Doanh số huy động, cho vay của SeABank từ 2010 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 57)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Huy động TT1 24.790 34.353 31.369 36.184 Cho vay TT1 20.512 19.641 16.694 20.929 Cho vay/Huy động (%) 82,74% 57,17% 53,21% 57,84%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SeABank từ 2010-2013)

Xét về cơ cấu nguồn thu nhập thì thu nhập của SeABank chủ yếu từ tín dụng, chiếm hơn 95% tổng thu nhập, trong khi đó thu về hoạt động dịch vụ chỉ chiếm 1,23% trên tổng thu nhập. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của SeABank về mảng dịch vụ còn quá thấp, một phần do khách hàng chưa biết đến SeABank nhiều như các NH khác, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú đa dạng… Bên cạnh đó mạng lưới SeABank vẫn còn nhỏ so với các NHTMCP và tại một số tỉnh thành vẫn chưa có các chi nhánh của SeABank.

2.2.1.3 Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro

Trong năm 2013, SeABank khơng ngừng hồn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của NHNN, hồn tất việc xây dựng mơ hình khối Quản trị rủi ro và khối kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động kiểm soát tuân thủ và quản trị rủi ro. Hệ thống kiểm soát nội bộ của SeABank được thiết kế, cài đặt, tổ chức trong mọi quy trình nghiệp vụ và là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của NH. Khối kiểm soát thực hiện chức năng tư vấn, kiểm tra, giám sát, nâng cao ý thức tuân thủ trên toàn hệ thống SeABank và giúp việc Ban Tổng Giám đốc đánh giá, sửa đổi, bổ sung.

Hệ thống kiểm soát nội bộ, Khối Quản trị rủi ro là đầu mối phối hợp với các khối/Trung tâm/phòng/Ban tại Hội sở và các đơn vị kinh doanh xây dựng các chính sách, cơ chế giám sát và quản trị rủi ro trên mọi lĩnh vực hoạt động của SeABank

như: quản lý thanh khoản; đảm bảo các tỷ lệ an tồn trong hoạt động; chính sách về rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động...

Trong năm 2013, SeABank cũng đã có nhiều giải pháp, chính sách, cơng cụ được xây dựng, áp dụng để thu hồi nợ xấu cũ, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của SeABank là 2,84% (năm 2013) giảm 0,14% so với năm 2012 là 2,98%.

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ của SeABank và một số NHTM năm 2010- 2013

Đơn vị tính: %

NHTM

Năm SEABANK SACOMBANK VPBANK

DONGA BANK OCEAN BANK 2010 2,14 0,52 1,20 1,59 1,67 2011 2,76 0,56 1,82 1,69 2,08 2012 2,98 1,97 2,81 3,95 2,89 2013 2,84 1,44 2,81 3,99 2,97

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010 -2013 của các NH)

Để nâng cao công tác quản trị rủi ro, SeABank sẽ triển khai dự án Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, dự án Quản trị kinh doanh liên tục, dự án Collection trong năm 2014 để hoạt động quản trị rủi ro của SeABank sẽ được nâng lên tầm cao mới, đạt chuẩn các NHTM quốc tế.

2.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ

Năm 2005, SeABank đã chính thức đưa vào áp dụng tồn hệ thống phần mềm NH hiện đại Globus T24 (Tenemos) cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản. Hiện nay SeABank tích hợp thành cơng hai phần mềm NH hiện đại T24 Temenos phiên bản mới nhất R12 và phần mềm chuyển mạch công nghệ thẻ Way4 để cho ra đời sản phẩm thẻ an tồn, đa tính năng, đa tiện ích.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, quản trị NH hàng ngày, SeABank cịn sử dụng nhiều cơng nghệ hiện đại của Cisco, IBM, Oracle, Openway cũng như các công nghệ hỗ trợ như Datacenter, Server, Storage, IP Phone… qua đó giúp nâng cao hiệu suất cơng việc, chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

SeABank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại như SMS Banking, Email Banking, NH điện thoại (SeAMobile), NH qua điện thoại 24/7 (SeACall), Tổng đài chăm sóc khách hàng (Call Centre), Internet Banking (SeANet - www.seanet.vn)... Ngày 16/01/2012 Autobank chính thức ra mắt với những tính năng ưu việt lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Hình 2.1 Autobanking của SeABank

(Nguồn: Website www.seabank.com.vn)

SeABank cũng là NH đi tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ thẻ chip EMV tăng cường bảo mật cho thẻ quốc tế Visa, MasterCard.

Trong quá trình hoạt động của mình, SeABank không ngừng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khả năng ứng dụng cơng nghệ cịn thể hiện ở mạng lưới hoạt động của MHTM.

Hiện nay, SeABank có trên 155 điểm giao dịch tại 22 tỉnh thành trọng điểm kinh tế trên toàn quốc. Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ tiêu biểu trên thị trường tài chính, SeABank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đến các tỉnh thành trên cả nước để khách hàng trên tồn quốc có cơ hội tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ NH. Bên cạnh đó, SeABank cũng đã hồn thiện việc mở rộng kết nối với các NH thành viên trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, VNBC nâng tỷ lệ chấp nhận thẻ của SeABank trên thị trường đạt 98%; đồng thời lắp đặt nhiều máy ATM và POS, nâng tổng số lượng máy ATM và POS của NH lên 314 máy ATM và 424 máy POS trên toàn quốc và nằm trong TOP 15 NH có mạng lưới ATM và POS lớn nhất Việt Nam. Số lượng máy ATM và POS qua các năm của các NHTM, từ năm 2010 đến 2013 là:

Bảng 2.8 Số lƣợng ATM của các Ngân hàng

Đơn vị tính: Cái STT NGÂN HÀNG SL ATM THỊ PHẦN (NĂM 2013) 2013 2012 2011 2010 1 DongABank 1.016 1.116 1.236 1.320 7,0% 2 Sacombank 780 780 751 657 5,4% 3 SeABank 314 298 234 135 2,1% 4 VPBank 305 291 233 198 2,0% 5 OceanBank 131 124 106 71 0,9%

(Nguồn: Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Bảng 2.9 Số lƣợng POS của các Ngân hàng

Đơn vị tính: Cái STT NGÂN HÀNG SL POS THỊ PHẦN (2013) (%) 2013 2012 2011 2010 1 Sacombank 3.155 3.155 2.021 1.490 3,02% 2 DongABank 1.145 705 1.029 759 0,67%

3 SeABank 424 433 420 298 0,42%

4 OceanBank 283 283 259 213 0,27%

5 VPBank 0 0 0 0 0%

(Nguồn: Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Xét về số lượng ATM và máy POS thì SeABank vẫn cịn chiếm một thị phần khá nhỏ, xét về tiện ích, tính đa dạng và chuẩn loại thẻ thì SeABank cịn thua khá nhiều các NH khác. Những tiện ích khác như gửi tiền tại máy ATM, thanh toán tiền điện, tiền nước,… thì SeABank mới chỉ giới hạn tại một số điểm giao dịch của các Autobanking. Các ATM khác chỉ để rút tiền, chuyển tiền, in sao kê tài khoản.

Sự nổi bật lớn nhất về các điểm giao dịch ATM của SeABank là sự ra đời của Autobanking. Hiện nay, SeABank đang từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, phát triển hệ thống ATM và POS khắp cả nước để các khách hàng của SeABank có thể dễ dàng tìm và thực hiện các giao dịch của SeABank, bằng chứng là đến 31/12/2013 tổng số máy ATM của SeABank là 314 máy (tăng 16 máy so với năm 2012).

2.2.3 Nguồn nhân lực

Năm 2013, SeABank chào đón gần 500 cán bộ nhân viên mới, nâng tổng số CBNV của NH lên 2.015 người trên tồn quốc. Bằng việc chuẩn hóa quy trình và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển dụng, kết hợp với triển khai thường xuyên các chương trình thực tập sinh trên diện rộng, SeABank đang ngày càng nâng cao chất lượng của công tác tuyển dụng nhân sự, hướng đến hình ảnh một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính NH.

Bên cạnh đó, SeABank tiếp tục triển khai Chính sách phúc lợi và đãi ngộ dành cho CBNV, như: Chương trình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tồn diện SeACare dành cho cấp quản lý và người thân, Chương trình bảo hiểm tai nạn 24/24h cho CBNV, Chương trình cho vay ưu đãi – SeAStaff Privellge,… nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng và gắn bó của CBNV. Tuy nhiên, các chính sách đãi ngộ vẫn còn khá hạn chế và

chưa thật sự mang lại lợi ích cho các CBNV. Vì vậy, sự biến động nhân sự tại SeABank còn khá lớn và mất một số lượng lớn nhân viên giỏi.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, SeABank đã không ngừng tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên. Trong năm 2013, SeABank đã tổ chức 268 khóa học với 2.264 giờ đào tạo và sự tham gia của 3.561 lượt học viên tham gia về các lĩnh vực: hội nhập, thực hành, kỹ năng, nghiệp vụ, quy trình, sản phẩm,…

Các khóa học tiêu biểu đã triển khai bao gồm: Giới thiệu SeABank và Chính sách nhân sự; Tổng quan về T24; Các sản phẩm NH bán lẻ; Các sản phẩm Khách hàng SME; Pháp luật kinh tế NH, Phòng chống rửa tiền; Kỹ năng chào đón khách hàng; Kỹ năng chào bán sản phẩm; Nâng cao phản xạ bán hàng tại quầy; Đào tạo tại mơ hình chi nhánh thực hành (School Branch) cho Teller; Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp; Kỹ năng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng điện thoại chuyên nghiệp; Kỹ năng quản lý dành cho các cán bộ quản lý cấp trung; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nâng cao dành cho các cán bộ quản lý cấp cao; Thẩm định tín dụng; Quản lý danh mục khoản vay; Đàm phán trong thu hồi nợ, …

2.2.4 Năng lực quản lý điều hành và cơ cấu tổ chức Ngân hàng

Tính đến nay SeABank hoạt động được khoảng 20 năm do đó văn hóa và cơ chế điều hành cịn khá mới mẻ. Để phát triển bền vững theo định hướng đến 2015 và tầm nhìn đến 2020 SeABank đang từng bước hoàn thiện, xây dựng tổ chức NH chun nghiệp hơn. Ngồi ra, cơng tác quản trị của SeABank cịn thơng qua nhiều cấp bậc và mang tính hành chính, giấy tờ, thủ thục rườm rà. Các cấp quản lý trung gian chưa được phân quyền, từ đó gây ra sự thiếu linh hoạt, thiếu quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong những quyết định kinh doanh.

Đối với giám đốc nhóm 1- Giám đốc của những chi nhánh lớn, hạn mức phê duyệt cao nhất cũng chỉ tầm 1,5 tỷ đồng giành cho khách hàng cá nhân, và 3 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp.

Đối với các hồ sơ tín dụng ngồi thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh, thì hồ sơ sẽ được chuyển về Hội sở phê duyệt. Tuy nhiên, sự phê duyệt của Hội sở còn khá gắt

gao và phụ thuộc nhiều vào giấy tờ, thiếu việc thẩm định thực tế, tạo khe hở và rủi ro khi khách hàng và nhân viên tín dụng cố tình làm giả giấy tờ.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhưng hiệu quả hoạt động điều hành của SeABank chưa cao, làm giảm khả năng ứng phó của SeABank trước mơi trường bên ngồi.

2.2.5 Năng lực hoạt động

2.2.5.1 Khả năng huy động vốn

Bảng 2.10 Thị phần huy động vốn của một số Ngân hàng năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu NHTM Doanh số huy động TT1 Thị phần (%) (Năm 2013) 2010 2011 2012 2013 SEABANK 24.790 34.353 31.369 36.184 0,98% SACOMBANK 78.335 75.092 107.458 131.644 3,50% VPBANK 23.970 29.412 59.514 83.844 2,26% DONGABANK 31.417 36.064 50.790 65.087 1,76% OCEANBANK 42.338 38.590 43.240 51.924 1,40%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng năm 2010 – 2013, Báo cáo NHNN 2013)

Thị phần vốn huy động của SeABank khá thấp so với các NH (0,98%). Năm 2013 tổng huy động thị trường 1 của SeABank tăng 15% so với năm 2012 (tương đương 4.815 tỷ đồng) đạt 36.184 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với các NH. Đối với DongABank, năm 2013 huy động tăng 28% so với năm 2012 (tương đương 14.297 tỷ đồng) đạt 65.087 tỷ đồng. VPBank tăng 41% so với năm 2012 (tương đương 24.330 tỷ đồng) đạt 83.844 tỷ đồng.

Điều này một phần do thương hiệu SeABank vẫn chưa được biết đến nhiều nên lòng tin của người dân vào NH chưa cao. Mặc dù lãi suất huy động tại SeABank có cao hơn mặt bằng chung các NH nhưng tăng trưởng huy động vẫn khá thấp và thị

phần chỉ đạt 0,98% trên cả nước. (Mức lãi suất cao nhất trong năm 2013 thuộc về kỳ hạn 13T là 8,7% và 36T là 7,7%).

Bảng 2.11 Tổng nguồn vốn huy động của SeABank từ 2010-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thị trường 1 24.790 34.353 31.369 36.184 Thị trường 2 14.895 47.264 31.447 33.761 Tổng huy động 39.685 81.617 62.816 69.945

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của SeABank)

Biểu đồ 2.11 Tổng huy hộng của SeABank từ 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của SeABank)

Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SeABank qua các năm có sự tăng trưởng khơng đều.

Năm 2011 đạt 81.616 tỷ đồng tăng 41.932 tỷ đồng so với năm 2010 và năm 2012 chỉ đạt 62.817 tỷ đồng giảm 18.799 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013 có tăng nhưng khơng đáng kể, đạt 69.954 tỷ đồng.

Năm 2011 có thể xem là năm hoạt động sơi nổi của SeABank về nhiều mặt trong đó nổi bật là thu hút được nguồn vốn huy động, tăng 105.66% so với năm 2010. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lãi suất, đây được xem là một trong những năm

có lãi suất cao nhất của ngành NH, lãi suất cao nhất lên đến 14%/năm. Tuy nhiên năm 2012 do ảnh hưởng của nền kinh tế nên tình hình hoạt động khơng đạt kết quả tốt giảm 23,03% so với năm 2011), do có sự tiết chế của NHNN lãi suất đã có sự thay đổi rõ rệt, đến cuối năm 2012 lãi suất trần chỉ cịn 8,7 %/năm do đó đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngành NH nói chung và SeABank nói riêng. Tuy có giảm so với trước nhưng nguồn vốn huy động của SeABank vẫn ổn định và tăng trưởng trở lại vào năm 2013.

Mặt khác nguồn vốn mà SeABank huy động được thường tập trung tại các thành phố, khu vực lớn đơng dân cư như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hải Phịng, đặc biệt là Hà Nội. Trong khi đó, đối với các thành phố nhỏ hơn thì SeABank vẫn là một cái tên mới nên sẽ khó cạnh tranh được với một số NH khác và SeABank hiện vẫn hạn chế mạng lưới hoạt động tại một số khu vực miền Trung, Tây Nguyên vì thế cũng làm hạn chế phần nào đó nguồn vốn huy động. Hiện tại, theo kế hoạch năm 2014 SeABank tăng cường hoàn thiện hơn, phát triển, quảng bá hình ảnh NH hơn nữa để đưa SeABank đến gần hơn với mọi tầng lớp, phấn đấu để trở thành NH bán lẻ hàng đầu.

Nguồn vốn huy động theo thị trường 1: Cụ thể về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn được thể hiện trong Bảng 2.12:

Bảng 2.12 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của SeABank từ 2010-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tiền gửi không kỳ hạn

bằng VND 2.508 10,12% 5.156 15,01% 2.019 6,44% 2.985 8,25% Tiền gửi không kỳ hạn

bằng vàng, ngoại tệ 650 2,62% 1.736 5,05% 1.401 4,47% 1.556 4,30% Tiền gửi có kỳ hạn

bằng VND 19.224 77,55% 22.574 65,71% 23.921 76,26% 28.223 78,00% Tiền gửi có kỳ hạn

bằng vàng, ngoại tệ 2.370 9,56% 4.820 14,03% 3.905 12,45% 3.275 9,05% Tiền gửi ký quỹ 38 0,15% 67 0,20% 123 0,39% 145 0,40%

Tổng 24.790 34.353 31.369 36.184

Trong tổng nguồn vốn huy động của Khách hàng thì tiển gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khi các lọai tiền gửi khác chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng chiếm 88,7% và năm 2013 chiếm 88% trên tổng nguồn vốn huy động. Và trong tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng thì loại tiền gửi có kỳ hạn bằng VND là chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2012 đạt 76,13% và năm 2013 đạt 78% trong tổng tiền gửi do khách hàng của SeABank chủ yếu là người Việt Nam, sinh sống, làm việc và sử dụng chủ yếu bằng tiền đồng Việt Nam mặt khác SeABank khơng có chương trình huy động vàng, chỉ áp dụng các hình thức huy động bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ mà chủ yếu ngoại tệ là USD, AUD cịn một số ngoại tệ khác thì chỉ áp dụng tại các chi nhánh lớn như Hội Sở tại Hà Nội, Sở giao dịch, Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Quảng Ngãi điều này cũng làm hạn chế lượng tiền gửi của SeABank.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn của SeABank khá ổn định và để tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)