Tổng tài sản SeABank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 48)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank năm 2010-2013)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank năm 2010-2013)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3 Tổng huy hộng vốn của SeABank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2.1.4.2 Phát triển khách hàng.

Năm 2013 tiến đến kỷ niệm SeABank trịn 20 tuổi với nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, kèm theo đó là sự phát triển về dịch vụ trả lương cho các khách hàng lớn và đối tác chiến lược: PVI, PV Gas, Bảo hiểm xã hội,…Tính đến 31/12/2013, số khách hàng cá nhân của SeABank nâng lên gần 427.000 người. Số lượng khách hàng thuộc phân khúc khách hàng SME và hộ kinh doanh là 12.657 người, tăng 108% so với năm 2012.

Ngoài ra, trong năm 2013, SeABank cũng ký kết nhiều hợp đồng tiền gửi, hợp tác tài trợ tín dụng với nhiều doanh nghiệp lớn như PVI, MobiFone,.. Đồng thời phát triển các dịch vụ NH hằng ngày, những sản phẩm dịch vụ chuyên biệt được nhiều cơng ty và tập đồn lớn tin tưởng sử dụng như: Dịch vụ ủy thác trả lương, Dịch vụ thu chi hộ, NH trực tuyến SeANet, Chuyển tiền quốc tế,… Số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn đã tăng lên gần 400 khách hàng.

2.1.4.3 Phát triển dịch vụ thẻ và mạng lưới liên kết

Tháng 8/2013, SeABank chính thức phát hành Thẻ tín dụng quốc tế SeABank Visa sử dụng cơng nghệ thẻ Chip EMV với nhiều tiện ích cho khách hàng.

Cùng với việc số lượng khách hàng tăng đến 440.000 khách thì số lượng thẻ thanh tốn cũng tăng lên đạt 246.155 thẻ, tăng 29% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.4 Số lƣợng thẻ SeABank phát hành 2011-2013

Đơn vị tính: cái

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank năm 2010-2013)

SeABank đã hoàn thành việc mở rộng kết nối với các NH thành viên trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, VNBC, nâng tỷ lệ chấp nhận thẻ của SeABank trên thị trường lên 98%, đồng thời lắp đặt thêm nhiều máy POS và ATM: 314 ATM và 424 POS trên toàn quốc.

Biểu đồ 2.5 Mạng lƣới ATM & POS của SeABank

Đơn vị tính: Cái

2.1.4.4 Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế

Hoạt động thanh toán trong nước: Với lợi thế mạng lưới giao dịch của SeABank ngày càng mở rộng, tối ưu hóa các kênh thanh tốn và hồn thiện cơng nghệ nhằm nâng cao tỷ lệ tự động hóa trong xử lý các giao dịch nên số lượng thanh toán trong nước của SeABank đạt 334.025 giao dịch, tăng 13,36% so với năm 2012 và doanh số giao dịch đạt 840 nghìn tỷ đồng.

Biểu đồ 2.6 Doanh số TTTN Biểu đồ 2.7 Số lƣợng giao dịch TTTN

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Đơn vị tính: Lần giao dịch

Hoạt động thanh tốn quốc tế: Tuy năm 2013 vẫn cịn những khó khăn trong hoạt động tài chính NH, nhưng hoạt động Thanh tốn quốc tế của SeABank vẫn duy trì sự phát triển ổn định. Doanh số Thanh toán quốc tế năm 2013 của NH đạt 832.835 nghìn USD và doanh thu phí đạt 351 nghìn USD tăng 31% so với năm 2012.

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank năm 2010-2013) (Nguồn: Báo cáo thường niên

Biểu đồ 2.8 Doanh số thanh toán quốc tế và Doanh thu phí thanh tốn quốc tế của SeABank

Đơn vị tính: Nghìn USD

(Nguồn: Báo cáo thường niên SeABank từ 2020 đến 2013)

2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của SeABank

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của SeABank, tác giả đã thực hiện so sánh SeABank với 4 NH Sacombank, VPBank, DongABank và OceanBank.

Tác giả chọn Sacombank, DongABank – những NH có uy tín thương hiệu, năng lực cạnh tranh cao để học hỏi kinh nghiệm và tìm ra phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của SeABank.

Chọn VPBank, Oceanbank – những NH thuộc nhóm năng lực cạnh tranh trung bình, vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động tương đương SeABank để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh mà SeABank có.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM tác giả thực hiện việc đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP Đơng Nam Á qua các tiêu chí sau: Năng lực tài chính, Khả năng ứng dụng công nghệ, Nguồn nhân lực, Mạng lưới hoạt động, Năng lực quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức, Năng lực hoạt động, Uy tín thương hiệu.

2.2.1 Năng lực tài chính

2.2.1.1 Vốn chủ sở hữu

Năng lực tài chính của NHTM thể hiện trước hết ở quy mô VCSH của mỗi NH. Quy mơ VCSH càng lớn thì NH càng có điều kiện mở rộng quy mơ, trang thiết bị công nghệ, phát triển chi nhánh, từ đó tăng khả năng cạnh tranh.

Bảng 2.2 Vốn chủ sở hữu của SeABank qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Vốn điều lệ 5.334 5.334 5.334 5.466 Vốn khác 0,055 0,055 0,055 0,055 Quỹ của tổ chức tín dụng 231 101 202 132

Lợi nhuận chưa phân phối 178 100 45 129

Tổng VCSH 5.743 5.535 5.581 5.727

(Nguồn: Báo cáo tài chính SeABank từ 2010 – 2013)

Biểu đồ 2.9: Vốn Chủ sở hữu của SeABank từ 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính SeABank từ 2010 – 2013)

Tính đến 31/12/2013, VCSH của SeABank là 5.726 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 5.466 tỷ đồng.

Với yêu cầu phát triển nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, SeABank cũng không ngừng tăng vốn điều lệ để làm cho năng lực tài chính tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính NH trong q trình hoạt động được đảm bảo. Đến cuối năm 2013, Thống đốc NHNN Việt Nam đã chấp thuận việc SeABank tăng vốn điều lệ từ 5.335 tỷ đồng lên gần 5.466 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông SeABank 2013 thông qua.

Vốn điều lệ của SeABank tăng các năm thể hiện qua biểu đồ 2.10:

Biểu đồ 2.10 Vốn điều lệ SeABank từ 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính SeABank từ 2010 – 2013)

Tăng vốn điều lệ của một số NHTMCP thể hiện trong Bảng 2.3:

Bảng 2.3 Vốn điều lệ của một số NHTM từ 2010-2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm NHTM 2010 2011 2012 2013 Sacombank 9.179 9.179 10.739 12.425 VPBank 4.000 5.050 5.770 5.770 DongABank 4.500 4.500 3.100 5.000 OceanBank 3.500 4.000 4.000 4.000 SeABank 5.335 5.335 5.335 5.466

Theo xu hướng tăng vốn như trên thì năng lực cạnh tranh của SeABank được nâng lên đáng kể so với các NHTM CP có quy mơ VCSH tương đương nhưng so với các NHTM khác trên thị trường, điển hình như Sacombank thì SeABank cịn thua kém nhiều về quy mơ vốn điều lệ cũng như khả năng tài chính của mình.

Tuy nhiên, việc liên kết với các tổ chức, tập đồn tài chính trong và ngoài nước như: Société Générale (sở hữu 20% cổ phần), công ty Thông tin di động (sở hữu 6% cổ phần) và nhiều đối tác chiến lược như PV Gas, Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), BRG Group, Honda Việt Nam,… cũng đã phần nào tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình thơng qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới,… tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ thương hiệu của đối tác chiến lược. Điều này góp phần khơng nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của SeABank trong tương lai.

2.2.1.2 Khả năng sinh lời

Năng lực tài chính của các NHTM cịn được đánh giá qua khả năng sinh lời và hệ số CAR của NHTM.

Bảng 2.4 Các hệ số tài chính của NHTM năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Năm

SEABANK SACOMBANK VPBANK DONGABANK OCEANBANK ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE

2010 1,47 1,21 1,50 15,04 1,15 22,65 1,40 18,58 1,50 21,80

2011 0,16 2,24 1,44 14,60 1,12 14,00 1,53 19,58 1,10 14,70

2012 0,06 0,95 0,68 7,15 0,77 11,00 1,83 11,20 0,50 6,80

2013 0,20 2,68 1,38 14,30 11,00 14,09 0,46 5,89 0,40 5,20

Bảng 2.5 Tỷ lệ an toàn vốn CAR của 05 NHTM từ 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Năm SEABANK SACOMBANK VPBANK DONGABANK OCEANBANK

2010 13,72 9,97 14,66 10,84 9,48

2011 13,29 11,66 11,90 10,01 11,74

2012 15,50 9,53 12,50 10,85 10,36

2013 14,29 10,22 12,50 10,42 9,23

(Nguồn: Báo cáo thường niên 05 Ngân hàng năm 2010 - 2013)

So với các NH thì các hệ số ROA, ROE của SeABank có phần thua kém hơn hẳn. Nguyên nhân ROA, ROE thấp với SeABank nói riêng và với các NHTM nói chung là do trong những năm qua là Tổng tài sản và Vốn điều lệ tại các NH tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì thấp; lãi suất cho vay giảm so với lãi suất huy động.

Tuy nhiên hệ số CAR thì ln được cải thiện và đạt mức cao là 14,29% so với các NHTMCP.

Tính đến cuối năm 2013 tổng tài sản của toàn hệ thống TCTD đạt 5.755.869 tỷ đồng, tăng 13,17% so với cuối năm 2012; vốn tự có cũng tăng 9,61% lên 466.926 tỷ đồng. (http://investor.vietinbank.vn/News/2014/2/18/69163.aspx).

Trong khi tình hình kinh doanh chung của các TCTD liên tục giảm trong năm 2013, thì những định hướng và chiến lược đúng đắn của các NH như Sacombank và VPBank đã đem lại một sự tăng trưởng vượt bậc, các chỉ tiêu về huy động, tín dụng, lợi nhuận đều tăng đáng kể. Đây là một kinh nghiệm cho SeABank để đưa ra những định hướng chiến lược trong từng trường hợp cụ thể để có phát triển tốt trong mơi trường khó khăn khác nhau.

Cuối năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với nguồn vốn huy động của SeABank tại thời điểm 31/12/2013 là 57,84%, tỷ lệ cho vay so với huy động liên tục giảm trong các năm qua, nên doanh thu từ lãi cũng giảm theo.

Bảng 2.6 Doanh số huy động, cho vay của SeABank từ 2010-2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Huy động TT1 24.790 34.353 31.369 36.184 Cho vay TT1 20.512 19.641 16.694 20.929 Cho vay/Huy động (%) 82,74% 57,17% 53,21% 57,84%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SeABank từ 2010-2013)

Xét về cơ cấu nguồn thu nhập thì thu nhập của SeABank chủ yếu từ tín dụng, chiếm hơn 95% tổng thu nhập, trong khi đó thu về hoạt động dịch vụ chỉ chiếm 1,23% trên tổng thu nhập. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của SeABank về mảng dịch vụ còn quá thấp, một phần do khách hàng chưa biết đến SeABank nhiều như các NH khác, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú đa dạng… Bên cạnh đó mạng lưới SeABank vẫn cịn nhỏ so với các NHTMCP và tại một số tỉnh thành vẫn chưa có các chi nhánh của SeABank.

2.2.1.3 Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro

Trong năm 2013, SeABank khơng ngừng hồn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của NHNN, hồn tất việc xây dựng mơ hình khối Quản trị rủi ro và khối kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động kiểm soát tuân thủ và quản trị rủi ro. Hệ thống kiểm soát nội bộ của SeABank được thiết kế, cài đặt, tổ chức trong mọi quy trình nghiệp vụ và là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của NH. Khối kiểm soát thực hiện chức năng tư vấn, kiểm tra, giám sát, nâng cao ý thức tuân thủ trên toàn hệ thống SeABank và giúp việc Ban Tổng Giám đốc đánh giá, sửa đổi, bổ sung.

Hệ thống kiểm soát nội bộ, Khối Quản trị rủi ro là đầu mối phối hợp với các khối/Trung tâm/phòng/Ban tại Hội sở và các đơn vị kinh doanh xây dựng các chính sách, cơ chế giám sát và quản trị rủi ro trên mọi lĩnh vực hoạt động của SeABank

như: quản lý thanh khoản; đảm bảo các tỷ lệ an tồn trong hoạt động; chính sách về rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động...

Trong năm 2013, SeABank cũng đã có nhiều giải pháp, chính sách, công cụ được xây dựng, áp dụng để thu hồi nợ xấu cũ, hạn chế phát sinh nợ xấu mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của SeABank là 2,84% (năm 2013) giảm 0,14% so với năm 2012 là 2,98%.

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ của SeABank và một số NHTM năm 2010- 2013

Đơn vị tính: %

NHTM

Năm SEABANK SACOMBANK VPBANK

DONGA BANK OCEAN BANK 2010 2,14 0,52 1,20 1,59 1,67 2011 2,76 0,56 1,82 1,69 2,08 2012 2,98 1,97 2,81 3,95 2,89 2013 2,84 1,44 2,81 3,99 2,97

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010 -2013 của các NH)

Để nâng cao công tác quản trị rủi ro, SeABank sẽ triển khai dự án Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, dự án Quản trị kinh doanh liên tục, dự án Collection trong năm 2014 để hoạt động quản trị rủi ro của SeABank sẽ được nâng lên tầm cao mới, đạt chuẩn các NHTM quốc tế.

2.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ

Năm 2005, SeABank đã chính thức đưa vào áp dụng tồn hệ thống phần mềm NH hiện đại Globus T24 (Tenemos) cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản. Hiện nay SeABank tích hợp thành công hai phần mềm NH hiện đại T24 Temenos phiên bản mới nhất R12 và phần mềm chuyển mạch công nghệ thẻ Way4 để cho ra đời sản phẩm thẻ an tồn, đa tính năng, đa tiện ích.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, quản trị NH hàng ngày, SeABank cịn sử dụng nhiều cơng nghệ hiện đại của Cisco, IBM, Oracle, Openway cũng như các công nghệ hỗ trợ như Datacenter, Server, Storage, IP Phone… qua đó giúp nâng cao hiệu suất cơng việc, chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

SeABank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại như SMS Banking, Email Banking, NH điện thoại (SeAMobile), NH qua điện thoại 24/7 (SeACall), Tổng đài chăm sóc khách hàng (Call Centre), Internet Banking (SeANet - www.seanet.vn)... Ngày 16/01/2012 Autobank chính thức ra mắt với những tính năng ưu việt lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Hình 2.1 Autobanking của SeABank

(Nguồn: Website www.seabank.com.vn)

SeABank cũng là NH đi tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ thẻ chip EMV tăng cường bảo mật cho thẻ quốc tế Visa, MasterCard.

Trong quá trình hoạt động của mình, SeABank không ngừng cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khả năng ứng dụng cơng nghệ cịn thể hiện ở mạng lưới hoạt động của MHTM.

Hiện nay, SeABank có trên 155 điểm giao dịch tại 22 tỉnh thành trọng điểm kinh tế trên toàn quốc. Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ tiêu biểu trên thị trường tài chính, SeABank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đến các tỉnh thành trên cả nước để khách hàng trên tồn quốc có cơ hội tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ NH. Bên cạnh đó, SeABank cũng đã hồn thiện việc mở rộng kết nối với các NH thành viên trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, VNBC nâng tỷ lệ chấp nhận thẻ của SeABank trên thị trường đạt 98%; đồng thời lắp đặt nhiều máy ATM và POS, nâng tổng số lượng máy ATM và POS của NH lên 314 máy ATM và 424 máy POS trên toàn quốc và nằm trong TOP 15 NH có mạng lưới ATM và POS lớn nhất Việt Nam. Số lượng máy ATM và POS qua các năm của các NHTM, từ năm 2010 đến 2013 là:

Bảng 2.8 Số lƣợng ATM của các Ngân hàng

Đơn vị tính: Cái STT NGÂN HÀNG SL ATM THỊ PHẦN (NĂM 2013) 2013 2012 2011 2010 1 DongABank 1.016 1.116 1.236 1.320 7,0% 2 Sacombank 780 780 751 657 5,4% 3 SeABank 314 298 234 135 2,1% 4 VPBank 305 291 233 198 2,0% 5 OceanBank 131 124 106 71 0,9%

(Nguồn: Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Bảng 2.9 Số lƣợng POS của các Ngân hàng

Đơn vị tính: Cái STT NGÂN HÀNG SL POS THỊ PHẦN (2013) (%) 2013 2012 2011 2010 1 Sacombank 3.155 3.155 2.021 1.490 3,02% 2 DongABank 1.145 705 1.029 759 0,67%

3 SeABank 424 433 420 298 0,42%

4 OceanBank 283 283 259 213 0,27%

5 VPBank 0 0 0 0 0%

(Nguồn: Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Xét về số lượng ATM và máy POS thì SeABank vẫn còn chiếm một thị phần khá nhỏ, xét về tiện ích, tính đa dạng và chuẩn loại thẻ thì SeABank cịn thua khá nhiều các NH khác. Những tiện ích khác như gửi tiền tại máy ATM, thanh toán tiền điện, tiền nước,… thì SeABank mới chỉ giới hạn tại một số điểm giao dịch của các Autobanking. Các ATM khác chỉ để rút tiền, chuyển tiền, in sao kê tài khoản.

Sự nổi bật lớn nhất về các điểm giao dịch ATM của SeABank là sự ra đời của Autobanking. Hiện nay, SeABank đang từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, phát triển hệ thống ATM và POS khắp cả nước để các khách hàng của SeABank có thể dễ dàng tìm và thực hiện các giao dịch của SeABank, bằng chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)