1.2 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.2.3.1 Đối với nền kinh tế
Chất lượng tín dụng được quan tâm bởi lẽ:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội phát triển. Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất lưu
thơng hàng hố ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch cũng ngày càng tăng của xã hội.
Thứ hai, đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng thực hiện tốt vai trị trung gian thanh tốn. Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng
cường vịng quay vốn tín dụng, với số lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông và củng cố sức mua của đồng tiền.
Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là cầu nối
giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hồ vốn trong nền kinh tế, phân bổ điều hoà vốn cho đầu tư được hợp lý, giúp cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, giải quyết tốt quan hệ cung và cầu, điều hồ và ổn định lưu thơng tiền tệ.
Thứ tư, tín dụng là cơng cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa phương. Do
vậy, nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động, đảm bảo cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng cân đối giữa các ngành nghề trong khu vực.
Thứ năm, chất lượng tín dụng góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Điều này là do hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại có
quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần với thực tế có. Đó là nhờ khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng, khối lượng tiền được mở rộng và đưa vào lưu thơng có quyền thanh tốn và chi trả như các phương tiện khác và có thể chuyển thành tiền mặt. Chính bởi lẽ đó, tín dụng là nơi tiềm ẩn lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại cung cấp phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng uy tín quốc gia.