Trình độ học vấn của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 35 - 39)

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Cấp 1 8 5,33 Cấp 2 34 22,67 Cấp 3 44 29,33 Trung cấp 25 16,67 Đại học 33 22 Sau Đại học 6 4 Tổng 150 100 4.2.1.3. Độ tuổi

Qua thống kê cho thấy tỉ lệ du khách tập trung ở độ tuổi từ 24 đến 67 tuổi. Trong đó, từ 24 đến 60 tuổi là 141 người chiếm 94%, còn lại từ 61 đến 67 tuổi là 9 người chiếm 6%. Như vậy cho thấy du khách đi du lịch ở độ tuổi có xu hướng là có cơng ăn việc làm và thu nhập ổn định.

Bảng 4.3. Độ tuổi của du khách (ĐVT: người)

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ %

24-60 141 94

61-67 9 6

Tổng 150 100

4.2.1.4. Nghề nghiệp

Khách đi du lịch tập trung chủ yếu vào buôn bán và nghề khác. Những ngành nghề này thường rất tin tưởng vào tín ngưỡng và tâm linh. Họ có nhu cầu về cầu nguyện cho buôn may bán đắt, cầu lộc, cầu tài; Ngồi ra, người bn bán thường thích đến các nơi có chợ để tìm hiểu hoặc mua sắm phục vụ thêm cho cơng việc của mình.

Qua thống kê thì khách du lịch là cán bộ công nhân viên chức là 26 người chiếm 17,33%; nhà doanh nghiệp là 7 người chiếm 4,67%; buôn bán là 54 người chiếm 36%; hưu trí là 13 người chiếm 8,67% và nghề khác là 50 người chiếm

Bảng 4.4. Nghề nghiệp của khách du lịch (ĐVT: người) Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % CBCC 26 17,33 Nhà doanh nghiệp 7 4,67 Buôn bán 54 36 Hưu trí 13 8,67 Nghề khác 50 33,33 Tổng 150 100 4.2.1.5. Thu nhập

Thu nhập bình quân của du khách từ 0 - 5 triệu đồng là 61 người chiếm 40,67%, đây là nhóm đối tượng du khách chiếm tỷ lệ cao nhất và giảm dần theo các mức cao hơn; từ 5 - 10 triệu đồng là 45 người chiếm 30%; nhóm du khách có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng là 31 người chiếm 20,67%; từ 15 - 20 triệu đồng là 7 người chiếm 4,67% và nhóm đối tượng du khách có thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng là 6 người chiếm 4%.

Tình hình thu nhập của du khách được phỏng vấn thể hiện trên 10 mức thu nhập từ 0 triệu cho đến trên 50 triệu. Tuy nhiên, nhóm du khách đến tham quan ở Châu Đốc chủ yếu tập trung ở 5 mức đầu của thu nhập (từ 0 triệu cho đến 25 triệu đồng), còn lại các mức thu nhập trên 25 triệu thì khơng thể hiện. Vì vậy việc ước lượng đường cầu du lịch thể hiện qua thu nhập sẽ giúp cho chính quyền địa phương định vị được các chính sách để thu hút hơn đối với từng loại đối tượng có thu nhập cao đến tham quan, khi mức sống của họ càng cao thì địi hỏi càng cao về dịch vụ, sản phẩm du lịch và làm thỏa mãn nhu cầu của họ hơn chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tâm linh.

Bảng 4.5. Mức thu nhập của khách du lịch (ĐVT: người) Thu Nhập Số lượng Tỷ lệ % Từ 0-5 triệu 61 40,67 Từ 5-10 triệu 45 30 Từ 10-15 triệu 31 20,67 Từ 15-20 triệu 7 4,67 Từ 20-25triệu 6 4 Tổng 150 100

Các mức cịn lại khơng có khách du lịch lựa chọn. 4.2.2. Mơ tả hành vi của du khách

4.2.2.1. Mục đích chuyến đi du lịch

Phiếu phỏng vấn cho thấy lượng khách du lịch đến Châu Đốc chủ yếu là đi hành hương với 95 người chiếm 63,33%, kế tiếp là các lý do khác là 32 người chiếm 21,33%, đơn thuần đi du lịch là 21 người chiếm 14% và cuối cùng là đi công tác với 2 người chiếm 1,33%. Trong đó việc đơn thuần đi mua sắm khơng có người lựa chọn.

Việc du khách đến Châu Đốc tập trung cho mục đích chuyến đi là hành hương, cúng bái tâm linh. Đây cũng là một trong các yếu tố quyết định sự thu hút của du khách. Do tín ngưỡng nên du khách thường tìm đến Châu Đốc vì nơi đây ngồi Miếu Bà Chúa Xứ cịn có quần thể các chùa, lăng và đình cũng tạo nên một khu du lịch về tâm linh. Ngoài ra, đối với việc du khách chọn lý do khác cũng là một vấn đề cần được quan tâm có thể du khách vừa đến tham quan, vừa hành hương và mua sắm tại các chợ. Như vậy, việc phân tích mục đích chuyến đi sẽ giúp cho nhà hoạch định các chính sách du lịch nhằm thu hút du khách đến càng nhiều hơn nửa tạo nguồn thu cho địa phương.

Bảng 4.6.Mục đích chuyến đi (ĐVT: người) Mục đích Số lượng Tỷ lệ % Hành hương 95 63,33 Du lịch 21 14 Công tác 2 1,33 Lý do khác 32 21,33 Tổng 150 100

4.2.2.2. Phương tiện đã sử dụng cho chuyến đi

Do Châu Đốc nằm ở khu vực gần biên giới, xa khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và khơng có đường bay nên du khách đến đây chủ yếu bằng xe ô tô là 100 người chiếm 66,67% và xe mô tô, gắn máy là 50 người chiếm 33,33%, khơng có du khách đến bằng tàu du lịch và các phương tiện khác. Điều này phản ánh đúng với hiện trạng giao thông của Châu Đốc.

Bảng 4.7. Phương tiện sử dụng (ĐVT: người)

Phương tiện Số lượng Tỷ lệ %

Xe ô tô 100 66,67

Xe mô tô 50 33,33

Tổng 150 100

4.2.2.3. Khoảng thời gian được lựa chọn để đến tham quan

Qua phỏng vấn 150 du khách đa số du khách đi vào các dịp khác là 75 người chiếm 50% và vào dịp cuối tuần là 42 người chiếm 28%. Còn lại vào các dịp lễ, tết là 21 người chiếm 14% và nghỉ hè là 12 người chiếm 8%. Như vậy qua khảo sát cho thấy khách du lịch chủ yếu đi vào thời gian thuận tiện nhất mà du khách có thể đi. Và điều này cũng thể hiện rõ thực trạng du lịch của Châu Đốc vì du khách thường tập trung vào các tháng đầu năm khi công việc cịn nhàn hạ và một số du khách có tâm lý đi cúng bái và cầu nguyện vào dịp Vía Bà (tháng 4 âm lịch).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)