2.1. Tỷ giá hối đoái thực cân bằng
2.1.2.2. Ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp
Ưu điểm chính của những mơ hình tỷ giá cân bằng nêu trên so với mơ hình PPP là nó bỏ qua giả định về mức cân bằng cố định và cho phép tỷ giá hối đoái thực cân bằng thay đổi khi điều kiện kinh tế thay đổi. Những cách tiếp cận này đã cung cấp cho những nhà thiết lập chính sách cơng cụ để quản lý tỷ giá cho những mục tiêu kinh tế - chính trị khác nhau, ví dụ như sự cân bằng bên trong và bên ngồi. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu nhược điểm riêng.
a. FEER
Câu hỏi chính sách quan trọng nhất khi áp dụng FEER là mức sai lệch của tỷ giá so với giá trị cân bằng trong trung hạn ứng với sự cân bằng bên ngồi. Cách tiếp cận FEER có một số hạn chế như sau. Thứ nhất, FEER không xác định được quá trình điều chỉnh từ mức tỷ giá hiện tại về mức cân bằng. Về mặt này, Bayoumi et al (1994) và MacDonald (2000) chỉ ra rằng có khả năng những mức tỷ giá cân bằng khác nhau có thể tương ứng với những q trình khác nhau đề điều chỉnh về mức cân bằng. Nghĩa là có hiệu ứng trễ (hysteresis effect) trong tỷ giá thực. Ví dụ, một sự giảm giá có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai ròng và vị thế tài sản nước ngồi rịng của một quốc gia trong ngắn hạn; nhưng trong dài hạn điều này dẫn đến một sự tích lũy vốn, hàm ý một sự tăng giá trong tương lai. Những biến động như thế của tỷ giá hối đối có thể hồn tồn do hiệu ứng trễ và chúng ta không thể can thiệp nhiều đến những biến kinh tế cơ bản xác định trong mơ hình FEER.
Nhược điểm thứ hai của FEER là nó chỉ chú trọng vào dài hạn. Do FEER loại bỏ dòng vốn đầu cơ khỏi tài khoản vốn trong trung hạn, nên rất khó để xác định ảnh hưởng của những thay đổi ngắn hạn trong điều kiện cân bằng lãi suất đến quá trình điều chỉnh từ mức tỷ giá hiện tại về FEER. Về bản chất, cách tiếp cận FEER giả
định rằng lãi suất ở mức cân bằng trong dài hạn. Giả định này hàm ý những giới hạn ngặt nghèo trong việc thiết lập chính sách tiền tệ 2.
Cuối cùng, việc ước lượng trong dài hạn cực kỳ nhạy cảm với với cách ước lượng độ co dãn thương mại (MacDonald, 2000; Driver and Wren-Lewis, 1999). Đa số các nghiên cứu thực nghiệm ước lượng độ co dãn thương mại rất thấp (Goldstein & Khan, 1985), nhưng sử dụng ước lượng độ co dãn như thế có thể dẫn đến việc dự đốn khơng chính xác biến động của FEER. Tuy nhiên sự nhạy cảm của những ước lượng trong dài hạn đối với ước lượng độ co dãn thương mại không chỉ thấy trong mơ hình FEER mà trong mọi mơ hình thực nghiệm xác định tỷ giá dựa trên sự cân bằng vĩ mơ (bên ngồi).
b. BEER
Không giống như FEER, cách tiếp cận BEER (hoặc PEER) và NATREX có xem xét đến biến động của tỷ giá hối đối đến trong q trình điều chỉnh. BEER muốn nắm bắt những thay đổi trong tài khoản vốn có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và “hành vi” của tỷ giá hối đoái. Điều này đặc biệt quan trọng cho những quốc gia có những biến động lớn trong các biến kinh tế ngắn hạn (ví dụ như những quốc gia đang phát triển); còn trong những nền kinh tế tương đối ổn định, đạt gần đến mức cân bằng bên trong và bên ngồi thì BEER sẽ hội tụ về FEER). Vì lý do này, những nhà thiết lập chính sách ở những nước đang phát triển thường sử dụng BEER để quản lý sự phù hợp của tỷ giá hối đối. Ví dụ, cách tiếp cận BEER đã được Hinosaar, Kaadu và Uuskula (2005) áp dụng cho Estonia và Iimi (2006) áp dụng cho Botswana để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của tỷ giá hối đoái.
Một nhược điểm của BEER là cách tiếp cận này phụ thuộc nhiều vào giả định rằng mối quan hệ ổn định trong dài hạn có thể được suy ra từ dữ liệu trong quá khứ. Chính giả định này khiến cho việc áp dụng BEER trở nên khó khăn cho các quốc
2 Việc tách biệt thành phần thuộc về cấu trúc và thành phần đầu cơ trong dòng vốn là rất phức tạp. Những phương pháp phân biệt cơ bản dựa vào những kỹ thuật kinh tế lượng để phân tách những biến chuỗi thời gian thành thành phần tạm thời (đầu cơ) và lâu dài (cấu trúc).
gia đang trải qua những biến động lớn về cấu trúc nền kinh tế và do đó những dữ liệu lịch sử không đủ dài để ước lượng. Các mơ hình thực nghiệm ước lượng tỷ giá hối đối thực thường rất nhạy cảm với việc chọn dữ liệu. Nhưng vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp BEER do cách tiếp cận này hồn tồn dựa vào mơ hình thực nghiệm mà khơng dựa trên bất kỳ cấu trúc nào (ví dụ như sự cân bằng bên trong và bên ngồi như mơ hình FEER). Kết quả là trong trường hợp tồn tại sự sai lệch dai dẳng, những kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian có thể dẫn đến kết quả khơng chính xác. Một cách để khắc phục vấn đề trên là ước lượng mối quan hệ cân bằng với dữ liệu bảng bao gồm nhiều nước. Một nhược điểm khác của BEER là khơng có lý thuyết nào giúp xác định các biến kinh tế cơ bản nên đưa vào mơ hình.
c. NATREX
Khi xem xét trong dài hạn, NATREX có thể là cách tiếp cận tốt nhất để giải thích sự điều chỉnh của tỷ giá hối đoái. Như đã giải thích ở phần trên, mơ hình NATREX cho phép chúng ta xem xét những yếu tố quyết định tỷ giá thực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tỷ giá NATREX hội tụ về mức ổn định trong dài hạn chỉ khi khơng có biến động trong mức vốn và nợ ước ngồi. Vì lý do này mà gần đây nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã áp dụng NATREX để phân tích hàm ý trong dài hạn của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá trong việc giải thích sự nhạy cảm với khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á hay hội nhập kinh tế ở Châu Âu. Ví dụ: Rajan & Siregar (2002) nghiên cứu mức độ sai lệch trước và sau khủng hoảng của đồng Dollar Hong Kong và Dollar Singapore; Stein (2002) phân tích ảnh hưởng của việc mở rộng liên minh Châu Âu đến tỷ giá thực cân bằng.