1.3.1 .2Yếu tố kinh tế xã hội
2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.2.2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Tính đến thời điểm 31/12/2014, ở Việt Nam có 4 NHTM có vốn Nhà nƣớc, 31 ngân hàng TMCP, 3 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh, văn phịng đại diện ngân hàng nƣớc ngồi đang hoạt động, cạnh tranh nhau trên nhiều mặt.
Đối với các ngân hàng trong nƣớc, hiện đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa khối NHTM có vốn Nhà nƣớc và khối NHTM CP trên các lĩnh vực truyền thống của ngân hàng nhƣ huy động vốn và cho vay. Mặc dù các NHTM có vốn Nhà nƣớc vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, nhƣng hiện tại vẫn có sự chuyển dịch thị phần từ khối NHTM có vốn Nhà nƣớc sang khối NHTM CP năng động và có chính sách cạnh tranh hợp lý. Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các NHTM Việt Nam với mức bình quân chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Ngồi ra, sự cạnh tranh cịn diễn ra giữa các ngân hàng trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài. Trong khi các NHTM trong nƣớc cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nƣớc ngồi lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trƣờng ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng tồn cầu, thanh tốn quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lƣu ký chứng khoán.
Số lƣợng nhiều, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ là nhân tố thúc đẩy các ngân hàng cải tiến quy trình, cơng nghệ, kỹ thuật…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân để tồn tại và phát triển trong mơi trƣờng tài chính khắc nghiệt.
Năm 2014 cũng là năm gần cuối trong Đề án số 254 về việc Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2011-2015 đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt. Trong thời gian qua, với những biến động của nền kinh tế và thị trƣờng tài chính, những ngân hàng có tình hình tài chính, năng lực hoạt động kém đã buộc phải thực hiện cơ cấu, tổ chức lại hoạt động, điển hình là việc sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gịn (SCB) tháng 12/2011, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vào tháng 8/2012, Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank) vào tháng 12/2013. Đặc biệt, từ đầu năm 2015, liên tiếp 3 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNBC), Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Oceanbank), Ngân hàng TMCP Dầu Khí Tồn Cầu (GP Bank) đã lần lƣợt đƣợc Nhà nƣớc mua lại với giá 0 đồng qua đó trở thành Ngân hàng TNHH MTV với tồn bộ vốn của Nhà nƣớc. Trong thời gian tới, một số thƣơng vụ sáp nhập dự kiến cũng sẽ đƣợc xảy ra, chẳng hạn nhƣ việc sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank), Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank) và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)…
Nhƣ vậy, có thể nói trong thời gian qua, cùng với những biến động của nền kinh tế và thị trƣờng tài chính, những ngân hàng quy mô nhỏ, yếu kém trong công tác kinh doanh, quản trị điều hành, không đủ khả năng cạnh tranh đã dần dần “lộ diện” và buộc phải thực hiện việc cơ cấu, sáp nhập để nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng để tiếp tục hoạt động. Với lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhƣ ngành ngân hàng cùng với áp lực từ các ngân hàng nƣớc ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ là động lực giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ dần thu nhỏ về mặt số lƣợng nhƣng sẽ gia tăng về mặt quy mô, chất lƣợng, nâng cao năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành để có thể cạnh tranh sịng phẳng với các đối thủ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
2.2.2.2. Sản phẩm thay thế
Dƣới sự thay đổi không ngừng của nhu cầu xã hội, sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh và bùng nổ về công nghệ … dẫn tới sự xuất hiện của một số sản phẩm dịch vụ của các tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh, thay thế các sản phẩm ngân hàng. Chẳng hạn nhƣ các công ty bảo hiểm với các sản phẩm mang hơi hƣớng của những sản phẩm truyền thống của ngân hàng nhƣ sản phẩm tiết kiệm với thời hạn dài ; các công ty tài chính với các sản phẩm tín dụng tiêu dùng…Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho ngƣời mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trƣờng đƣợc mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, thị phần suy giảm.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và bùng nổ về công nghệ trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai sắp tới, các định chế tài chính khác sẽ có nhiều điều kiện để thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam – nơi đƣợc xem là thị trƣờng màu mỡ với sự phát triển của các dịch vụ tài chính cịn khá thấp. Do đó, áp lực từ các sản phẩm thay thế là khá lớn và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ phải tự hoàn thiện để nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.2.2.3. Sự xâm nhập – Đối thủ tiềm ẩn
Ẩn mình và chờ cơ hội để tham gia vào thị trƣờng là sự xâm nhập của đối thủ tiềm ẩn. Các NHTM mới tham gia vào thị trƣờng với những lợi thế quan trọng nhƣ mở ra những tiềm năng mới; có động cơ và mục tiêu giành đƣợc thị phần; đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; có đƣợc những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trƣờng… Nhƣ vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chƣa thể có thơng tin và chiến lƣợc ứng phó.
Mặc dù, ngành ngân hàng là lĩnh vực có mức độ rào cản gia nhập ngành khá lớn với những đòi hỏi về vốn, trình độ quản trị điều hành, khả năng về cơng nghệ…nơi mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia cộng với việc một số ngân hàng tại
Việt Nam trong thời gian qua hoạt động không hiệu quả gây khá nhiều rủi ro cho thị trƣờng tài chính trong nƣớc dẫn đến việc cấp phép thành lập ngân hàng trong thời gian tới là khá khó khăn nhƣng việc mở cửa thị trƣờng tài chính theo lộ trình đã cam kết kéo theo những cơ hội cũng nhƣ thử thách đến từ các đối thủ nƣớc ngồi vốn có thế mạnh về nhiều mặt từ vốn, năng lực quản trị điều hành đến cơng nghệ ngân hàng. Lấy ví dụ từ chỗ số lƣợng ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi và các chi nhánh, văn phịng đại diện của các ngân hàng nƣớc ngoài năm 2012 tại Việt Nam chỉ dừng lại ở con số 48 thì đến 31/12/2014 con số này đã gia tăng đến 66 đơn vị.
2.2.2.4. Khách hàng
Không chỉ riêng ngành ngân hàng mà đối với các ngành kinh tế khác khách hàng là một thành phần quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về mặt tài chính của khách hàng của ngày càng phong phú và đa dạng. Hƣớng đến sự thỏa mãn đối với khách hàng, tạo ra sự trung thành của khách hàng là mục tiêu mà nhiều ngân hàng đề ra hiện nay… Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có một thế mạnh nhất định, do đó các ngân hàng có thể lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp với thế mạnh của mình để nhắm tới (khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, siêu lớn, Tập đồn/Tổng cơng ty) qua đó có thể tạo đƣợc lợi thế trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận thu đƣợc.
2.2.2.5. Nhà cung ứng
Các ngân hàng một mặt tạo ra các sản phẩm & dịch vụ để cung ứng cho khách hàng nhƣng mặt khác ngân hàng cũng có những mối liên kết với các nhà cung cấp để nhận nguồn vật tƣ, trang thiết bị, cơng nghệ, tài chính… Đặc biệt, các ngân hàng cũng chính là nhà cung ứng sản phẩm & dịch vụ cho nhau vì hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, dây chuyền. Một điểm đặc biệt nữa có thể kể đến trong hoạt động ngân hàng là khách hàng cũng là nhà cung ứng về mặt nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thông qua sử dụng các sản phẩm tiết kiệm, đầu tƣ… tại ngân hàng. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, yếu tố nhà cung ứng mang tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là khách hàng đầu vào (cung ứng nguồn tiền gửi, tiết kiệm)
vì đây là đầu vào chính và khởi nguồn cho các dịch vụ ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần có chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, đáp ứng nhiều nhất với từng loại khách hàng khác nhau để có thể cạnh tranh thu hút nguồn cung ứng phù hợp với chi phí thấp nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tóm lại, trong 5 yếu tố của mơi trƣờng vi mơ thì yếu tố nào cũng có sự ảnh hƣởng tác động nhất định đến hoạt động, chiến lƣợc phát triển của các NHTM. Ở trong thời đại mà sự cạnh tranh diễn ra đang ngày một gay gắt các NHTM một mặt cần tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả nhƣng mặt khác cũng cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng bằng nhiều biện pháp để đáp ứng, hòa nhập với xu thế mới.