Chƣơng 4 Phƣơng pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.6. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu của đề tài đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, các nguồn này có thể coi là đáng tin cậy, cụ thể nhƣ sau:
Nguồn thu thập các biến kinh tế vĩ mô
Dữ liệu các biến số kinh tế vĩ mô lấy từ hai nguồn dữ liệu đƣợc công bố trên website của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khi so sánh hai nguồn dữ liệu này, tác giả nhận thấy số liệu của hai nguồn trong nhiều trƣờng hợp là khác nhau. Do vậy, để thuận tiện và số liệu thu thập đƣợc đồng nhất, với mỗi biến quan sát, tác giả chọn lựa nguồn dữ liệu nào có đầy đủ số liệu từ năm 2006 đến 2014 (mà không đối chiều với nguồn khác). Cụ thể :
Từ ngân hàng dữ liệu của WB, tác giả thu thập số liệu của các biến “lãi suất cho vay” và “tăng trƣởng GDP”.
Từ ngân hàng dữ liệu của IMF, tác giả thu thập số liệu của biến “nợ công” và “tỷ lệ thất nghiệp”.
Tác giả xin lƣu ý: các biến đƣợc thu thập đều có dạng tỷ lệ phần trăm, các định nghĩa và cách tính của các biến mà tác giả sử dụng cũng đƣợc lấy từ nguồn của hai tổ chức này (tác giả đề cập ở Mục 4.3 Mô tả các biến đại diện).
Nguồn thu thập các biến đặc thù của ngân hàng và biến nợ xấu
Tác giả đã thu thập dữ liệu của các biến đặc thù của ngân hàng và biến nợ xấu từ nguồn dữ liệu: BCTC đƣợc kiểm toán và BCTN của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Theo danh sách các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đƣợc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cơng bố vào 30/6/2015, tồn hệ thống Ngân hàng Việt Nam (khơng tính Ngân hàng nƣớc ngồi và liên doanh) có 37 NHTM bao gồm 03 NHTM nhà nƣớc
và 34 NHTM cổ phần, tác giả đã liệt kê ở Phụ lục 4 Danh sách ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam (Đến 30/6/2015).
Đối với biến nợ xấu, dữ liệu đƣợc thu thập trong phần thuyết minh BCTC; cụ thể là phần “phân loại nợ theo nhóm nợ” của mục “cho vay khách hàng”, tác giả lấy số liệu của 3 nhóm nợ cuối (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5). Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả nhận thấy một số ngân hàng không công bố BCTC ở một số năm. Hơn nữa, các BCTC đƣợc báo cáo theo nhiều cách khác nhau, một số BCTC không phân loại khoản mục “cho vay khách hàng” theo 5 nhóm nợ (trong phần thuyết minh), vì vậy khơng thể lọc ra đƣợc số liệu “nợ xấu”.
Vì khả năng có hạn của mình, tác giả chỉ có thể thu thập đƣợc số liệu nợ xấu của 18 Ngân hàng Thƣơng mại trong giai đoạn 2006-2014 (danh sách đƣợc đính kèm trong Phụ lục 5). Đối với các ngân hàng không thể thu thập toàn bộ dữ liệu từ BCTC trong suốt 9 năm, tác giả lựa chọn những ngân hàng chỉ thiếu tối đa là 2 năm (riêng Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bản Việt là 3 năm, 2006, 2009, 2014); sau đó tác giả điền vào những năm thiếu bằng số liệu đƣợc lấy ở BCTN tƣơng ứng (có đối chiếu với BCTC của những năm liền kề để kiểm tra mức độ trung thực của số liệu).