1.3.1 Thái Lan:
Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể khơng giữ được lâu. Cũng trong thời gian này, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Đầu năm 1997, sự bùng nổ về xây dựng nhà ở và văn phòng kinh doanh đã lên tới đỉnh điểm khi lượng cung vượt quá cầu, thâm hụt cán cân thanh toán là 8,1% so với GDP. Lúc này, chính phủ quyết định thực hiện việc tăng lãi suất. Cũng trong thời gian đó các cơng ty cho vay tài chính cũng lần lượt tun bố phá sản vì khơng có khả năng trả nợ nước ngoài, nợ xấu trên thị trường bất động sản vì thế ngày càng tăng lên và tăng hơn 30 tỷ trong thời gian này. Finance One, cơng ty tài chính lớn nhất của Thái Lan cũng bị phá sản.
Sau khủng hoảng tài chính 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
- Thứ nhất: Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh NHTM và Cơng ty tài chính, tiến hành tổ chức sắp xếp lại NHTM.
- Thứ hai: Các NTHM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng: hạn mức cho vay đối với một khách hàng khơng q 25% vốn tự có; các khoản nợ ngồi bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một cơng ty; bên cạnh đó NHTM thực hiện 100% dự phịng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.
- Thứ ba: Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó địi, tiến hành xử lý thu nợ.
Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.
1.3.2 Trung Quốc:
Cuối những năm 1990, hầu hết ngân hàng Trung Quốc đều vật lộn với vô số vấn đề như hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng tài sản xấu đi, cạn kiệt thanh khoản, tỷ lệ nợ dưới chuẩn (NPL) thực tế thậm chí vượt quá mức 40% ở nhiều tổ chức tín dụng…
Sau đó, Chính phủ Trung Quốc tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) nhằm tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ của NHNN này. Tiếp theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị cơng ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, khơi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý.
Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trong thời gian 3 năm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:
- Bán hàng loạt các doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTMCPQD, thành lập các NHTMCP địa phương ở 300 thành phố.
- Năm 1999, thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao tồn bộ nợ khó địi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM (NH xây
dựng Trung Quốc, NH Trung Quốc, NH Công thương Trung Quốc, NH Nông nghiệp Trung Quốc).
Với những nỗ lực cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trên, Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng, nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.3.3 Mỹ:
Năm 2008 “bong bóng” bất động sản ( BĐS) xuất hiện tại Mỹ với trên một triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tài sản thế nợ. Các khoản nợ xấu khiến nhiều ngân hàng thua lỗ nặng. Nhiều ngân hàng phải tiến hành sáp nhập và thậm chí tuyên bố phá sản như: Lehman Brothers, Merrill Lynch, Countrywide Financial, Bear Stearns, … Nguyên nhân là do: “bong bóng” BĐS “vỡ”, chứng khốn hóa bất động sản thế chấp, ngân hàng cho vay dễ dãi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các ngân hàng "sống dở chết dở". Trước năm 2006, lợi nhuận đã tạo động lực khiến các ngân hàng Mỹ xem nhẹ khả năng chi trả của khách hàng, đẩy mạnh cho vay cầm cố BĐS. Dư nợ cho vay cầm cố BĐS tăng từ 160 tỷ USD (năm 2001) lên 54 tỷ USD (năm 2004), và nhảy vọt lên 1.300 tỷ USD vào năm 2007. Cuối quý III 2008, hơn một nửa giá trị thị trường BĐS Mỹ là tiền đi vay với 1/3 là các khoản nợ khó địi.
Sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009, khơng phải tất cả các loại tín dụng đều được xếp loại, chỉ buộc phải xếp loại khi các nguồn thu để trả nợ không đủ và khi thanh lý nợ có nhiều rắc rối. Các khoản tín dụng được xếp thành 4 loại: những khoản tín dụng đáng lưu ý, những khoản nợ kém tiêu chuẩn, các khoản nợ có nghi ngờ và các khoản tín dụng bị mất trắng.
Quỹ dự phịng tổn thất cho vay được trích từ chi phí và được duy trì ở mức vừa đủ để trang trải các khoản tổn thất đã biết trong cơ cấu tín dụng. Ngồi ra ngân hàng ở Mỹ có đặc điểm sau:
- Để tránh rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, quản lý tiền cho vay được xây dựng theo nguyên tắc: sàng lọc, giám sát, thiết lập những mối quan hệ khách hàng lâu dài, các mức tín dụng, yêu cầu thế chấp và những yêu cầu về số dư đền bù và sự hạn chế tín dụng.
- Phần lớn các NHTM đều thực hiện cho vay trên cơ sở kỳ phiếu. Mức cho vay bằng 75% tổng giá trị kỳ phiếu. Đến hạn người phát hành kỳ phiếu khơng trả được nợ, ngân hàng có thể khởi tố theo luật tố tụng. Lệ phí tố tụng rất cao nên hầu như khơng có kỳ phiếu quá hạn.
Các bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm phân tích, phát hiện các khoản vay không hoạt động. Căn cứ vào kết quả thanh tra để loại khỏi tài sản những khoản nợ q hạn khơng có khả năng trả.
Để ngăn ngừa các vụ vỡ nợ ngân hàng, số vốn tối thiểu đối với ngân hàng được quy định 3% tổng tài sản có của ngân hàng đối với ngân hàng mạnh và 6% đối với ngân hàng khác.
1.3.4 Bài học đối với Việt Nam:
Qua khảo sát một số nét về tình hình quản lý tín dụng ở một số nước, có thể rút ra một số bài học sau:
- Vấn đề an tồn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM.
- Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy giúp cho ngân hàng tìm được người vay tiền có triển vọng. Tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.
- Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thơng qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phịng, NHTM vừa giám sát được chất lượng tín dụng vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam cần phải được sự quan tâm của Chính phủ và của ngành Ngân hàng với các giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại hệ thống NHTM và sắp xếp hệ thống DNNN.
Chính phủ cũng cần ban hành cơ chế cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM hoạt động có hiệu quả, giúp các NHTM xử lý tốt nợ tồn đọng. Bên cạnh đó việc NHNN đưa ra các giới hạn cảnh báo đối với việc đầu tư tín dụng của các NHTM cũng rất cần thiết nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Thông qua một số kinh nghiệm quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM một số nước trên thế giới giúp chúng ta có một cái nhìn khá tồn diện, chính xác về thực trạng chất lượng tín dụng của từng NHTM để đề ra những giải pháp phù hợp có tính khả thi cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, để đảm bảo cho NHTM kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng cùng với việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ở một số quốc gia trên thế giới. Đây là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh ở chương 2 của luận văn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH