Kết luận về sinh kế và những khó khăn của các hộ dân huyện Duyên Hải bị thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của cộng đồng dân cư bị thu hồi đất xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.1 Kết luận về sinh kế và những khó khăn của các hộ dân huyện Duyên Hải bị thu

hồi đất

Qua kết quả khảo sát những hộ dân và các cán bộ địa phương có liên quan đến cơng tác giải tỏa bồi thường, hỗ trợ đào tạo nghề, nhìn chung sinh kế của những người dân bị thu hồi đất khi xây dựng dự án phần lớn đều đảm bảo nhưng vẫn cịn gặp phải những khó khăn dẫn đến thiếu tính bền vững.

Trình độ thấp

Trình độ thấp là rào cản những người nơng dân nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi cuộc sống, hay chuyển đổi nghề nghiệp, họ gặp khó khăn trong việc tham gia học nghề, chính vì vậy sau khi mất việc, những người này thường tham gia các ngành nghề cần lao động phổ thông, như làm thuê, làm công nhật cho các cơng trình xây dựng tại địa phương (đa phần là để phục vụ cơng trình của trung tâm điện lực Dun Hải và Kênh đào Trà Vinh). Những công việc này lại thiếu ổn định. Đối với những hộ cịn đất sản xuất, trình độ thấp cũng cản trở việc tiếp cận và thực hiện các kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất. Điều này sẽ khó đảm bảo sinh kế cho bản thân và gia đình họ một cách bền vững.

Khơng cịn đất sản xuất, phải thay đổi nghề nghiệp

Ngay khi bị thu hồi đất và được bồi thường tiền, đa phần người dân dùng tiền để phục vụ nhu cầu xây nhà, mua sắm những tài sản sinh hoạt trong gia đình như tivi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại di động,... Ngoại trừ những hộ gia đình có số tiền bồi thường lớn (do phần đất bị thu hồi lớn), nếu dùng tiền mua được đất khác để canh tác nghề cũ, hay có khả năng thích nghi khi dùng tiền bồi thường để chuyển đổi nghề nghiệp (thương mại, dịch vụ) thì cuộc sống phát triển tốt hơn. Đối với những hộ gia đình có số tiền bồi thường tương đối thấp thường gặp khó khăn trong phát triển sinh kế, do sau khi xây nhà, mua sắm tài sản trong gia đình và trả nợ ngân hàng, thì khơng cịn tiền, hay khơng đủ tiền để mua đất nông nghiệp để tiếp tục theo nghề truyền thống. Vì mục đích mưu sinh cho bản thân và gia đình,

những người lao động trong gia đình phải làm thuê, làm công nhân cho các cơng trình đang xây dựng tại địa phương hay tìm kiếm việc làm nơi khác. Tuy nhiên, những việc làm này hầu hết là lao động phổ thơng, mang tính tạm thời, khơng ổn định.

Nghiên cứu cũng cho thấy chính quyền địa phương cịn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm cho người dân bị mất việc do thu hồi đất vì một số nguyên nhân: người dân thiếu trình độ, tay nghề, thiếu tính kỷ luật trong lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, không chấp nhận những cơng việc lương thấp ngay khi khi vừa có nhiều tiền sau thu hồi đất.

Khó khăn khi học nghề mới

Mặc dù chính quyền địa phương cũng có khảo sát tìm hiểu nhu cầu học nghề của người dân, tuy nhiên khi mở lớp thì ít người đăng ký học, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Nguyên nhân do người dân quen với sản xuất nông nghiệp, nay ngại làm quen với các ngành nghề khác. Mặt khác, cơng việc sau đào tạo lương thấp, chương trình dạy nghề chưa đáp ứng được tay nghề cho người lao động để tham gia làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp. Một số do bận đi làm (làm thuê, công nhân, hay việc gia đình) nên khó sắp xếp thời gian để tham gia các lớp đào tạo nghề (sợ mất việc làm hiện tại, mất nguồn thu nhập)

Thiếu việc làm đối với phụ nữ trung niên

Đối với những hộ gia đình mất hồn tồn đất sản xuất, việc làm cho những người phụ nữ trung niên trong gia đình là vấn đề đáng nói, đa phần họ đều là những người còn trong độ tuổi động hoặc còn khả năng lao động. Trước đây, khi cịn đất nơng nghiệp, họ có thể tham gia làm việc như câu cua, giăng lưới, trồng giồng,... Nhưng nay hầu như là những người sống phụ thuộc, hoặc sống bằng tiền gửi ngân hàng. Thật khó để chuyển đổi những cơng việc khác, hoặc học nghề, càng khó hơn khi phải xin việc làm tại các cơng ty, xí nghiệp.

Tín dụng

Những người dân sống ở vùng nông thôn hạn chế về các mối quan hệ xã hội, nên khi có nhu cầu vay vốn để phục vụ các hoạt động sinh kế thì khó tiếp cận được các tổ chức tín dụng chính thức, một lý do chính là các cán bộ tín dụng sợ rủi ro khi cho nông dân vay

tiền, sử dụng vốn khơng hiệu quả sẽ khó có khả năng thanh tốn, nhất là những cá nhân và gia đình có thu nhập thấp. Chính vì vậy, người nơng dân rất ngại tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Cũng giống như ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam, địa phương vẫn tồn tại các hình thức “cho vay nóng”, hay tham gia hụi.

Cơ sơ hạ tầng

Theo kết quả khảo sát tại ấp Mù U, xã Dân Thành, người dân phản ánh từ khi làm cơng trình Nhà máy nhiệt điện, đường nhỏ, xe cộ chạy nhiều, gây sạt lở, mặt khác nơi đây chưa làm tốt hệ thống thoát nước, nên khi mưa xuống, thường xuyên gây ngập nước. Đối với các hộ dân ni trồng thủy sản sống ngồi đập (đất rừng ni trồng thủy sản) thì hầu như đường xá đi lại khó khăn hơn, chỉ đi lại bằng xe gắn máy, nhất là về mùa mưa, đường sình lầy.

Người dân phản ảnh khơng được thường xun nhận thơng tin từ chính quyền địa phương, nhiều vùng khơng có loa phát thanh tại địa bàn để cung cấp thơng tin. Khi có thơng tin cần thiết, thường triệu tập họp dân tại nhà cộng đồng của chi bộ ấp, nhà dân sẽ cử đại diện đi họp, hoặc cán bộ ấp trực tiếp đi thông báo cho từng hộ dân, điều này làm lãng phí thời gian, mất giờ công lao động của nhiều người.

Người dân thường xuyên tiếp cận thông tin liên quan đến ngành nghề, thị trường tiêu thụ, giá cả, cơ hội kinh doanh, hay các thông tin khác chủ yếu qua các kênh truyền hình.

Tại các địa bàn khảo sát, khơng có cơng viên, khu vui chơi trẻ em, có nhà văn hóa nhưng hoạt động cịn hạn chế.

Địa phương khơng có trường học cấp III ở xã cũng là trở ngại lớn cho các em được học hành cao hơn. Độ tuổi này, chưa đủ lớn để có thể sống tự lập xa nhà. Nếu đưa đón đi học thì ảnh hưởng đến cơng ăn việc làm của những người lớn, để các em tự đi học đường xa thì cha mẹ khơng yên tâm. Vì vậy với những gia đình khơng có điều kiện có xu hướng cho con nghỉ học sớm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai các em, dễ đi vào vòng lẫn quẫn của gia đình: nghèo - ít học - khơng nghề nghiệp ổn định - nghèo.

Ơ nhiễm mơi trường

Đối với những hộ dân sinh sống và canh tác nông nghiệp gần Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, hoặc gần khu hút bùn của cơng trình kênh đào Trà Vinh, người dân gặp khó khăn do bụi từ việc thi cơng cơng trình ảnh hưởng đến nguồn nước, ngồi ra cơng trình cịn ảnh hưởng đến đường nước dẫn nước vào ao nuôi thủy hải sản, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, đối với các diêm dân thì khó khăn cho việc làm muối.

Cơng trình nhà máy nhiệt điện đang hoàn thành cũng làm người dân địa phương lo ngại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người (do nhiễm điện, bụi, nóng,…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của cộng đồng dân cư bị thu hồi đất xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)