NLCT ở cấp độ địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành mây tre tây ninh (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2 NLCT ở cấp độ địa phương

3.2.1 Hạ tầng kỹ thuật

Về giao thông vận tải: Tây Ninh có 03 tuyến đường chiến lược cho phát triển

kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương và khu vực, gồm đường Xuyên Á kết nối với Campuchia qua cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài; Quốc lộ 22B chạy xuyên qua địa bàn các huyện trong tỉnh nối cửa khẩu Quốc tế Xa Mát (giáp Campuchia) và Tỉnh lộ 782 chạy xuyên qua địa bàn các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Thành phố. Ngoài ra, Tây Ninh hiện đã có 100% xã có đường nhựa đến tận xã. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc vận tải của ngành mây tre đan. Bởi trong chu trình sản xuất sản phẩm mây tre đan, phương tiện được sử dụng chủ yếu là loại xe lôi máy Trung Quốc, ô tô tải trọng lượng dưới 4 tấn (chở sản phẩm) hoặc xe tải loại trên 7,5 tấn (chở ngun liệu); và dịng lưu thơng chủ yếu của sản phẩm này từ Tây Ninh – TP.HCM, Vũng Tàu (đường Xuyên Á), Tây Ninh- Bình Dương, Bình Phước (Tỉnh lộ 782), Tây Ninh-Campuchia (Quốc lộ 22B).

Về hệ thống điện: Tây Ninh được cung cấp điện từ Nhà máy thủy điện Thác

Mơ qua đường dây 110KV và được kết nối với trạm 210/110KV Hóc Mơn qua đường dây 110KV Hóc Mơn-Củ Chi-Trảng Bàng (Tây Ninh). Hiện tại, 100% các xã thuộc tỉnh đã có điện lưới quốc gia. Với nguồn điện hiện có, đảm bảo cung ứng

đủ nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất ngành mây tre đan, từ bơm nước tưới cây nguyên liệu (điện tiêu dùng 220V) cho đến cung cấp điện phục vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm mây tre đan (điện sản xuất 220V, dòng 03 pha).

Tóm lại: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Tây Ninh cơ bản đồng bộ và đầy đủ,

đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển ngành mây tre đan.

3.2.2 Hạ tầng xã hội

Về văn hóa, lịch sử: Ngành nghề mây tre đan Tây Ninh ra đời từ những năm

60 của thế kỷ trước, do một số hộ dân di cư từ Long An lên Tây Ninh lập nghiệp, tập trung tại một số xã trên địa bàn 03 huyện là Trảng Bàng, Hòa Thành và Dương Minh Châu. Ngành nghề mây tre đan được truyền từ đời này qua đời kia, hình thành nét văn hóa nghề mang tính truyền thống ở vùng nơng thơn. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển lâu dài, nếu có chủ trương và chính sách phù hợp.

Về đào tạo và dạy nghề: Mặc dù trên địa bàn tỉnh có 01 trường Cao đẳng nghề, 02 trường Trung cấp nghề và 09 huyện, thành phố đều có Trung tâm giáo dục thường xun, nhưng khơng một cơ sở nào có bộ mơn đào tạo nghề thủ cơng-mỹ nghệ cho người lao động (mây tre đan thuộc nhóm nghề này). Đây thật sự là trở ngại cho ngành mây tre đan, nếu muốn nâng cấp trình độ người lao động, để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình, phương thức sản xuất theo hướng chun mơn hóa và hiện đại.

Về y tế: Tây Ninh có hệ thống chăm sóc y tế tương đối đồng bộ, rộng khắp từ

xã đến huyện, thành phố và tỉnh với chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân mọi lúc, mọi nơi. Đây là yếu tố mang đến sự yên tâm cho người lao động nói chung, trong ngành mây tre đan nói riêng trong q trình tham gia canh tác, sản xuất.

Về lực lượng lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 647.899 người, chiếm 59,14% dân số; trong đó, có việc làm là 641.100 người, đạt tỷ lệ 98,94% trên tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, chất lượng lao động không cao. Kết quả tổng điều tra năm 2009 cho thấy, tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên là 92,81% (trung bình tồn vùng Đơng Nam bộ là 96,3%). Tỷ lệ lao động có trình độ

tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trở lên (năm 2010) lần lượt là 23,8% - 43,87% - 27,64%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo (năm 2013) khá thấp, chỉ 11,6%. Đây thật sự là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế Tây Ninh nói chung, ngành mây tre đan nói riêng. Bởi chất lượng lao động thấp có thể dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh thấp.

Biểu đồ 3.1: Lực lượng lao động TN theo trình độ học vấn năm 2010

24% 43% 28% 5% Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông trở lên Chưa biết chữ

Nguồn: UBND tỉnh Tây Ninh, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Tây Ninh thời kỳ 2011-2020

Biểu đồ 3.2: Chất lượng lao động Tây Ninh năm 2013

11.60%

88.40%

Qua đào t ạo Chưa qua đào t ạo

Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê năm 2013

Tóm lại: Các cơ sở giáo dục, đào tạo trong những năm gần đây dù được UBND tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng, phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nâng cao tay nghề của người dân. Thêm vào đó, trình độ dân trí chưa cao, chất lượng lao động còn thấp; đời sống người dân đa phần gắn bó với

xuất nhỏ lẻ, tự phát. Đây thật sự là yếu tố trở ngại trong quá trình hội nhập, phát triển, nhất là đối với các ngành nghề đang có u cầu phải hướng ngoại, tìm kiếm thị phần bên ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam như ngành mây tre đan.

3.2.3 Cơ cấu kinh tế, chính sách tài khóa, tín dụng và đất đai và chiến lược phát triển ngành nghề lược phát triển ngành nghề

Về cơ cấu kinh tế: Kinh tế Tây Ninh từ một tỉnh nông nghiệp từ những năm

đầu sau khi đất nước thống nhất, đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này làm cho diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp bị thu hẹp dần theo thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất cây nơng nghiệp, trong đó có mây, tre, tầm vơng.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế Tây Ninh năm 1976 và năm 2013

89% 2% 9% Tỷ trọng ngành Nông nghiệp Tỷ trọng ngành Công nghiệp Tỷ trọng ngành Dịch vụ 31% 32% 37% Tỷ trọng ngành Nông nghiệp Tỷ trọng ngành Công nghiệp Tỷ trọng ngành Dịch vụ

Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê năm 2013

Bảng 3.1: Sự suy giảm diện tích đất trồng hoặc quy hoạch trồng mây, tre, tầm vông của Tây Ninh giai đoạn 2000-2013

Năm Đất nông nghiệp (ha)

Đất trồng mây, tre, tầm vông

(ha)

Tỷ trọng (%)

2000 326.491 6.286 1,93

2013 312.258,5 835,7 0,27

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê năm 2001; Cục Thống kê Tây Ninh, Niên giám thống kê năm 2013

Về chính sách tài khóa, tín dụng: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của

tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: tốc độ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2010-2014 đạt trên 13%. Đáng chú ý, nguồn dành cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ cao, khoảng 35% GDP hằng năm. Ngoài các hệ thống ngân hàng thương mại của nhà nước đang phát triển rộng khắp, cịn có sự tham gia của các ngân hàng cổ phần, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ đầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN nhà nước, ngân hàng chính sách, các quỹ tín dụng nhân dân cạnh tranh lành mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, thủ tục luôn được cải tiến đơn giản, các dịch vụ tiện ích ngày càng phong phú hơn. Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của hộ, cơ sở sản xuất, DN kinh doanh mây tre đan. Tuy nhiên, do các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng ln chạy theo lợi nhuận, nên họ không chấp nhận rủi ro khi cho vay đối với các khách hàng không khả năng thế chấp về tài sản. Do vậy, trong thực tế, chỉ một số ít cơ sở, doanh nghiệp là có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Về chiến lược phát triển ngành nghề: Ngày 27/5/2009, UBND tỉnh ký Quyết

định số 26/2009/QĐ-UBND ban hành Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. Mục tiêu của Quy hoạch là bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, trong đó có nghề mây tre đan ở xã An Hồ (Trảng Bàng), xã Long Thành Bắc (Hoà Thành) gắn với du lịch. Xây 09 dự án ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư là 387,057 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2008, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010, có xét đến năm 2020, trong đó có đưa ra định hướng và giải pháp khôi phục và phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Đặc biệt là chính sách miễn giảm thuế từ 02-03 năm đầu cho các cơ sở sản xuất áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại; Tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng và bảo lãnh cho vay vốn có lãi suất ưu đãi khơng cần thế chấp đối với các hộ trồng rừng, trồng mây, tre, tầm vông, v.v.. Thành lập Hiệp hội các nhà cung ứng

nguyên vật liệu. Tuy nhiên, đến nay, nhiều chính sách trên vẫn chưa đến được các đối tượng cần thụ hưởng như: chính sách phát triển du lịch gắn với làng nghề, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, miễn giảm thuế, giao đất, bảo lãnh vay vốn lãi suất thấp.

Tóm lại: Kinh tế phát triển, chính quyền có thêm điều kiện thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các ngành nghề truyền thống, nông nghiệp như ngành mây tre đan. Tuy nhiên, trong khi việc triển khai thực hiện các chính sách của chính quyền cịn chưa quyết liệt, triệt để thì quy luật cung cầu và giá trị trong nền kinh tế thị trường đang là rào cản cho ngành mây tre đan vốn đã yếu khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế Tây Ninh ghi nhận sự đóng góp quan trọng của các loại cây cơng nghiệp như: cao su, mía, mì. Điều này đồng nghĩa với việc người dân đã và đang dần chuyển mục đích canh tác sang loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như cao su, mía, mì. Đây thật sự là một nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm mây tre đan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành mây tre tây ninh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)