Quan điểm và định hướng xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1 gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KHU PHỐ VĂN HÓA

3.1. Quan điểm và định hướng xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1 gia

3.1. Quan điểm và định hướng xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1 giai đoạn 2015 – 2025. quận 1 giai đoạn 2015 – 2025.

3.1.1. Quan điểm.

Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa truyền thống đa dạng, có giá trị, mang bản sắc riêng, thể hiện bản lĩnh và sức sống từ hàng nghìn năm lịch sử, có thể sánh vai với nhiều nền văn hóa lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, vǎn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy, trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường và trong khi công tác tổ chức và quản lý xã hội của ta còn nhiều vấn đề phải từng bước điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn, thì nền văn hóa của ta cũng dần dần bộc lộ một số hạn chế. Vấn đề này đã được Trung ương nêu rõ trong phần thực trạng vǎn hóa nước ta tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), (số 03-NQ/TW) ngày 16 tháng 7 năm 1998.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động trên phạm vi cả nước là một trong những hướng đi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phong trào mang đến cho toàn xã hội nhận thức sâu sắc, là phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, hai q trình này phải cùng song hành. Ðặc biệt, từ phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa, việc đồn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo trở thành phong trào quần chúng rộng rãi trên cả nước, mang đậm giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc .

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) năm 2004 đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trên cơ sở đó

đề ra những chủ trương và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ này trong những năm sau. Hội nghị đã kết luận “Tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được phát huy; dân chủ hóa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, đặc biệt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo được bước chuyển biến bước đầu và tiền đề rất quan trọng để văn hóa nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ XI (01/2011) đã nêu rõ quan điểm: “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) năm 2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” nêu cụ thể hơn như sau:

1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

3. Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.

4. Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa XI dự kiến trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong phần kinh nghiệm có nhận định “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”. Dự thảo cũng nêu rõ một trong những nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới là “Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”; “Xây dựng môi trường sống lành mạnh, an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, quản lý tốt sự phát triển xã hội”; “Quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn”, trong đó có quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa.

Dự thảo đã khẳng định “Đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã khơi dậy được nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng”; “Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống”; “Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa””.

3.1.2. Định hướng.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã định hướng: “Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội với trọng tâm là đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả…” Trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Đảng bộ Thành phố xác định rõ: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện quy chế văn hóa cơng sở; văn hóa trong các đơn vị sự nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, nếp sống văn minh nơi công cộng và thực hiện văn hóa giao thơng.

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) nêu rõ: “Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư, phát huy tác dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt, giải trí lành mạnh của Nhân dân”; “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng mơi trường văn hóa đạt kết quả quan trọng, quan tâm khuyến khích các hoạt động văn hóa lành mạnh, phát động Nhân dân đấu tranh bài trừ sản phẩm phi văn hóa, độc hại, tệ nạn xã hội. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn và phát huy tác dụng. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân”. Về hạn chế, dự thảo cũng chỉ ra rằng: “Phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trị, vị trí là trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước. Đầu tư phát triển thiết chế văn hóa cịn yếu. Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và cơ chế, phương thức quản lý chưa đủ mạnh để tăng sức đề kháng chống lại sự xâm lăng văn hóa; chưa đẩy lùi được sản phẩm phi văn hóa, độc hại diễn biến rất phức tạp, đang tấn công vào đạo đức, lối sống trong xã hội, nhất là thanh - thiếu niên. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cịn nhiều khó khăn; mức thụ hưởng văn hóa giữa nội thành và ngoại thành, giữa các nhóm dân cư cịn chênh lệch lớn. Cơng tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu.”

Dự thảo cũng khẳng định mục tiêu “gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”; và

một số nhiệm vụ liên quan đến văn hóa: “Xây dựng mơi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện; nghiên cứu, phát huy đặc trưng, tính cách của con người thành phố trong đặc điểm chung của con người Việt Nam, luôn năng động, sáng tạo, đi đầu, dám chấp nhận thử thách, nhân ái, nghĩa tình; nâng cao nhận thức tồn xã hội về vị trí, vai trị của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của Nhân dân thành phố”; “xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng và từng cơ quan, đơn vị, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình trong giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ”; “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hoạt động văn hóa đối ngoại và coi trọng ngoại giao văn hóa để quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, thành phố, con người Việt Nam và Nhân dân thành phố với cộng đồng quốc tế”.

Với đặc thù là quận trung tâm của Thành phố, quận 1 có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội… song song đó cũng đối mặt với nhiều áp lực, thách thức về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vệ sinh môi trường, văn minh đơ thị… lĩnh vực nào cũng địi hỏi phải đạt hiệu quả cao, thành tích tốt, duy trì bền vững… Cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa tại địa bàn quận 1 trong nhiều năm qua đã có những bước phát triển tốt, nếp sống văn minh đơ thị dần dần hình thành rõ nét trong cộng đồng dân cư, tuy nhiên như đã phân tích ở phần thực trạng, quận 1 vẫn còn một số vấn đề tồn tại phải giải quyết để xứng tầm với vị trí và vai trị một quận trung tâm thành phố, cần có những giải pháp mang tính đặc thù và đặt ra yêu cầu hiệu quả cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã nêu rõ: “Phấn đấu xây dựng 06/10 phường được công nhận là phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 85% khu phố đạt chuẩn khu phố văn hóa; 80% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 80 điểm sáng văn hóa và nhà hàng tiệc cưới; 90% trở lên gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa”; nghị quyết cũng nêu một

trong những nhiệm vụ quan trọng giai đoạn 2015 – 2020 là “Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, bảo đảm thực chất; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)