chưa tính đến rủi ro đi kèm với các hoạt động tín dụng. Do đó, thước đo NIM chưa phản ánh đầy đủ khả năng sinh lời của NHTM.

Các nghiên cứu của Vong và Chan (2009), Staikouras và Wood (2011), Syfari (2012), Ayadi và Boujelbence (2012), Obamuyi (2013), Adeusi và cộng sự (2014),… đã sử dụng ROA là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu, luận văn sử dụng ROA là biến phụ thuộc đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam.

4.2.2 Các biến độc lập

4.2.2.1 Các biến độc lập đặc trưng ngân hàng

Quy mô tổng tài sản (SIZE):

Trong hầu hết các nghiên cứu, tổng tài sản của ngân hàng đại diện cho quy mô ngân hàng. Theo Alper và Anbar (2011), Gul và cộng sự (2011), Petria và cộng sự (2013),… quy mô ngân hàng được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản. Logarit của tổng tài sản được sử dụng để giảm hiệu ứng của quy mô và phù hợp với các biến khác trong mô hình (Staikouras và Wood, 2011). Biến đại diện cho quy mô tổng tài sản ngân hàng như sau:

SIZE = Log (Tổng tài sản)

Vốn chủ sở hữu (CA):

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu là thước đo hữu hiệu để đánh giá mức độ an toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì càng đáp ứng khả năng chi trả, đối phó với những rủi ro. Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao, NHTM bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh kiếm lời, làm giảm khả năng sinh lời. Biến đại diện cho vốn chủ sở hữu được đo lường như sau:

52

CA =

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Dư nợ tín dụng (LA):

Cho vay là hoạt động tín dụng mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng mang đến nhiều rủi ro như khả năng không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. NHTM cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng để đảm bảo tăng lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Biến dư nợ tín dụng được đo lường như sau:

LA =

Dư nợ tín dụng Tổng tài sản

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LFA):

Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi vay, trong khi vẫn phải trả lãi huy động vốn. Do đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, mức độ rủi ro càng lớn, ngân hàng trích lập dự phòng càng nhiều, làm tăng chi phí, làm giảm khả năng sinh lời của NHTM. Biến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được xác định như sau:

LFA =

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ tín dụng

Thanh khoản (LQD):

Khả năng thanh khoản của NHTM thể hiện ở việc ngân hàng dễ dàng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi có nhu cầu thanh toán khi đến hạn. Việc nắm giữ tài sản hoặc nguồn vốn có tính thanh khoản cao giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí vay mượn từ bên ngoài. Mặt khác, NHTM nắm giữ quá nhiều tài sản thanh khoản, làm giảm khả năng sinh lời từ các tài sản rủi ro cao. Biến thanh khoản được xác định như sau:

LQD = Tài sản thanh khoản

= Tài sản lưu động Tổng tài sản Tổng tài sản

53

Trong đó tài sản lưu động gồm: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi tại NHNH, tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh.

Quy mô tiền gửi của khách hàng (DP):

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng có chi phí thấp nhất, là kênh cung ứng nguồn vốn thường xuyên, đảm bảo cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Mặt khác, khi nguồn tiền gửi không đáp ứng nhu cầu cho vay của NHTM, cùng với chi phí huy động, làm giảm khả năng sinh lời của NHTM. Biến quy mô tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

DP =

Số dư tiền gửi khách hàng Tổng tài sản

Chi phí hoạt động (CIR):

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động được dùng để đo lường hiệu quả quản lý hoạt động của NHTM. Tỷ lệ này cao phản ánh hiệu quả quản lý chi phí kém. Gánh nặng chi phí nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của NHTM. Biến chi phí hoạt động được xác định như sau:

CIR =

Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động

Thu nhập ngoài lãi (NII):

Ngoài thu nhập từ lãi, ngân hàng có thể gia tăng thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi khác như thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần, ngân hàng điện tử, thẻ thanh toán,… Hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đa dạng, thu nhập của ngân hàng càng tăng dẫn đến lợi nhuận của NHTM tăng, đồng thời phân tán rủi ro khi hoạt động của NHTM không chỉ phụ thuộc vào các hoạt động từ lãi. Biến thu nhập ngoài lãi được xác định như sau:

NII = Thu nhập ngoài lãi Tổng tài sản

54

4.2.2.2 Các biến độc lập kinh tế vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng GDP thực (RGDP):

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế và đã có sự điều chỉnh lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến nhu cầu về vốn tăng lên, hoạt động của ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng, xuất hiện ngày càng nhiều NHTM với quy mô lớn làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, từ đó, lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Biến tốc độ tăng trưởng GDP thực được thu thập từ ADB.

Lạm phát (INF):

Lạm phát tác động đến thu nhập và chi phí của các tổ chức kinh tế, trong đó có ngân hàng. Tác động của lạm phát đến khả năng sinh lời phụ thuộc vào năng lực dự đoán lạm phát của NHTM. Nếu lạm phát dự đoán được, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, làm tăng khả năng sinh lời và ngược lại, nếu lạm phát không dự đoán được, ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất, chi phí tăng nhanh hơn thu nhập, làm giảm khả năng sinh lời. Biến lạm phát được thu thập từ ADB.

Lãi suất thực (RI):

Lãi suất thực là lãi suất được điều chình để loại trừ những ảnh hưởng của lạm phát, phản ánh thu nhập thực tế của người cho vay hoặc chi phí thực tế của người đi vay. Khi lãi suất thực tăng, lãi suất cho vay cao, do đó các ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, làm tăng khả năng sinh lời của NHTM, mặt khác, lãi suất cho vay cao làm tăng áp lực trả nợ, nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm, kéo theo khả năng sinh lời cũng giảm. Biến lãi suất thực thu thập từ WB.

Tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2):

Cung tiền là thước đo tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, do NHNN kiểm soát. NHNN tăng lượng cung tiền, NHTM có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, dẫn đến làm tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, lượng cung tiền giảm, NHTM thu hẹp khả năng cho vay, do đó, khả năng sinh lời giảm. Tuy nhiên, lượng cung tiền tăng lên phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì khi đó tốc độ

55

tăng trưởng cung tiền tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. Biến tốc độ tăng trưởng cung tiền được thu thập từ WB.

4.3 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây, luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Quy mô tổng tài sản (SIZE): Hầu hết các nghiên cứu của Bourke (1989), Short (1979), Smirlock (1985) cho rằng khi ngân hàng gia tăng quy mô tổng tài sản, chi phí trung bình dài hạn giảm dần, từ đó làm tăng khả năng sinh lời của NHTM.

H1: có mối quan hệ thuận giữa quy mô tổng tài sản (SIZE) và khả năng sinh lời của NHTM.

Vốn chủ sở hữu (CA): Các nghiên cứu của Alper và Anbar (2011), Ayadi và Boujelbene (2012), Berger (1995), Goddard và cộng sự (2004), Gul và cộng sự (2011) chỉ ra NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao đảm bảo nguồn vốn ổn định, nâng cao năng lực tài chính làm tăng khả năng sinh lời.

H2: có mối quan hệ thuận giữa vốn chủ sở hữu (CA) và khả năng sinh lời của NHTM.

Dư nợ tín dụng (LA): Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập từ lãi thu được càng

nhiều, từ đó làm tăng khả năng sinh lời của NHTM (Gul và cộng sự, 2011; Tariq, 2014).

H3: có mối quan hệ thuận giữa dư nợ tín dụng (LA) và khả năng sinh lời của NHTM.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LFA): Chất lượng tín dụng thấp, NHTM trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn, làm tăng chi phí, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng (Alper và Anbar, 2011; Aydogan, 1990; Sastrosuwito và Suzuki, 2012)

H4: có mối quan hệ nghịch giữa chi phí dự phòng rủi ro dư nợ tín dụng (LFA) và khả năng sinh lời của NHTM.

Thanh khoản (LQD): Các nghiên cứu của Bourke (1989), Demirguc-Kunt và

56

khoản cao, làm giảm chi phí vay mượn từ bên ngoài, từ đó làm tăng khả năng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)