CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5.2. Giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tạ
KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
Thông qua kết quả chạy mơ hình hồi quy Logit ở chương 4, mơ hình đã đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng năng trả nợ của khách hàng bao gồm: tình trạng sở hữu nhà ở, số người phụ thuộc, lịch sử tín dụng, thu nhập của khách hàng, lãi suất khoản vay và tỷ lệ tài trợ trên TSĐB. Trong số 6 nhân tố kể trên thì các nhân tố tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập của khách hàng là nhóm yếu tố có tác động tích cực đến khả năng trả nợ, 4 nhân tố cịn lại có tác động ngược chiều.
5.2.1. Đối với nhóm tác động cùng chiều
- Tình trạng sở hữu nhà ở: nhà ở của khách hàng có thể đồng thời là TSĐB cho
những trường hợp còn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau (từ phía khách hàng hoặc từ phía CBBH) mà việc thu thập chứng từ thể hiện năng lực tài chính của khách hàng thơng qua tài sản tích lũy chưa được chú trọng. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở là một trong những yếu tố thể hiện năng lực tài chính của khách hàng. Đánh giá tình trạng sở hữu nhà ở, hay xa hơn là tài sản tích lũy và năng lực tài chính của khách hàng không chỉ ở việc đánh giá giá trị mà cịn phải đánh giá tính khả mại của tài sản tích lũy. Đánh giá tính khả mại của tài sản tích lũy để phòng ngừa trường hợp tình hình cơng việc hoặc kinh doanh của khách hàng gặp bất lợi, tài sản tích lũy lúc này có thể sẽ là nguồn trả nợ thứ cấp cho ngân hàng. Nếu tài sản tích lũy của khách hàng có tính khả mại tốt sẽ hạn chế rủi ro trong việc thu hồi vốn vay.
Ngồi ra, đánh giá tình trạng sở hữu nhà ở của khách hàng cũng là một trong những dấu hiệu để đánh giá phương án vay vốn của khách hàng. Trường hợp khách hàng sở hữu tài sản nhưng lại dùng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu vay hộ. Tóm lại, việc đánh giá tình trạng sở hữu nhà ở của khách hàng là một trong những khâu quan trọng khơng thể bỏ qua trong quy trình cấp tín dụng, các cán bộ liên quan đến quy trình cho vay cần:
+ Nâng cao kỹ năng đàm phán với khách hàng: hiện nay nhiều khách hàng vay vốn chưa có cái nhìn chính xác và đầy đủ về việc đánh giá tài sản tích lũy từ phía ngân hàng cho vay dẫn đến việc e ngại và thiếu quan tâm trong việc cung cấp hồ sơ thể hiện năng lực tài sản tích lũy, cán bộ cho vay của ngân hàng cần tư vấn, giải thích cặn kẽ để khách hàng hiểu được vai trò của việc đánh giá yếu tố này trong quy trình thẩm định và là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và cam kết sẽ bảo mật tất cả các thông tin để Khách hàng hợp tác trong việc cung cấp chứng từ.
+ Nâng cao kỹ năng đánh giá, thẩm định: nếu việc thu thập hồ sơ tài sản tích lũy của khách hàng là điều kiện cần thì việc đánh giá những tài sản này lại là điều kiện đủ. Ngoài những yếu tố cần đánh giá về tài sản tích lũy đã nêu trên, cán bộ cho vay phải đánh giá về tính xác thực của những hồ sơ này. Hiện nay việc đánh giá tài sản tích lũy của khách hàng được thực hiện qua những chứng từ bản sao, vì vậy cán bộ thu thập hồ sơ đầu vào cần thực hiện đối chiếu bản chính để đảm bảo việc đánh giá về khách hàng được thực hiện chính xác và đúng đắn.
- Thu nhập của khách hàng: thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất
để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Một khách hàng được đánh giá là có thiện chí trả nợ tốt nhưng có nguồn thu nhập trả nợ thiếu ổn định sẽ không thể đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do đó khi xét duyệt hồ sơ cho vay một phương án cụ thể, cán bộ thẩm định cần phải đánh giá cụ thể và phù hợp nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng. Đánh giá nguồn thu nhập của khách hàng không chỉ đánh giá về mặt giá trị của nguồn thu nhập mà còn phải đánh giá cơ cấu nguồn thu nhập, tính ổn định và tính triển vọng của nguồn thu nhập trong tương lai. Về cơ cấu nguồn thu nhập cán bộ thẩm định cần phải đánh giá xem nguồn thu nhập bao gồm những nguồn gì (cho thuê xe, thuê nhà, lương hay sản xuất kinh doanh…) và nguồn thu nhập đến từ ai (khách hàng, vợ/chồng của khách hàng hay những người đồng trách nhiệm khác) để đánh giá mức độ phù hợp, mức độ rủi ro của từng nguồn thu nhập. Ví dụ nguồn thu nhập từ chính khách hàng sẽ ít rủi ro hơn so với nguồn thu nhập từ anh, chị, em khách hàng nếu những người này khơng có quyền lợi phát sinh từ phương án vay. Tính ổn định và triển vọng của nguồn thu nhập liên quan đến việc đánh giá bản thân nguồn thu nhập trả nợ và các yếu tố kinh tố vĩ mô trong hiện tại và dự đốn trong tương lai. Ví dụ đánh giá thu nhập của khách hàng từ hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa cần đánh giá trước tiên cần phải đánh giá phương tiện khách hàng đang sử dụng để kinh doanh vận tải đã sử dụng được bao nhiêu năm, thời gian khấu hao còn lại…, ngồi ra cịn phải đánh giá
về triển vọng ngành kinh doanh vận tải như chủ trương của nhà nước về việc mở rộng các tuyến đường, nâng cấp và xây dựng các sân bay, đường sắt cao tốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh vận tải hiện tại của khách hàng trong tương lai, nhất là đối với những khoản vay trung, dài hạn. Việc tăng cường cơng tác thẩm định tín dụng, nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ đánh giá khoản vay sẽ giúp ngân hàng chọn lọc được những khách hàng tiềm năng và hạn chế rủi ro tín dụng.
5.2.2. Đối với nhóm tác động ngược chiều
- Số người phụ thuộc: số người phụ thuộc ảnh hưởng đến thu nhập ròng của
khách hàng vì thế có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Một khách hàng càng có nhiều đối tượng phụ thuộc thì thu nhập dành cho việc trả nợ sẽ càng giảm. Do đó, trong cơng tác thẩm định tín dụng, CBTĐ khoản vay cần phải xác định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng của khách hàng đối với những người phụ thuộc. Việc xác định chi phí cấp dưỡng khơng chỉ được đánh giá qua số lượng mà phải đánh giá tính chất của đối tượng cấp dưỡng. Ví dụ chi phí cấp dưỡng cho một học sinh học ở TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội sẽ tốn kém hơn nhiều so với một học sinh ở trường xã, chi phí cấp dưỡng đối với một du học sinh hoàn toàn khác so với một sinh viên học trong nước…Chính vì vậy CBTĐ khoản vay cần phải đánh giá phù hợp và cân nhắc về thu nhập của khách hàng sau khi trừ các khoản phí sinh hoạt của bản thân khách hàng và những người phụ thuộc có đủ để đảm bảo cho khoản vay hay không trước khi đề xuất cấp tín dụng cho một phương án vay cụ thể.
- Lãi suất khoản vay: lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng mang về lợi nhuận
cho các ngân hàng nhưng lại là gánh nặng của khách hàng vay. Có thể thấy xu hướng chung của thị trường ngân hàng trong nước là việc điều chỉnh lãi suất cho vay luôn đi sau việc lãi suất huy động, trong trường hợp lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm. Điều này khiến cho các khách hàng đang vay vốn gặp khơng ít khó khăn
và chỉ đạo của NHNN vừa là công cụ để ngân hàng thu hút được khách hàng mới, duy trì khách hàng hiện hữu, vừa là biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mất khả năng trả nợ và tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt hơn.
- Lịch sử tín dụng: đây là nguồn thông tin bổ sung quan trọng trong việc đánh giá
uy tín thanh tốn và năng lực trả nợ của khách hàng vay. Hiện nay kênh thông tin chủ yếu để đánh giá uy tín thanh tốn của khách hàng là Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) và Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia (CICB). Tuy nhiên, dữ liệu cập nhật từ CIC và CICB được cung cấp từ chính các TCTD khách hàng đã và đang vay vốn, vì vậy mức độ chính xác của thơng tin phụ thuộc vào tính trung thực của các
TCTD. Ngoài CIC và CICB, các TCTD cịn có thể đánh giá uy tín thanh tốn của khách hàng thông qua sao kê tài khoản trả nợ vay tại các TCTD mà khách hàng từng có quan hệ tín dụng, thơng tin từ những đối tác đầu vào, đầu ra của khách hàng…Bên cạnh việc thu thập thông tin về lịch sử trả nợ, CBTĐ cần phải đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn của khách hàng. Trong thực tế nhiều trường hợp khách hàng phát sinh nợ quá hạn theo thông tin CIC do những nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi của các TCTD. Vì vậy, việc đánh giá uy tín trả nợ của khách hàng cần phải được đánh giá qua nhiều nguồn thơng tin và cần có những chứng từ rõ ràng, tin cậy, tránh trường hợp chỉ đánh giá thông tin qua bề mặt chứng từ dẫn đến từ chối những khách hàng tốt và đồng ý tài trợ những khách hàng khơng có uy tín thanh tốn.
- Tỷ lệ tài trợ trên TSĐB : tỷ lệ tài trợ trên TSĐB càng thấp chứng tỏ giá trị khoản
vay càng thấp so với giá trị TSĐB, vì thế khả năng đảm bảo của tài sản đối với khoản vay sẽ cao hơn. Khi giá trị tài sản đảm bảo càng cao so với giá trị khoản vay, khách hàng sẽ có nhiều động lực phải thanh tốn nợ vay cho ngân hàng để tránh trường hợp tài sản bị xử lý. Ở một khía cạnh khác, nếu tài sản thế chấp được hình thành từ chính phương án vay thì tỷ lệ tài trợ trên tài sản đảm bảo cũng chính là giá trị tài trợ trên phương án (ví dụ khách hàng A có nhu cầu vay mua căn nhà B và thế chấp chính căn nhà B, trong trường hợp này tỷ lệ giữa vốn vay ngân hàng và vốn tự có của khách hàng
không chỉ thể hiện tỷ lệ cho vay/TSĐB mà còn thể hiện tỷ lệ tài trợ/phương án vay hay nói cách khác là vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án). Vốn tự có thể hiện một phần trách nhiệm của khách hàng khi tham gia vào phương án, vốn tự có cao khơng chỉ thể hiện năng lực tài chính của khách hàng mà cịn thể hiện tính khả thi, chắc chắn của phương án, qua đó giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ quá hạn. Bên cạnh việc thẩm định nguồn thu nhập trả nợ, việc thẩm định tài sản đảm bảo cũng rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ thứ cấp trong trường hợp thu nhập khách hàng bị biến động theo chiều hướng tiêu cực. Ngoài việc định giá tài sản đảm bảo trước khi ra quyết định tài trợ, các ngân hàng cần phải định kỳ đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo để kịp thời đưa ra biện pháp quản lý trong trường hợp tài sản có rủi ro biến động giảm giá. Hiện nay mạng lưới công ty định giá tài sản đảm bảo của MB còn khá hạn chế (chủ yếu tập trung ở TP. HCM và Hà Nội) vì vậy tại một số địa phương việc định giá TSĐB vẫn do đơn vị kinh doanh tự thực hiện, đây là những đơn vị không chuyên và việc tự định giá sẽ gây ra rủi ro nếu giá trị đánh giá sai lệch so với giá trị thực tế. Trong thời gian sắp tới MB cần mở rộng mạng lưới công ty định giá để khắc phục những sai lầm cịn mắc phải trong cơng tác định giá hiện tại tại các chi nhánh.