4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu (Results)
4.1. Điều hành chính sách bộ ba bất khả thi của Campuchia
4.1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái
Campuchia là một nước có tính đơ la hóa (Dollarization) rất cao33, đồng USD được sử dụng hơn 80% của tổng khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường
(Radio France Iinternational (RFI), 14/04/2014 at 7:00 PM, dựa trên bài báo cáo của IMF, theo Tal Nay Im & Michel Dabadie (2007), “Dollarization in Cambodia”
là có 90% đồng USD của tổng khối lượng tiền mặt đang lưu thông trên thị trường))
do đó, ổn định tỷ giá là mục tiêu chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ trong việc bảo giữ mức giá trên thị trường và tạo uy tín đến đồng bản tệ, tuy nhiên NBC không quyết định tỷ giá mục tiêu. NBC luôn can thiệp vào thị trường tỷ giá bằng cách mua bán ngoại tệ theo tình hình thực tế và phát hành tỷ giá chính thức (Official Rate) của
ngày tháng năm mà là tỷ giá trung bình liên các ngân hàng và tổ chức tài chính để
cho các cơ quan pháp nhân, nhân dân và các cá nhân khác khi tiếp cận với cơ quan
nhà nước, như chi nộp thuế và lệ phí khác … thì cần phải sử dụng bằng đồng Riel, đồng thời các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khi tính lại sang đồng Riel
cũng phải tuân theo mức độ tỷ giá chính thức này (Hình 2-6). Bản tệ Riel luông tăng giá ở thời vụ lễ truyền thống quốc gia như, lễ tết, lễ Phachum Ben, lễ đua thuyền, là do nhu cầu của người dân Campuchia về bản tệ đã tăng lên trong thời vụ này.
32
http://www.cambodiadaily.com/business/inflation-rate-at-4-2-to-october-48977 33
Tal Nay Im & Michel Dabadie (2007), Dollarization in Cambodia” resulted a series of shocks,
experiences and events that eroded public confidence in the capacity of the authorities to maintain the value of the national currency, the Riel: - Khmer Republic Regime (1970-1975), directed by Marshal Lun Nol,
there were already some amounts of US dollars circulating; - Khmer Rouge Regime (1975-1979), directed by Pol Pot, all financial infrastructures (markets, trade, money, and banking) were systematically destroyed. - UNTAC (1991-1992) was one of the largest & most expensive operations in UN history, at cost of USD 1.7
billion. US dollars flooded the economy, creating new shock againt the national currency, which the NBC
was not prepared to scope with. Subsequently, the central bank & the unique commercial bank (namely Cambodian Commercial Bank, established in 1991 as a joint venture with Siam Commercial Bank), handled all the UNTAC operations & received growing foreign currency deposits.
Tuy nhiên biên độ bình quân của tỷ giá hàng năm là +/-1.2%, nhất chí là kể từ năm
1999 đến nay tỷ giá trung bình là 4,018 Riel/USD và biên độ bình quân của tỷ giá là +/-47 Riel/USD34 (Hình 2-7).
Đó cho thấy là tỷ giá tại Campuchia đang đạt một tình trạng ổn định hơn cả trong thời gian hơn 10 năm vừa qua này.
Hình 2-6: Tỷ giá trung bình năm tại Campuchia (1993 - 2013)
Nguồn: Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC)
34
Hình 2-7: Biên độ của tỷ giá trung bình năm tại Campuchia (1999 - 2013)
Nguồn: Dựa trên số liệu về tỷ giá (hình 2-6) của NBC
4.1.4. Dự trữ ngồi hối (International Reserve-IR)
Từ sự cải cách đến năm 2013, IR của Campuchia đã tăng lên rất đáng kể nhất chí là từ năm 2004 đến cuối 2013 là tăng gấp 3 lần tức là 943 triệu USD năm 2004 và 4,104 triệu USD năm 2013 (Hình 2-8: Dự trữ ngoại hối của Campuchia sau khi trừ vàng và SDR35). Dự trữ ngoại hối này có nguồn từ lưu chuyển đầu tư nước
ngoài và thương mại quốc tế và được lưu trữ bằng tiền USD tại NBC để đảm bảo
cho các thâm hụt kinh tế và tai họa khác (nếu có); Thực tế Campuchia đã rút lại dự trữ ngoại hối 2%GDP để sử dụng chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã
ảnh hưởng đến nền kinh tế Campuchia trong năm 2009 vừa qua. Theo Radio Free
Asia (RFA), 04/11/2013 at 19:00, nói là dự trữ ngoại hối tại NBC trong năm 2013
có hơn 3,600 triệu USD là tương đương với sự nhập khẩu hàng tiêu dùng được 4 tháng nếu Campuchia bị ảnh hưởng của bất kỳ một tai họa gây ra.
35
The Special Drawing Right (SDR) is an international reserve asset, not a currency, created by IMF in 1969
to supplement its member countries’ official reserves. Its value is defined by a weighted currency basket of four major currencies: the U.S. dollar, the euro, the British pound, and the Japanese yen, and SDR can be exchanged for freely usable currencies. In Cambodia 1 SDR = 5,616 Riel | National Bank of Cambodia 1999, “Law on Banking & Financial Institutions, Chapter 5, page 7”.
Dao động tỷ giá thấp nhất (trong biên độ +/-0.33%) là -0.20% (2002), 0.24% (2006), -0.05% (2008), và -0.15% (2013).
Hình 2-8: Dự trữ ngoại hối của Campuchia sau khi trừ vàng và SDR
Nguồn: Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC)
Dựa trên số liệu của NBC về số lượng IR và tổng sản phẩm quốc nội GDP (current) do WB cấp, thì tác gia đã tính lại tỷ lệ phân trăm IR của Campuchia so với GDP (Hình 2-9) như sau.
Hình 2-9: Tỷ lệ IR/GDP Campuchia (1993-2012)
Dự trữ ngoại hối (IR) càng tăng lên từ 1% (1993) đến 27% (2012). Ở giai đoạn năm 2001-2012, IR trung bình là 20%GDP/năm, đồng thời đó tỷ giá hối đối cũng có xu hướng ổn định hơn (Hình: 2-6).
4.2. Đo lường mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi tại Campuchia
Theo dữ liệu của Aizenman, Chinn, và Ito về chỉ số đo lường bộ ba bất khả thi (Trilemma Indexes) mới cập nhật cho đến năm 2012 (Phụ lục 2: Chỉ số bộ ba bất khả thi của Campuchia), trong đó chỉ số bộ ba bất khả thi tại Campuchia có đầy đủ dữ liệu ở giai đoạn năm 1995-2011. Tuy nhiên ở giai đoạn năm 1995-2000, dù có đủ số liệu về chỉ số nhưng ở giai đoạn đó tình hình chính trị tại Campuchia vẫn chưa ổn lắm (Nội chiến ngày 05 và 6/07/1997 giữa quân đội Samdech Hun Sen và
quân đội của Vua Samdech Krom Preah Norodom Ranarith), mức độ KAOPEN do
Aizenman, Chinn, và Ito đã đưa ra là bằng 0, đồng thời hệ thống tài chính tại Campuchia cũng chưa được cải thiện toàn diện. Từ năm 2001 mới Campuchia đưa ra chính sách cải thiện và thúc đẩy hệ thống tài chính theo tầm nhìn và kế hoạch phát triển lĩnh vực tài chính năm 2001-2010, chính sách hình chữ nhật nhằm đảm bảo ổn định chính trị, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng kênh thương mại, kết hợp nền kinh tế Campuchia vào khu vực theo định hướng lựa chọn của sự cải cách kinh tế từ 1993.
Cho nên tác gia đã lấy số liệu chỉ số bộ bất khả thi từ năm 2001 đến năm
2011 để kiểm định hệ số (Coefficient) của chỉ số bộ ba bất khả thi theo mơ hình hồi quy tuyến tính 1 = a.ERS + b.MI + c.KAOPEN để cho thấy là Campuchia cũng là một nước có đối mặt với quy luật đánh đổi của bộ bất khả thi. Trong đó: a, b, c là các hệ số mà chúng ta cần ước lượng.
Qua bảng phân tích (Bảng 2-1) của Eview (phụ lục 3, bảng 2-1a & 2-1b) cho thấy là các yếu tố bộ ba bất khả thi tại Campuchia có tương quan (r) với nhau là
giữa ERS & MI = -0.59, giữa ERS & KAOPEN = -0.75, là tương quan nghịch biến; còn giữa MI & KAOPEN = 0.60 là tương quan đồng biến. Đồng thời hệ số xác định có hiệu chỉnh là R2 = 0.5, mơ hình được chấp nhận (hoặc có thể giải thích được
sự thay đổi 50% của các biến còn lại khi một biến nào đó trong mơ hình đã thay đổi). Biến ERS & KAOPEN có hệ số Coefficient (a & c) được ước lượng lần lượt là
0.749043 & 0.71537 cùng với giá trị thống kê t-Statistic khác 0 và độ ý nghĩa (xác suất P(|T|>t))36 lần lượt là 0.0001 & 0.0075 <5% của khoảng tin cậy 95%; Do đó hệ số của ERS & KAOPEN là rất phù hợp với hàm số. Nghĩa là, các đại lượng hoặc giá trị của ERS và KAOPEN có xu hướng ở phía số 1 nhiều hơn.
Đối với biến MI có hệ số Coefficient (b) ước lượng là 0.167166, giá trị thống
kê t-Statistic = 0.726277 (khác 0), mức ý nghĩa 0.4884 >10%, trong khoảng tin cậy 52%. Hệ số ước lượng (b) này có ít phù hợp, nghĩa là MI nằm trong điều kiện của biến bị bác bỏ, nếu độ tin cậy lớn hơn 52%. Tuy nhiên, MI vẫn có tương quan với ERS và KAOPEN. Cho nên các đại lượng của MI nằm ở phía số 0 nhiều hơn đồng thời các giá trị của ERS & KAOPEN có xu hướng ở phía 1.
Bảng 2-1: Ước lượng hệ số (Coefficient) của hồi qui tuyến tính chỉ số bộ ba bất khả thi tại Campuchia (Bảng 2-1a & 2-1b, Phụ lục 3)
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
ERS 0.749043 0.098203 7.627521 0.0001
MI 0.167166 0.230168 0.726277 0.4884
KAOPEN 0.715737 0.201812 3.546558 0.0075
Correlation: rers,mi = -0.588250, rers,kaopen = -0.751132, rmi,kaopen = 0.605088 R2 Adjustment = 0.5
Observation from 2001 to 2011, total: 11 Obs.
Tổng có trọng số của 3 chỉ số bộ ba bất khả thi có xu hướng hội tụ và xoay quanh giá trị của một hằng số là:
1 = 0.749043*ERS + 0.167166*MI + 0.715737*KAOPEN (Hình 2-10).
36
Giá trị của t-Statistic = Coeff/Sai số chuẩn. Xác suất P(|T|>t) = α, trong đó T là đại lượng ngẫu nhiên phân phối theo qui luật Student với bậc tự do (n-k), α là mức ý nghĩa. k là các tham số ở phía bên phải của mơ hình, n là số quan sát.
Cho nên, chính sách tài chính vĩ mơ tại Campuchia cũng đối mặt với qui luật bộ ba bất khả thi, đánh đổi và phát triển theo thời gian và tình hình kinh tế đặc biệt của Campuchia (Hình 2-11).
Hình 2-10: Tổng có trọng số của 3 chỉ số bộ ba bất khả thi tại Campuchia theo mơ hình ước lượng (2001-2011)
Hình 2-11: Xu hướng phát triển của cấu trúc bộ ba bất khả thi theo thời gian tại Campuchia (1996-2012)
Qua sự kiện & bảng phân tích nêu trên, tác gia tính lại chỉ số đo lường 3 mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi tại Campuchia theo thời gian trung bình 5 năm
cùng với tỷ lệ dự trữ ngoại hối tại Bảng 2-2 và vẽ lại mơ hình kim cương (Hình 2- 12) biểu hiện về sự điều hành của ba bộ chính sách cùng với cơng cụ IR càng lớn.
Bảng 2-2: Chỉ số đo lường 3 mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi tại Campuchia theo thời gian trung bình 5 năm và IR (giải đoạn 1997-2011)
Năm 1997-2001 2002-2006 2007-2011
ERS 0.561263 0.695403 0.589824
MI 0.433864 0.288351 0.54027
KAOPEN 0.061335 0.510604 0.713396
Hình 2-12: Mơ hình Kim cương: Mức độ 3 mục tiêu chính bộ bất khả thi tại Campuchia và dự trữ ngoại hối (1997-2011)
Cho thấy là từ năm 2001, khi Campuchia có xu hướng tăng mức độ
KAOPEN và tiếp tục theo đuổi ERS hơn thì phải giảm mức độ MI. Còn từ năm 2007 lại Campuchia đã tăng MI ở mức độ vừa phải cùng với KAOPEN vẫn giữ tăng thì ERS đã giảm một ít lại. Đồng thời, mức độ dự trữ ngoại hối trung bình là 24%
(vượt mức 20%37). Cho thấy là Campuchia vẫn giữa lại được mục tiêu ổn định tỷ
giá và tiếp tục tăng độ mở cửa tài chính trong khi mục tiêu độc lập tiền tệ đã tăng
lên. Đó là do IR của Campuchia là một công cụ vơ hiệu hóa để giữ lại ổn định tỷ giá
trong khi sự độc lập tiền tệ tại Campuchia đã tăng đồng thời mục tiêu hội nhập tài chính vẫn giữ mức độ cao. Chính sách bộ ba bất khả thi tại Campuchia hiện nay đạt
được trung gian mục tiêu và đánh đổi giữa MI và ERS từ khi IR vừa lớn.
37
Aizenman, Chinn, và Ito (2010): Trong khi tỷ giá hối đối càng ổn định thì mức độ biến động trong tăng
trưởng càng cao, mức độ biến động này có thể được giảm nhẹ nếu mức dự trữ ngoại hối của quốc gia vượt
4.3. Những hiệu quả kinh tế vĩ mô của Campuchia: Biến động sản lượng, Biến động lạm phát và Lạm phát trung hạn
Hàng năm hoạt động phát triển kinh tế tại Campuchia đã đạt được hiệu qủa
rất đáng kể, chẳng hạn tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình là 7% (Hình 2-13), tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 53% trong năm 2004 còn 20.5% năm 2011 (Radio
France International (RFI), Feb 21, 2014 dựa trên báo cáo của WB)38, thu nhập
trung bình của người dân Campuchia đến năm 2012 là USD 944 (Current) tăng
thêm USD 66 (7.5%) so với năm 2011 (Hình 2-14), lạm phát trung bình hàng năm đạt 5% (Hình 2-15), trong đó chỉ có năm 1998 & 2008 lạm phát đã tăng đến 2 con
số là 14.8% (1998) và 25% (2008) do Campuchia cũng bị chịu ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính Châu Á 1998 & thế gới 2008. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu
người trung bình đạt 6% nhất chí là kể từ năm 2000 đến nay (Hình 2-16).
Người dân Campuchia có cuộc sống càng tốt hơn thực tế của cải dụng cụ
trong nhà của họ đã tăng lên như máy truyền hình, xe máy, và điện thoại v.v. Hiện nay đối với hộ gia đình có máy truyền hình thì đã tăng 4 lần và hộ gia đình có xe
máy thì đã tăng 2 lần so với năm 2007. Tuy nhiên bài báo cáo của WB, ngày
20/02/2014 cũng nêu là người dân Campuchia mới vượt qua đường nghèo đói chủ yếu là người có thu nhập ít hơn USD 2.30/ngày thì họ dễ bị trơn lại vào nghèo đói nếu có sự ảnh hưởng của kinh tế một ít. Nghĩa là nếu họ bị mất (giảm) thu nhập chỉ là 1,200 Riel (USD 0.30)/ngày thì khoảng 3 triệu người dân sẽ bị xuống trở lại
nghèo đói ngay, cịn tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng lên lớn hơn trước, tức là sẽ lên lại đến
40%. Điều này là một biểu diễn nhắc nhớ đến nhà tạo lập chính sách tài chính vĩ mơ của Campuchia cần phải quan tâm cao đến vấn đề lạm phát và thu nhập của người dân.
38
Hình 2-13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tại Campuchia (1994-2013)
Nguồn: World Bank & Trang Web: www.mef.gov.kh (của Bộ KT & TC Campuchia)
Hình 2-14: Thu nhập bình quân đầu người (1993 – 2012)
Hình 2-15: Lạm phát tại Campuchia (1995 – 2013)
Nguồn: World Bank & The Cambodia Daily, Dec 10, 2013 39
Hình 2-16: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu người (1994 - 2012)
Nguồn: World Bank
39
Biến động sản lượng (Output volatility):
Biến động sản lượng là biến động của tốc độ tăng kinh tế trên đầu người (Hình 2-16) được tính theo độ lệch chuẩn 5 năm. Biến động càng ít thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế càng ổn định và và ngược lại. Biến động sản lượng tại Campuchia ở giai đoạn năm 1997-2001 là 3%, 2002-2006 là 2% và 2007-2011 là 3% (Hình 2-17).
Hình 2-17: Biến động tăng trưởng kinh tế trên đầu người tại Campuchia
Biến động lạm phát (Inflation Volatility):
Biến động lạm phát là độ lệch chuẩn 5 năm của lạm phát (Hình 2-15).
Biến động lạm phát càng ít thì mức độ tỷ lệ lạm phát càng ổn định và ngược lại.
Biến động lạm phát tại Campuchia ở giai đoạn năm 1997-2001 là 6%, 2002-2006 là 2%, và 2007-2011 là 9% (Hình 2-18).
Hình 2-18: Biến động lạm phát tại Campuchia (1997-2011)
Lạm phát trung hạn (Level of Inflation):
Lạm phát trung hạn là mức lạm phát trung bình theo thời gian 5 năm. Lạm phát trung hạn tại Campuchia ở giai đoạn năm 1997-2001 là 5%, 2002-2006 là 4%, và 2007-2011 là 8% (Hình 2-19).
Hình 2-19: Lạm phát trung hạn tại Campuchia (1997-2011)
Level of Inflation is measured by five-year average of the inflation rate.
4.4. Phân tích tác động cấu trúc bộ ba bất khả khi đến hiệu quả kinh tế vĩ
mô: Biến động sản lượng, Biến động lạm phát và Lạm phát trung hạn
Dựa trên số liệu được nêu trên về chỉ số đo lường 3 mục tiêu chính sách bộ ba bất khả thi tại Campuchia theo thời gian trung bình 5 năm và IR (giai đoạn 1997- 2011) và hiệu quả kinh tế vĩ mô về biến động sản lượng, biến động lạm phát và lạm phát trung hạn, tác gia đã tổng hợp lại một bảng dự liệu (Bảng 2-3) như sau.
Bảng 2-3: Mức độ cấu trúc bộ ba bất khả thi và biến động sản lượng,
biến động lạm phát và lạm phát trung hạn theo thời gian trung bình 5 năm
Year ERS MI KAOPEN IR Output