CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3 NLCT ở cấp độ DN
3.3.1 Môi trường kinh doanh
3.3.1.1 Các điều kiện nhân tố đầu vào
Để sản xuất ra một sản phẩm mây tre đan hoàn chỉnh, cần trải qua rất nhiều khâu/ cơng đoạn. Có thể khái quát thành 05 khâu chính sau: Xem hình 3.3 sau:
Hộ trồng mây, tre, nứa
Thương lái thu mua nguyên liệu Cơ sở sản xuất (sơ chế) Thương lái thu mua sản phẩm thô Cty hồn chỉnh thành phẩm
Qua hình trên, ta thấy, một sản phẩm mây tre đan thành phẩm phải trải qua ít nhất 05 khâu, từ trồng, thu mua nguyên liệu, sơ chế, thu mua sản phẩm sơ chế đến hoàn chỉnh thành phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy, các khâu do các tác nhân kinh tế độc lập thực hiện, nhưng khơng có sự ràng buộc, liên kết bền vững dưới hình thức các hợp đồng kinh tế, dẫn đến sự mất ổn định trong hoạt động của từng khâu, ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra của sản phẩm và sự tin tưởng của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm mây tre đan Tây Ninh thiếu tính cạnh tranh.
Khi phân tích sâu hơn từng yếu tố cấu thành nên giá của sản phẩm mây tre đan, ta sẽ thấy rõ hơn về năng lực canh tranh thấp của ngành này.
Quá trình trồng cây nguyên liệu: Đặc điểm của cây mây, tre, tầm vông rất
dễ trồng trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả vùng đất đồi núi, ven sông, suối; đồng thời theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 05/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ khi trồng mây, tre phân tán trong vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu mây, tre thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thơn được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống lần đầu, nhưng vùng nguyên liệu này trên địa bàn vẫn đang thu hẹp dần.
Trong số các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho ngành mây tre đan thì tầm vơng được người dân Tây Ninh ưa thích nhất, bởi đặc tính dễ trồng, khơng phải bỏ nhiều cơng chăm sóc hằng năm và phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mặc dù giá thu mua cây tầm vông trưởng thành tại đám có tăng so với trước (từ trung bình 10 ngàn đồng/cây giai đoạn 2005-2010 lên 15 ngàn đồng/cây giai đoạn 2011-2014), nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế của đất (lợi nhuận/ha đất) từ trồng cây tầm vông thấp hơn so với các loại cây trồng khác như: cao su, mía, mì (xem bảng 3.3), nên nhiều hộ trồng tầm vơng truyền thống đang dần chuyển mục đích đất canh tác sang các loại cây trồng khác. Hơn nữa, do đặc điểm sinh thái, tầm vông sau 07 năm trồng mới có thể khai thác và chỉ có thể khai thác trong vịng đời 10 năm sau đó thì phải chặt bỏ do các bụi tầm vông già cỗi, măng
tầm vông phát triển yếu; đồng thời, trong 3-4 năm gần đây, măng tầm vông bị một loại sâu đục thân (đng) phá hoại nặng nề mà chưa có thuốc trị. Hiện tại, sản lượng
tầm vông của địa phương rất thấp, chất lượng không cao, nên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của địa phương.
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của đất trồng tầm vơng bình quân/năm
CANH TÁC TRÊN CÙNG LOẠI ĐẤT ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ (ngàn đồng) THÀNH TIỀN (triệu đồng)
1. Chi phí ban đầu
Chi phí chuẩn bị đất (4) Ngày cơng/ha
20 300 6
Chi phí cây giống Cây/ha 500 12 6
Công trồng Ngày
công/ha
5 300 1,5
Cơng chăm sóc (5) Ngày cơng/ha
28 300 8.4
Phân bón Lần/ha 17 1.500 25,5
Tổng chi phí ban đầu 47,4
2. Bắt đầu khai thác
Cơng chăm sóc Ngày công/ha
40 300 12
Doanh thu 10 năm khai thác
Cây/ha 20.000 12.5 250
3. Tổng chi phí trong 17 năm
59,4 4. Tổng doanh thu trong
17 năm
250
5. Lãi trong 17 năm 190,6
6. Lãi trung bình một năm
11,21
Nguồn: Tác giả tính tốn trên cơ sở dữ liệu phỏng vấn 03 hộ trồng tầm vông
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của đất đối với một số loại cây trồng/năm STT CANH TÁC TRÊN CÙNG LOẠI ĐẤT NĂNG SUẤT (Tấn/ha) CHI PHÍ SẢN XUẤT (triệu đồng/ha) DOANH THU SẢN XUẤT (triệu đồng/ha) HIỆU QUẢ SẢN XUẤT (triệu đồng/ha) 1 Trồng tầm vông (6) 2000 3,49 14,7 11,21 2 Trồng mì 29,5 30 54 24 3 Trồng cây mía 74,3 55 74 19
Nguồn: Tác giả tính tốn trên cơ sở thơng tin thu thập được từ Niên giám Thống kê Tây Ninh năm 2013
Có thể khái quát sự ảnh hưởng của khâu này đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan theo sơ đồ sau:
Hiệu quả canh tác thấp Chuyển đất canh tác sang cây trồng khác Khan hiếm nguồn nguyên liệu Giá cả nguyên liệu cao Giá thành sản phẩm cao Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp
Quá trình thu mua nguyên liệu: Do nguồn cung cấp nguyên liệu mây tre
trên địa bàn tỉnh đang cạn kiệt dần, hiện chỉ còn xã An Hòa, huyện Trảng Bàng sản xuất (nhưng diện tích canh tác cũng đang giảm), nên khơng đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn, dẫn đến các cơ sở sản xuất sản phẩm mây tre đan phải thu mua nguyên liệu từ các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và Campuchia; hoạt động này làm hình thành đội ngũ thương lái thu mua và bán lại nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mây tre đan Tây Ninh phải đội lên một khoảng đáng kể, bằng với chi phí trung gian để đưa cây nguyên liệu từ nơi trồng đến nơi sản xuất. Kết quả tính tốn tại bảng 3.4 cho thấy, giá một cây ngun liệu tầm vơng từ ngồi tỉnh đưa về các cơ sở sản xuất trong tỉnh cao hơn giá bán tại nhà vườn (nơi trồng) là 10.000 đồng/cây. Nếu các cơ sở sản xuất có thể tự cung ứng được cây nguyên liệu, thì khoản chi phí này giảm đi đáng kể (giảm 7000 đồng/cây, vì chỉ gồm chi phí khai
thác, chi phí vận chuyển đến nơi uốn thẳng và chi phí uốn thẳng). Đây là cũng yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Tây Ninh.
Bảng 3.4 Chi phí phát sinh từ việc mua tầm vơng từ ngồi tỉnh
Nội dung Đơn vị tính Tiền công
Công chặt đồng/cây 1.000
Công kéo ra xe đồng/cây 1.000
Công chất lên xe/ghe đồng/cây 500
Chi phí vận chuyển từ ngồi về tỉnh đồng/cây 2.000
Công xuống xe/ghe đồng/cây 500
Chi phí vận chuyển đi và về nơi uốn đồng/cây 1.000
Chi phí uốn thẳng đồng/cây 1.000
Lợi nhuận thương mại của thương lái đồng/cây 3.000
Tổng chi phí đồng/cây 10.000
Nguồn: Tác giả tính tốn trên cơ sở dữ liệu phỏng vấn đối với 05 cơ sở sản xuất và 02 thương lái thu mua nguyên liệu
Bảng 3.5: So sánh chi phí nguyên liệu một số sản phẩm từ cây tầm vơng giữa vùng có khả năng tự cung ứng và khơng cung ứng
Sản phẩm Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá mua nguyên liệu (7)
(ngàn đồng) Thành tiền (ngàn đồng) Vùng tự cung ứng Vùng nhập từ ngoài tỉnh Vùng tự cung ứng Vùng nhập nguyên liệu Chênh lệch Ghế đôn Cây/cái 2 18 25 36 50 14 Nôi trẻ Nt 5 18 25 90 125 35 Giường PU Nt 30 18 25 540 750 210
Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả trên cơ sở điều tra, phỏng vấn (8)
Tại Bảng 3.5 cho thấy, một sản phẩm mây tre đan hoàn chỉnh cần càng cần
nhiều đơn vị cây nguyên liệu tầm vơng thì sự chênh lệch của chi phí nguyên liệu của vùng tự cung ứng và vùng phải nhập liệu càng cao. Đây là những khoản chi phí hình thành khơng đáng có nếu các cơ sở sản xuất vẫn chưa có giải pháp tự chủ được đầu vào nguyên liệu.
Quá trình sơ chế: Đây là khâu chính, quyết định khả năng cạnh tranh của sản
phẩm mây tre đan. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong các cơ sở sản xuất mây tre đan trên địa bàn Tây Ninh đang còn gặp rất nhiều bất cập và tồn tại. Cụ thể như:
Quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được lợi thế cạnh tranh theo quy mô. Hầu hết các cơ sở sơ chế hoạt động mang tính kinh tế hộ, sử dụng từ 3-7 lao động, trên phạm vi diện tích dưới 500m2, doanh thu đạt dưới 300 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt dưới 150 triệu đồng/năm.
Thu nhập bình quân mỗi lao động từ 2 – 3 triệu/tháng(9), bằng 60% thu nhập của lao động cùng hộ khi tham gia trong các ngành nghề khác, nên khó thu hút được lao động trẻ, có trình độ tham gia vào nghề này. Độ tuổi tham gia trong các cơ sở sản xuất chủ yếu từ 40 trở lên, chủ yếu là những người dân khơng thể tìm việc làm khác.
Trình độ học vấn trung bình của lao động trong ngành ở bậc tiểu học (xem
biểu đồ 3.3). Lao động không được đào tạo nghề, tham gia sản xuất chủ yếu theo
kinh nghiệm từ hoạt động truyền nghề từ 1-2 tuần, mà thiếu các lớp đào tạo bài bản, quy cách từ các trường nghề. Hầu hết người lao động đều không được hưởng các chế độ chính sách về lao động như: chế độ BHXH, BHYT, cũng như không được đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động.
Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa do đặc thù sản xuất của sản phẩm mây tre đan địi hỏi sự khéo léo của đơi tay (khâu vót nan, đan nan, kết quai,…) nên việc áp dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật là vơ cùng hạn chế. Mỗi cơ sở chỉ sử dụng từ 2-3
8 Kết quả phỏng vấn các cơ sở sản xuất của vùng tự cung ứng (xã An Hòa, Trảng Bàng) và vùng phải nhập nguyên liệu (xã Long Thành Trung, Hòa Thành).
thiết bị máy móc (máy cắt, máy chẻ, máy khoan). Hoạt động chủ yếu bằng phương pháp thủ công (dùng tay điều khiển dụng cụ sản xuất rựa, dao, liềm) (10).Từ đây có thể nhận định, mức độ ứng dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật vào sản xuất thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao.
Các cơ sở sản xuất rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay để mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là do mật độ tập trung của các cơ sở sản xuất tại các xã là không cao, xã nhiều nhất cũng chỉ có 221 hộ, chiếm 10% số hộ của xã, do vậy, không đủ điều kiện để được công nhận làng nghề truyền thống(11), nên khơng nhận được chính sách hỗ trợ của tỉnh. Các cơ sở khi tham gia
vào các HTX thì nhận được hỗ trợ vay vốn, nhưng mức vay cũng không đáng kể (20 triệu đồng/năm), nhưng quá trình phát triển, liên kết, hình thành HTX cũng gặp nhiều khó khăn (khách quan, chủ quan) (12). Các cơ sở sản xuất cũng khơng có nhiều tài sản, đất đai để thế chấp vay vốn từ các ngân hàng thương mại hay quỹ tín dụng. Đây là những nguyên nhân dẫn đến các cơ sở này khó tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Hộp 3.1: Khó tiếp cận vốn vay
Sản xuất bị động, thiếu chiến lược, hoạt động mang tính cầm chừng. Việc sản xuất sản phẩm sơ chế chủ yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng từ các
10 Kết quả khảo sát cơ sở sản xuất mây tre đan huyện Hòa Thành, huyện Trảng Bàng mỗi nơi 05 cơ sở.
11 Theo Quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN&PTNT: địa phương được cơng nhận làng nghề phải đạt 03 tiêu chí trong đó có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
12 Thiếu định hướng và nội bộ khơng đồn kết do lãnh đạo HTX thiếu kỹ năng lãnh đạo nên nhiều thành viên chủ động xin rút, không tham gia. Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh chỉ có 05 HTX mây tre gồm: HTX Mây tre Long Thành Nam, HTX Mây tre Long Thành Bắc, HTX Mây tre số 1 Long Thành Nam, HTX Mây tre số 2 “Ngân hàng Chính sách có cho vay một hộ 20 triệu đồng, lãi suất 0,65%/tháng (130.000 đồng/tháng) để mua cây nguyên liệu. Hiện nay vẫn có nhu cầu vay vốn, nhưng cần nhiều vốn hơn, khoảng 50 triệu đồng/hộ để mở rộng sản xuất, nhưng chúng tơi khơng vay được, vì mỗi xã viên chỉ vay được nhiêu đó thơi. Hơn nữa, gia đình tơi cũng đâu có tài sản gì q giá mà mang đi thế chấp để vay ở các ngân hàng khác”.
thương lái hoặc các cơng ty từ Hóc Mơn, Vũng Tàu, nhưng lại khơng đi kèm theo các hình thức ràng buộc về hợp đồng kinh tế, mà chủ yếu qua điện thoại. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ sản phẩm bị ép giá khi giao hàng. Mặc dù vậy, các cơ sở cũng khơng có giải pháp chủ động trong việc giao kết kinh doanh hay tìm kiếm các đối tác khác để nhận thêm đơn hàng.
Mẫu mã sản phẩm kém đa dạng, phong phú, và thiếu độ tinh xảo, chủ yếu sản xuất theo khuôn mẫu truyền thống, mà không nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ các DN xuất nhập khẩu hay từ các cơ quan, tổ chức Nhà nước liên quan. Kết quả khảo sát một số cơ sở sản xuất mây tre đan tại 03 huyện cho thấy, hầu như các cơ sở chỉ sản xuất đối với hơn 10 chủng loại sản phẩm chính là: giường, nơi trẻ, bàn, ghế, cần xé, giỏ bội, vỉ phơi bánh tráng, tủ café, rổ, võng, chõng. Mỗi loại sản phẩm lại không quá nhiều mẫu mã, như: giường có 02 loại là giường tre truyền thống loại 1,6x2m, giường tre PU loại 1,8x2m; ghế ngồi có 04 mẫu mã: ghế đơn 4 chân cao 40cm, ghế đôn 3 chân, 4 chân cao 60cm, ghế dựa 4 chân; cần xé có 02 loại: cần xé lớn loại đường kính 80cm, cần xé nhỏ đường kính 50cm; tủ café có 02 loại: tủ lớn cao 2,2m có dù che, tủ nhỏ cao 1,2m khơng dù che; một số sản phẩm khác chỉ duy nhất một mẫu mã. Sự nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại và độ tinh xảo của sản phẩm là rào cản lớn khi hướng đến thị trường ngoại.
Do sự sụt giảm vùng cung ứng nguyên liệu của địa phương vì hiệu quả đất canh tác thấp hơn so với các loại cây trồng khác (như phân tích tại bảng 3.2 và
3.3), dẫn đến sự tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm cho sản phẩm mây tre đan tăng
giá, dẫn đến tiêu thụ chậm, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm cùng chức năng.
Những hạn chế trong sản xuất sản phẩm mây tre đan sơ chế như trên cho thấy sản phẩm mây tre đan của Tây Ninh có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến NLCT thấp. Kết quả tính tốn đối với một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại xã Long Thành Trung và Long Thành Nam, huyện Hòa Thành tại bảng 3.6a, 3.6b, 3.6c và
3.7a, 3.7b cho ta thấy rõ ràng hơn bức tranh về tính hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh của ngành này.
Hộp 3.2: Khan hiếm nguồn nguyên liệu
“Những năm trước, tầm vơng có giá, hễ nhà nào có khoảng đất vườn trống là trồng tầm vông. Lúc ấy tầm vông bán được giá cao, nên những người trồng tầm vơng chăm sóc, bón phân đầy đủ. Rồi những năm gần đây, do bị đuông phá hoại dữ q mà khơng có cách trị, nên nhiều người chán nản bỏ cây tầm vơng khơng thèm chăm sóc. Có người có sáng kiến mua bọc nylon về trùm măng tầm vông từ lúc mới mọc để tránh đuông ăn, tuy nhiên hiệu quả cũng rất thấp. Đến nay, phần lớn hộ dân ở ấp An Lợi đã phá bỏ vườn trồng tầm vông để chuyển qua trồng cây khác. Nguy cơ mất dần một vùng nguyên liệu là không tránh khỏi”.
Nguồn: Ơng Lê Tấn Thường, Bí thư chi bộ ấp An Lợi, xã An Hoà
“Theo quy hoạch của tỉnh, thì 200ha đất quy hoạch trồng nguyên liệu thuộc các xã biên giới của huyện Châu Thành đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do lúc xây dựng quy hoạch chưa tính đến yếu tố quyền sử dụng đất ấy là