Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 68 - 70)

- Sự đoàn kết nội bộ cao; Năng lực tài chính mạnh; Mạng lươi phân phối, độ

3.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động tài chính khác có liên quan để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi, phá rào trong việc thực hiện các quy định về tài chính, trích lập quỹ dự phịng,....làm ảnh hưởng đén quyền là lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm. Nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các DNBH, tạo công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho cơ quan quản lý có được số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho cơng tác quản lý, giám sát thị trường.

* Kiên quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm được đối xử một cách bình đẳng như các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, làm lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm:

Ngành bảo hiểm là ngành nhạy cảm trong nền kinh tế. Các vi phạm pháp luật trong ngành kinh doanh bảo hiểm cần được ngăn chặn và xử lý kịp thời vì khơng chỉ ảnh hưởng đến DNBH mà cịn ảnh hưởng đến đơng đảo người tham gia bảo hiểm, mức độ ổn định lâu dài của hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế.

Nếu các hành vi vi phạm pháp luật như: trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm (kể cả khách hàng và cán bộ bảo hiểm), giảm phí bảo hiểm phi kỹ thuật đến mức dưới chuẩn để cạnh tranh, thực hiện các khoản "chi phí ngầm" trái luật trong việc kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam (chi hoa hồng cho khách hàng mới ký được hợp đồng, hối lộ,...),...khơng được ngăn chặn thì có thể sẽ dẫn đến việc DNBH mất khả năng thanh tốn, khơng thực hiện được các nghĩa vụ cam kết với khách hàng, gây hỗn loạn thị trường, từ đó dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội và ngân sách nhà nước phải tiêu tốn rất lớn cho việc giải quyết hậu quả phát sinh từ hành vi này. Một thực tế liên quan trong thời gian gấn đây là năm 2009, Tập đồn bảo hiểm AIG lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn đã buộc Chính phủ Mỹ bỏ ra 100 tỷ USD để cứu trợ, tránh ảnh hưởng lan truyền đến các tổ chức tài chính tín dụng bảo hiểm khác.

Thực tiễn của công tác xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chưa mang tính kiên quyết, chưa mang tính răn đe cao. Điều này làm giảm hiệu quả đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Về hành vi trục lợi bảo hiểm, các Nước trên thế giới đã có các biện pháp xử phạt bằng hình sự rất nghiêm minh như tại Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Canada, Đức,...

Do vậy, Cơ quan lý nhà nước cần xem xét ban hành các hình thức xử phạt đủ mạnh, mang tính chất răn đe cao bằng các biện pháp hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm đảo lộn và tác động tiêu cực đến thị trường bảo hiểm nói chung, bản thân các DNBH nói riêng.

* Chú trọng xây dựng Luật bảo hiểm, thống nhất các quy định pháp luật về quản lý và giám sát, cấp giấy phép,... Một số loại hình bảo hiểm đặc thù được điều chỉnh bằng những văn bản luật riêng. Rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành các

văn bản pháp luật tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, vận hành theo chuẩn mực quốc tế. Văn bản quản lý phù hợp với xu hướng đang vận hành và định hướng được sự phát triển thị trường bảo hiểm trong tương lai. Xây dựng thị trường bảo hiểm cạnh tranh ít có sự can thiệp của Nhà nước nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước;

Đối với các DNBH có nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả, thu không bù đắp được các khoản chi hoặc các DNBH chưa tăng vốn pháp định tối thiểu theo quy định, cơ quan quản lý cần gia hạn thêm thời gian một cách rõ ràng, bắt buộc các DNBH này phải sáp nhập, mua lại hoặc tạm đình chỉ hoạt động nếu hết thời gian gia hạn mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Xây dựng hệ thống pháp lý giám sát, quản lý bảo hiểm chuyên nghiệp với Luật bảo hiểm và cơ quan giám sát, quản lý bảo hiểm có chi nhánh ở các địa phương trong nước. Đồng thời, cơ quan quản lý cần có sự quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, kiểm soát thanh khoản của các DNBH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)