Hiện nay, ACB đang thực hiện cơ chế giao dịch một cửa, nghĩa là khi khách hàng đến giao dịch chỉ cần tiếp xúc và làm việc với duy nhất một giao dịch viên hay nhân viên dịch vụ khách hàng. Ví dụ nhƣ một khách hàng khi đến giao dịch mở sổ tiết kiệm thì chỉ giao dịch với một giao dịch viên, khi đó giao dịch viên cần hiểu rõ những sản phẩm của ACB và những nghiệp vụ liên quan. Có nhƣ vậy thì mới tạo sự hài lịng và thoải mái cho khách hàng. Thêm vào đó, cần phải có kỹ năng bán hàng và thái độ phục vụ khách hàng niềm nở. Vì khách hàng hiện nay không chỉ giao dịch với một ngân hàng, họ luôn so sánh giữa những ngân hàng với nhau nhƣ: ngân hàng nào là tốt nhất? Dịch vụ chăm sóc khách hàng ở ngân hàng này ra sao? Có đem lại sự thoải mái và tin tƣởng hay khơng? Do đó, với tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngoài việc tạo ra những sản phẩm thu hút đƣợc khách hàng, ACB cần phải nâng cao trình độ và kỹ năng bán hàng cho nhân viên đặc biệt là giao dịch viên và nhân viên dịch vụ khách hàng. Đây chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bộ phận này dễ dàng tiếp cận đƣợc những nhu cầu của khách hàng, để từ đó
có thể bán đƣợc nhiều sản phẩm của ACB hơn, không chỉ đối với những sản phẩm về tiền gửi mà cịn có những sản phẩm về tín dụng, thẻ. Vì vậy, ACB cần tổ chức những lớp học về kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng cho bộ phận nhân viên này.
Đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho nhân viên hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trƣờng kinh doanh. Chiến lƣợc đào tạo phải có chính sách và bƣớc đi cụ thể cho từng giai đoạn.