Giới thiệu một số công trình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn 3 

1.4 Giới thiệu một số công trình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng

đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai biến này là khác nhau giữa các nước và chịu ảnh hưởng bởi từng giai đoạn kinh tế khác nhau: Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu như nghiên cứu của Achou và Tenguh (2008), Alexiou và Sofoklis (2009), Hosna và cộng sự (2009),… Bên cạnh

đó, cũng có những bằng chứng thực nghiệm tại một số nước chứng minh có mối

quan hệ tích cực giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu như nghiên cứu của Naceur và cộng sự (2008), Sufian và Habibullah (2009), Boahene và cộng sự (2012),…

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng

đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Achou và Tenguh (2008) tìm thấy tác động tiêu cực của tỷ lệ nợ xấu đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi nghiên cứu tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Qatar. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì sẽ làm ROE giảm 1,506%.

Alexiou và Sofoklis (2009) sử dụng kĩ thuật hồi quy bảng để tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 6 ngân hàng ở Hy Lạp trong giai đoạn 2000 - 2007. Kết quả hồi quy cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng (đo lường bởi tỷ lệ nợ xấu) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Nghiên cứu của Hosna và cộng sự (2009), tìm hiểu tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời tại 4 ngân hàng ở Thụy Điển. Dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niên của 4 ngân hàng trong giai đoạn 2000 - 2008.

Mơ hình nghiên cứu của Hosna và cộng sự (2009): (1) ROE = α1 + β1 CAR + εi

(2) ROE = α2 + β2 NPLR + εi’

Bảng 1.2 Kết quả hồi quy của Hosna và cộng sự (2009)

*ROE is independent variable; ** Statistically significant at 0,05 = 5%

Nguồn: Hosna và cộng sự (2009)

Kết quả hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở cả 4 ngân hàng và ảnh hưởng của nó rất quan trọng. Khi tỷ lệ nợ xấu (NPLR) của 4 ngân hàng tăng 1% thì sẽ làm ROE giảm 4,965%.

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của rủi ro tín dụng

đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Naceur và cộng sự (2008) trong nỗ lực kiểm tra ảnh hưởng của các quy định, sự cạnh tranh và chính sách cải cách tài chính đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại ở Trung Đông và Bắc Phi giai đoạn 1989 - 2005 phát hiện rủi ro

Table 2 Coefficient summary table, 4 banks Table 3 Model summary table, 4 banks

*ROE Coef **Signif. (p-value)

N R2 Adj. R2 F Model signif.

(p-value)

NPLR -4,965 0,004 36 0,251 0,206 5,532 0,008

tín dụng có tác động tích cực, đáng kể đến lợi nhuận thuần, hiệu quả chi phí và tỷ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Sufian và Habibullah (2009) nhằm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 37 ngân hàng thương mại ở Bangladesh trong giai

đoạn 1997 - 2004. Kết quả thực nghiệm cho thấy 2 chỉ số đo lường rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANS/TA) và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL) có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE).

Nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012) tìm hiểu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời tại 6 ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn 2005 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 biến đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ xóa nợ rịng (NCOTL), tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và tỷ lệ lợi nhuận trước dự phịng trên tổng dư nợ (PPPNTLA) đều có tác động quan trọng, tích cực đến ROE. Ngồi ra, các yếu tố

như: quy mơ, tốc độ tăng trưởng, địn bẩy tài chính cũng được chứng minh là tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Mơ hình nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012):

ROEi,t = α0+βNCOTLi,t+δNPLRi,t+θPPPNTLAi,t+∅SIZEi,t+ΦGROi,t+ γTDAi,t+ εi,t

Bảng 1.3 Kết quả hồi quy của Boahene và cộng sự (2012)

Fixed Effect Model Random Effects Model

Var. Coef. t-test Prob. Coef. z-test Prob.

NCOTL 0,2826 7,57 0,000 0,2366 5,76 0,000 NPLR 0,2593 11,86 0,000 0,2657 10,33 0,000 PPPNTLA 1,4190 2,09 0,056 0,6338 0,84 0,400 SIZE 0,1165 3,45 0,004 0,0636 1,84 0,066 GRO 0,2861 1,87 0,083 -0,0429 -0,34 0,736 TDA 1,0862 1,97 0,069 0,7100 1,11 0,268 CONS -3,4687 -3,79 0,002 -1,8621 -2,10 0,036 R-sq 0,9221 R-sq 0,9527

Wald chi2 81,64 Wald chi2 342,17

Prob 0,0000 Prob 0,0000

Haus.Test 12,64 Chi2 12,64 Prob 0,0491

1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng

và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Có nghiên cứu tìm thấy tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến ROE như nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013), có nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực lẫn tiêu cực của rủi ro tín dụng đến ROE như nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), hay khơng có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro tín dụng và ROE như nghiên cứu của Võ Bảo Mai Trâm (2013).

Nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

Cơng trình nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái đăng trên Tạp chí ngân hàng số 18 (2013) xem xét tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của ngân

hàng. Sử dụng dữ liệu của 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ 2005 - 2012. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu (NPL) và chi phí dự phịng (LLP) có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Bảng 1.4 Kết quả hồi quy của Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

Least Square Fix Effect Radom Effect

Constant (-2,947185)-0,191514 *** (-0,394623) -0,028787 (-1,683344) -0,104557 SIZE (3,478746)0,013861 *** (1,247396) 0,005143 (2,445244)0,008932 ** DE 0,006258 (6,707899)*** 0,005711 (5,476582)*** 0,006063 (6,808814)*** NPL (-2,437772)-0,671736 ** (-1,641896) -0,422665 (-2,099721)-0,500795 ** LLR (1,947281)2,530528 * (1,294484) 1,770117 (1,489029) 1,838041 LLP (-3,526516)-3,771410 *** (-2,449060)-2,976248 ** (-2,726995)-2,865198 *** AM (2,840822)0,951270 *** (2,378061)0,793749 ** (2,718731)0,820628 *** OE (1,699616)0,947657 * (-0,230372) -0,230031 (0,707760) 0,491317 Số quan sát R2 adj. F test DW.test

Hausman test: Chi 2 (7)

149 0,512547 23,23129*** 0,985743 149 0,731105 11,06004*** 2,209946 149 0,371561 13,50059*** 1,740585 6,629896

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

Cơng trình nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang đăng trên Tạp chí cơng nghệ ngân hàng số 85 (2013) sử dụng mơ hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại

Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn cho vay trên tổng tài sản càng cao (LOANTA) thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao, tỷ lệ nợ xấu (NPL) càng cao thì ROE của các ngân hàng thương mại càng giảm.

Bảng 1.5 Kết quả hồi quy của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

ROA ROE

Var. Coef. t-test Prob. Coef. z-test Prob.

OWNERNN -0,0007 -0,2882 0,7736 -0,0779 -4,5404** 0,0000 TCTR -0,0223 -8,0672** 0,0000 -0,0715 -3,7689** 0,0003 DLR 0,0011 1,0618 0,2895 0,01405 1,9043 0,0590 ETA 0,0410 11,0316** 0,0000 -0,16905 -6,6466** 0,0000 MARKSHARE 0,0121 0,6120 0,5412 1,1318 8,3382** 0,0000 LOANTA 0,0091 2,6045** 0,0099 0,0590 2,4582** 0,0149 NPL -0,0766 -2,5390** 0,0116 -0,6536 -3,1644** 0,0000 Hệ số chặn 0,0120 3,8089 0,0003 0,1150 5,3414 R2 0,7040 0,6907 F(F-statistic) 35,4207 33,5894 Durbin-Watson 0,9279 1,1296 Số quan sát 252 252

Ghi chú:** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Nguồn: Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

Nghiên cứu của Võ Bảo Mai Trâm (2013)

Nghiên cứu của Võ Bảo Mai Trâm (2013) phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam, với

nguồn dữ liệu lấy từ 8 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trong giai đoạn 2007 - 2012 đã cho kết quả khơng có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có (LA) với ROE.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả trình bày những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những

nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại các nước trên thế giới và ở Việt Nam về tác

động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Kết quả cho thấy

chưa có sự thống nhất giữa các cơng trình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng trên thế giới và ở

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014 2.1.1 Giới thiệu một số nét về các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh ngày

20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết là Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom. Đến năm 2006, có 2 NHTMCP đầu tiên được niêm yết là NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (niêm yết tại HOSE) và

NHTMCP Á Châu (niêm yết tại HNX). Ngân hàng được niêm yết gần đây nhất là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (niêm yết ngày 24/01/2014 tại HOSE) với số vốn điều lệ 28.112 tỷ đồng.

Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 37 NHTMCP, tuy nhiên chỉ có 9 NHTMCP đã được niêm yết tại các sở giao dịch chứng khốn. Đó là:

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), được thành lập theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 sau khi hoàn thành

việc hợp nhất Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia. Ngày 12/07/2006, Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khốn STB. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 12.425 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993, với tầm nhìn xác định là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Ngày 31/10/2006, ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN với mã chứng khoán ACB. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 9.376 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổ chức tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993. Đến tháng 01/2006, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định cho phép ngân hàng được chuyển đổi mơ hình hoạt động và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Ngày 20/04/2009, ngân hàng chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán SHB. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định chấp thuận việc sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội vào SHB.

Đây là một trong những vụ sáp nhập đầu tiên trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân

hàng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước triển khai trong năm 2012. Hiện nay, vốn

điều lệ của ngân hàng là 8.866 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963. Đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một NHTMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, vốn

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Giấy phép số 142/GP-

NHNN thành lập và hoạt động cho NHTMCP Công Thương Việt Nam. Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, chính thức chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng cổ phần cho Vietinbank.

Ngày 08/07/2009, tại Hà Nội, NHTMCP Cơng Thương Việt Nam đã chính thức ra mắt. Ngày 16/07/2009, Vietinbank chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán CTG. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 37.234 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng chính

thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động

trong thời hạn 50 năm với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Ngày 27/10/2009, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán EIB. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 12.355 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Ngân hàng TMCP Quốc Dân, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, được thành lập theo Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 18/09/1995. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã trải qua 2 lần đổi tên. Lần đổi tên thứ nhất vào tháng 05/2006 khi ngân hàng chuyển đổi mơ hình hoạt động từ

ngân hàng nơng thơn sang ngân hàng đô thị với tên gọi là NHTMCP Nam Việt. Lần thứ hai là vào tháng 01/2014, sau khi tái cơ cấu lại, ngân hàng đã xin phép Ngân

hàng Nhà nước và được chấp nhận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân.

Ngân hàng TMCP Quốc Dân chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội vào ngày 13/09/2010 với mã chứng khoán đăng kí NVB. Hiện nay, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.010 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập theo giấy phép số 0054/NHGP ngày 14/09/1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội. Ngày 01/11/2011, NHTMCP Quân Đội chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng TMCP niêm yết tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)