Chƣơng 4 Phƣơng pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.2. Các giả thuyết nghiên cứu
4.2.2. Giả thuyết của các nhân tố đặc thù của ngành ngân hàng
Giả thuyết “quản lý kém I”:
Yếu tố quản lý kém trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay có thể nêu lên thơng qua biểu hiện nhƣ: các nhà quản trị sản xuất kinh doanh kiêm nhiệm việc lãnh đạo điều hành ngân hàng. Điều này làm cho việc những nhà quản trị này quản lý ngân hàng nhƣng khơng có đủ kiến thức lẫn kỹ năng chun mơn, đƣa đến tầm nhìn chiến lƣợc cục bộ, không theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế, gây ra nợ xấu. NHNN vì vậy đã thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống NH, một số ngân hàng yếu kém đã đƣợc mua lại và sắp xếp những nhà quản trị của những ngân hàng lớn sang quản lý, một số ngân hàng yếu kém sáp nhập với ngân hàng lớn với mong muốn áp dụng đƣợc quy trình giám sát và quản lý hiệu quả hơn.
Về mặt lý thuyết, việc quản lý kém trong quy trình thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo, cũng nhƣ là giám sát con nợ sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng của ngân hàng giảm xuống; điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng tăng lên và xuất hiện thêm nhiều các khoản vay có vấn đề.
Một ngân hàng có tổ chức quản lý yếu kém thƣờng đƣợc biểu hiện qua việc “thiếu hiệu quả về mặt chi phí” (việc quản lý kém dẫn đến chi tiêu thiếu hiệu quả), do đó tác giả lựa chọn biến đại diện “thiếu hiệu quả về mặt chi phí” làm biến đại diện cho nhân tố này. Giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết 5: Thiếu hiệu quả về mặt chi phí sẽ làm cho nợ xấu gia tăng.
Giả thuyết “quản lý kém II”:
Tƣơng tự nhƣ lập luận ở giả thuyết “quản lý kém I”: ngân hàng quản lý kém sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng tăng và cụ thể là nợ xấu sẽ tăng. Việc quản lý kém cũng có thể biểu hiện ở “thu nhập trên vốn chủ sở hữu” thấp (quản lý kém dẫn đến việc hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả và thu nhập đem về cho cổ đông sẽ thấp). Do đó, biến “thu nhập trên vốn chủ sở hữu” có thể đại diện cho chất lƣợng quản lý của ngân hàng. Điều này hàm ý một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa thu nhập trong quá khứ và các khoản vay có vấn đề.
Giả thuyết 6: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có quan hệ nghịch đảo với nợ xấu.
Giả thuyết “tiết kiệm”:
Tồn tại một điều kiện cân bằng tối ƣu, trong đó nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ cho việc thẩm định, cấp, giám sát các khoản vay và chi tiêu hiệu quả. Nói cách khác, ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lƣợng cho vay sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí hoạt động; nhƣng do việc giám sát đƣợc đầu tƣ ít nên khả năng trả nợ của con nợ cũng không đƣợc quan tâm đúng mức, làm cho nợ xấu tăng lên.
Một ngân hàng khơng đặt nặng vấn đề tiết kiệm có thể đƣợc biểu hiện bằng chỉ số “thiếu hiệu quả về mặt chi phí” khơng q thấp. Nghĩa là, khi ngân hàng khơng chú trọng đến vấn đề tiết kiệm thì việc chi tiêu cũng sẽ khơng bị quản lý chặt chẽ, chỉ số “thiếu hiệu quả về mặt chi phí” có thể cao, nhƣng cũng đồng thời cho thấy
chi phí cho hoạt động giám sát tín dụng khơng bị cắt giảm q mức, từ đó rủi ro tín dụng cũng sẽ đƣợc hạn chế (nợ xấu sẽ giảm). Do đó, giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết 7: Thiếu hiệu quả về mặt chi phí sẽ làm giảm nợ xấu.
Giả thuyết “rủi ro đạo đức”:
Một dạng đặc biệt của hiện tƣợng rủi ro đạo đức là “vấn đề đại diện”. “Vấn đề đại diện” làm cho nhà quản trị ngân hàng khơng chỉ hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi ích của cổ đơng mà cịn vì động cơ trục lợi riêng; chẳng hạn nhƣ: thâu tóm quyền lực, củng cố địa vị và thậm chí là tìm cách để đạt đƣợc mức lƣơng cao hơn. Do đó, khi “vấn đề đại diện” xuất hiện, các nhà quản trị ngân hàng có thể đi ngƣợc lại các nguyên tắc đạo đức và hành động để trục lợi riêng cho cá nhân, việc cấp tín dụng có thể sẽ thực hiện sai quy trình, quy định (cho vay quá hạn mức, vƣợt tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu), từ đó nguy cơ xuất hiện nợ xấu cũng sẽ tăng theo.
Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu trƣớc đây (đƣợc đề cập ở phần lƣợc khảo tài liệu, mục 2.3.2), ngoài việc quan tâm đến vấn đề trục lợi cá nhân, “rủi ro đạo đức” cũng có thể đến từ việc: các nhà quản trị ngân hàng quan tâm đến danh tiếng của mình và sẽ tìm cách tăng trƣởng kinh doanh trong ngắn hạn (nhằm thuyết phục các cổ đông khả năng quản trị của họ trong thời gian ngắn đã đem lại hiệu quả). Điều này có thể sẽ làm cho ngân hàng áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng, đẩy rủi ro của danh mục cho vay lên cao và làm tăng nợ xấu của ngân hàng.
Việc giám sát của các cổ đông đến nhà quản trị là rất quan trọng, nó làm hạn chế “vấn đề đại diện” xuất hiện, hạn chế đƣợc các nhà quản trị tự ý hành động đi ngƣợc lại các nguyên tắc và làm xuất hiện “rủi ro đạo đức”. Một biến số đƣợc sử dụng để đo lƣờng khả năng giám sát của các cổ đông đối với các nhà quản trị là “mức vốn chủ sở hữu” (tham khảo từ nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) và Louzis et al. (2012)). Mức vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng tài sản ngân hàng (hay còn gọi là khả năng thanh tốn) càng ít, địn cân nợ càng lớn, đồng nghĩa với việc cổ đơng sẽ ít có cơ hội giám sát ngƣời quản lý hơn, khả năng xuất hiện rủi ro đạo đức sẽ càng nhiều. Giả thuyết đặt ra là :
Giả thuyết 8: Khả năng thanh toán của các ngân hàng thấp dẫn đến sự gia tăng nợ xấu.
Giả thuyết “cơ hội kinh doanh đa dạng I”:
Việc kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ làm cho ngân hàng không chỉ tập trung nguồn vốn vào việc cấp tín dụng mà cịn ở nhiều lĩnh vực khác nhƣ: dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, đầu tƣ và các hoạt động khác. Do vậy, tác động “đa dạng hóa trong kinh doanh” sẽ làm cho các khoản cho vay của ngân hàng giảm xuống tƣơng đối. Khi các khoản cho vay giảm xuống, một mặt làm thu nhập từ lãi vay giảm xuống, một mặt cũng hạn chế đƣợc nợ xấu tăng lên. Theo cơ chế này, “cơ hội kinh doanh đa dạng” sẽ có tác động tiêu cực (âm) đến “nợ xấu”.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng các biến số khác nhau để lƣợng hóa mức độ đa dạng hóa trong kinh doanh của ngân hàng thành những con số cụ thể. Tuy nhiên, các biến số đại diện vẫn cịn nhiều hạn chế của nó, chƣa thật sự thuyết phục hết các đọc giả. Do vậy, để tăng thêm mức độ tin cậy, với giả thuyết “cơ hội kinh doanh đa dạng” tác giả sử dụng hai biến đại diện và chia nhỏ giả thuyết này thành “cơ hội kinh doanh đa dạng I” và “cơ hội kinh doanh đa dạng II” (cách làm này tác giả tham khảo từ nghiên cứu của Louzis et al. (2012)). Với giả thuyết “cơ hội kinh doanh đa dạng I”, biến đại diện đƣợc chọn là “Quy mô ngân hàng”, với lý do: Xét về lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng có quy mơ càng lớn càng có nhiều ƣu thế (nhƣ vốn, cơ sở vật chất, mạng lƣới) để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đầu tƣ cải tiến công nghệ nhằm áp dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đây là cách thức để ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ kinh doanh của mình. Các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng biến “quy mô ngân hàng” làm biến đại diện cho “cơ hội kinh doanh đa dạng” có thể liệt kê nhƣ: Louzis et al. (2012), Abid et al. (2014) và Salas and Saurina (2002)... (tác giả lƣợc khảo các tài liệu này ở mục 2.3.2). Vì vậy, giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết “cơ hội kinh doanh đa dạng II”:
Giống với những lập luận ở giả thuyết “cơ hội kinh doanh đa dạng I”, tuy nhiên, “cơ hội kinh doanh đa dạng” cũng có thể đƣợc đại diện bằng biến thu nhập ngoài lãi, với lý do: tỷ lệ này phản ánh sự phụ thuộc của ngân hàng đối với các nguồn thu nhập ngoài lãi khác; tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ ngân hàng càng có nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng. Giả thuyết đặt ra là :
Giả thuyết 10: Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi có mối quan hệ ngƣợc chiều đến nợ xấu.
Giả thuyết “chính sách tín dụng”:
Một chính sách tín dụng mở rộng sẽ thu hút đƣợc nhu cầu của ngƣời đi vay hơn, ví dụ nhƣ : nới lỏng về chất lƣợng thẩm định của con nợ hay tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc xây dựng một chính sách tín dụng mở rộng có thể khơng chỉ vì mục đích: “tối đa hóa thu nhập của cổ đơng”. Trong nhiều trƣờng hợp, nhà quản lý có thể dùng đến một chính sách tín dụng nới lỏng nhằm mục đích: cố gắng tạo ra thu nhập hiện tại tốt, nâng cao danh tiếng cho mình. Phƣơng pháp này đƣợc định nghĩa nhƣ là cách mở rộng một phần NPV1 âm của tín dụng, làm tăng nợ xấu trong tƣơng lai.
Nhƣ vậy, một chính sách tín dụng nới lỏng sẽ làm cho thu nhập ngắn hạn tăng lên và đồng thời cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện nợ xấu. Điều này hàm ý một mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập trên vốn chủ sở hữu ở hiện tại và nợ xấu trong tƣơng lai.
Giả thuyết 11: Thu nhập trên vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với sự gia tăng nợ xấu trong tƣơng lai.
Giả thuyết “tính trễ của nợ xấu”:
Các nhà quản trị có thể cho rằng nợ xấu tại thời điểm hiện tại chƣa phải là tối ƣu; nghĩa là: tại thời điểm hiện tại, ngân hàng có thể đang có mức nợ xấu cao hơn hoặc thấp hơn so với mục tiêu đặt ra. Do vậy, các nhà quản trị sẽ phải điều chỉnh dần mức nợ xấu ở hiện tại về mức mục tiêu.
Điều này giúp tác giả suy luận: “nợ xấu của hiện tại chịu sự tác động của nợ xấu trong quá khứ” và “nợ xấu trong tƣơng lai chịu sự tác động của nợ xấu ở hiện tại”.
Giả thuyết 12: Nợ xấu của năm trƣớc có tác động đến nợ xấu của năm sau.