Ngƣời dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại huyện xuân lộc, đồng nai (Trang 35 - 42)

4.2. Thực trạng tham gia của ngƣời dân

4.2.3. Ngƣời dân tham gia thực hiện trong xây dựng NTM

Theo báo cáo của UBND huyện Xuân Lộc tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng NTM trong 5 năm qua là 12.754,2 tỷ đồng trong đó ngƣời dân tham gia là 8.335,6 tỷ đồng. Với hơn 65% nguồn vốn đóng góp cho việc xây dựng NTM có thể thấy vai trị của ngƣời dân khi tham gia đóng góp vào việc xây dựng NTM chiếm một phần quan trọng.

Tuy nhiên kết quả khảo sát phản ảnh một bức tranh khác, tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hỏi tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM chƣa cao, trong số 216 ngƣời đƣợc hỏi chỉ có 38% trả lời là có tham gia vào việc xây dựng NTM.

Hình 4.8. Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động xây dựng NTM

Trong số ngƣời tham gia vào việc xây dựng NTM thì tỷ lệ chủ yếu là góp tiền, tỷ lệ này chiếm 41,2% hình thức đóng góp. Hầu hết những ngƣời dân tham gia đóng góp đều cho rằng hình thức đóng góp bằng tiền là đơn giản nhất và nghe thơng báo từ chính quyền số tiền họ đóng góp. Việc góp ngày công hầu hết là các cán bộ chuyên trách tại xã, huyện

38,0% 12,5% 38,4% 11,1% 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% Có tham gia Khơng tham gia nhƣng quan tâm

Khơng tham gia Khơng quan tâm

Việc góp đất hầu hết là do các hoạt động điện đƣờng, chính quyền xã sẽ xuống vận động và yêu cầu ngƣời dân hỗ trợ. Nếu ngƣời dân hỗ trợ bằng hình thức góp đất sẽ khơng phải góp tiền hoặc góp ít cho việc xây dựng đƣờng. Đa phần ngƣời dân trong q trình khảo sát đều cho rằng mức đóng góp này là chấp nhận đƣợc, tỷ lệ khảo sát có đến 88,9% ngƣời đƣợc hỏi có nhận xét này.

Hình 4.9. Tỷ lệ khảo sát các hình thức đóng góp xây dựng NTM

Theo tìm hiểu của ngƣời viết có thể giải thích đƣợc điều này trong nguồn vốn nội lực huy động trong dân, ngƣời dân đóng góp trực tiếp thơng qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng chỉ khoảng 234,4 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% tổng nguồn vốn đầu tƣ. Phần còn lại là đầu tƣ phát triển sản xuất là 8.101,1 tỷ đồng do nguồn vốn dân cƣ và tƣ nhân trong đó, bao gồm phần tiết kiệm của dân và phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh, HTX (UBND huyện Xuân Lộc, 2014b). Nhƣ vậy có thể thấy đầu tƣ của doanh nghiệp tƣ nhân và hộ gia đình có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung và xây dựng NTM nói riêng.

Xây dựng đường giao thơng nơng thơn

Một trong những điểm sáng trong chính sách xây dựng NTM của huyện Xuân Lộc là thực hiện gần nhƣ tồn diện chỉ tiêu xây dựng đƣờng giao thơng nông thôn trong địa bàn huyện. Trong 5 năm thực hiện chính sách NTM, huyện Xuân Lộc đã xây dựng đƣợc 427,12 km đƣờng giao thơng. Trong đó, 32,94 km đƣờng huyện quản lý và 394,18 km đƣờng xã quản lý. 5,1% 41,2% 16,7% 31,5% 5,6% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0%

Góp đất Góp tiền Ngày cơng Chƣa tham

gia

Hình thức khác

Theo báo cáo về NTM của huyện Xuân Lộc cuối năm 2014, tổng kinh phí thực hiện là 843,514 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh 301,254 tỷ đồng, ngân sách huyện 198,527 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 170,630 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp quản lý qua ngân sách là 114,246 tỷ đồng, hiến đất, cây trồng là 52,997 tỷ đồng, công lao động là 3,387 tỷ đồng), nguồn vốn vay 173,103 tỷ đồng. Nhân dân đóng góp chiếm 20% tổng mức kinh phí thực hiện, số tiền trực tiếp đóng góp thơng qua hiến đất, cây trồng và công lao động chiếm khoảng 7% mức kinh phí.

Thực tế qua tìm hiểu của ngƣời viết, vai trị tham gia của ngƣời dân trong việc hoàn thành chỉ tiêu này thấp. Vai trị chính là ở chính quyền địa phƣơng, cụ thể là ở Đảng bộ và UBND huyện Xuân Lộc. Cụ thể chính quyền huyện Xuân Lộc đƣa ra thời gian và chỉ tiêu khi thực hiện các cơng trình đầu tƣ xây dựng cơ bản, đặc biệt là giao thông nông thôn. Việc bám sát và thực hiện đúng các kế hoạch huyện đã đề ra, hầu nhƣ các cơng trình giao thơng nơng thơn khơng có việc trễ tiến độ. Đồng thời, để tiết kiệm kinh phí, UBND huyện đã giao Ban quản lý Dự án huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện giúp xã khảo sát, thiết kế; thẩm tra thiết kế, dự toán; lập, đánh giá hồ sơ mời thầu xây lắp; lập, đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu xây lắp; giám sát thi cơng xây dựng cơng trình9. Qua đó, tiết kiệm 15% chi phí xây dựng cơng trình, tƣơng ứng 127,85 tỷ đồng. Khi thiết kế đã chú trọng hạn chế khối lƣợng đắp đất nền đƣờng, giảm khối lƣợng ván khuôn mặt đƣờng, chi phí lán trại; tăng cƣờng sử dụng vật liệu tại địa phƣơng nên đã giảm chi phí xây dựng khoảng 25%, tƣơng ứng với số tiền 213,08 tỷ đồng. Tổng kinh phí tiết kiệm đƣợc trong xây dựng đƣờng GTNT là 340,93 tỷ đồng (UBND huyện Xuân Lộc, 2014).

Tuy nhiên, việc UBND huyện Xuân Lộc giao xuống các phòng ban thực hiện và khoán định mức là vi phạm một số điều luật và nghị định. Việc đầu tƣ xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách thực hiện theo Luật xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản và các Nghị định hƣớng dẫn liên quan của Chính phủ nhƣ: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 14/02/2009 về quản lý đầu tƣ và xây dựng cơng trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 14/02/2009 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Theo đó, các phịng ban trực thuộc

UBND huyện khơng có chức năng quyền hạn để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Trong trƣờng hợp này các cán bộ chuyện viên đảm nhận công tác thẩm định dự án, các báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu lại thuộc biên chế của đơn vị Tài chính – Kế tốn của UBND huyện Xn Lộc. Điều này vi phạm hầu hết các nghị định ở trên.

Tháng 4/2012, đoàn thanh tra của Sở Kế hoạch Đầu tƣ tỉnh Đồng Nai đã có xuống kiểm tra và khảo sát thực tế trƣờng hợp của huyện Xuân Lộc. Tuy nhiên, do sự thành công của huyện Xuân Lộc trong việc xây dựng NTM và các thành tích vƣợt trội nên việc thanh tra không xem đây là sai phạm mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá là hạn chế của quá trình xây dựng NTM.10

Cũng vì lý do này, mơ hình xây dựng NTM trong việc xây dựng đƣờng giao thông đƣợc xem là tốt nhƣng không triển khai nhân rộng đƣợc. Thực tế, một số địa phƣơng khác trong quá trình xây dựng NTM cũng áp dụng mơ hình này, tuy nhiên linh động thành lập “Tổ tƣ vấn hỗ trợ các xã trên địa bàn huyện thực hiện cơng trình giao thơng nơng thơn” và có xin ý kiến chỉ đạo của Sở Kế hoạch Đầu tƣ để thực hiện.

Hộp 4.1. Trường hợp huyện Nhơn Trạch thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ các xã trên địa bàn huyện thực hiện cơng trình giao thơng nơng thơn

UBND huyện Nhơn Trạch có Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 25/5/2012 về việc thành lập “Tổ tƣ vấn hỗ trợ các xã trên địa bàn huyện thực hiện cơng trình giao thơng nơng thơn”, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 1728/SKHĐT-XDCB ngày 22/8/20112 thống nhất đề nghị của UBND tỉnh về việc thành lập Tổ tƣ vấn trên. Tuy nhiên, trƣờng hợp huyện Nhơn Trạch phải lƣu ý:

- Cán bộ tham gia Tổ tƣ vấn thuộc biên chế phịng Tài chính – Kế tốn huyện sẽ khơng đảm nhận công tác thẩm định dự án (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), kế hoạch đấu thầu là các nhiệm vụ phịng tài chính kế hoạch khi trình UBND huyện phê duyệt.

- Cán bộ của Tổ tƣ vấn có khả năng đáp ứng theo nhu cầu về năng lực hoạt động xây dựng đƣợc quy định ở các nghị định trên.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai (2012).

Mô hình sản xuất hiệu quả cao/ chuyển đổi cây trồng

Trong các tiêu chí đánh giá NTM, tiêu chí về thu nhập là một trong những điểm sáng khác mà huyện Xuân Lộc làm tốt. Dựa trên văn bản số 938/BNN-VPĐP ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định mức thu nhập đạt chuẩn NTM, tất cả các xã của huyện Xuân Lộc đều đạt tiêu chí về thu nhập theo quy định của Trung ƣơng và của tỉnh Đồng Nai.

Để có đƣợc kết quả này, theo tìm hiểu của ngƣời viết huyện có chủ trƣơng thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành mối liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp, tạo các vùng chuyên canh quy mô lớn. Với chủ trƣơng này, ngƣời dân đã tham gia và tự hình thành nên các vùng chuyên canh có năng suất cao.

Từ năm 2008, ngƣời dân đã hình thành các Câu lạc bộ năng suất cao (CLB NSC), hoạt động rải đều trên tồn huyện, ấp, xã nào trồng cây gì, ni con gì đều thành lập CLB NSC, chẳng hạn CLB NSC cây lúa, tiêu, rau, bƣởi, cao su, thuốc lá, cà phê, ni heo...11

Mục đích hoạt động chính của CLB là trao đổi, học hỏi, chuyển giao kỹ thuật giữa bà con nông

dân với nhau, làm sao năng suất, chất lƣợng vƣờn cây năm sau cao hơn năm trƣớc. Chẳng hạn xây dựng hệ thống tƣới tiết kiệm (bằng béc phun) trong ruộng bắp, vƣờn tiêu (nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí 30%) để tăng năng suất, trong khi họp, hộ nào còn khúc mắc về kỹ thuật thì đƣa ra CLB tranh luận góp ý.

Hộp 4.2. Mơ hình Câu lạc bộ Năng suất cao và Liên hiệp Câu lạc bộ Năng suất cao tại huyện Xuân Lộc

Mơ hình Câu Lạc bộ năng suất cao (CLB NSC) – Liên hiệp CLB NSC đƣợc ra đời từ năm 2008, trƣớc khi có chính sách xây dựng NTM. Đến hết năm 2014, huyện Xuân Lộc đã phát triển đƣợc 450 CLB. Đến hết năm 2013, các CLB NSC có hơn 10.116 thành viên tham gia sản xuất trên diện tích 9.465 ha đất. Mơ hình này mang lại những hiệu quả nhất định trong sản xuất nơng nghiệp. Năng suất bình qn trong câu lạc bộ cao hơn năng suất bình quân chung của tồn huyện.

Ngồi ra, tồn huyện có 15 Liên hiệp CLB NSC đã đi vào hoạt động. Liên hiệp CLBNSC là cầu nối giữa các hội viên với các Công ty cung ứng vật tƣ nông nghiệp, là nơi hƣớng dẫn áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất...

Các CLB đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng cho năng suất cao, với diện tích hàng ngàn ha nhƣ: tiêu, xoài, bắp, rau, củ quả… và tạo ra những cánh đồng cho thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm.

Qua đó, góp phần điều chỉnh các tiểu vùng sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng để đƣa cây trồng - vật ni có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái nhƣ: vùng chuyên canh xoài, sầu riêng, hồ tiêu tại các xã: Suối Cao, Xuân Định, Bảo Hòa, Xuân Thọ... vùng luân canh trồng 2 lúa - 1 bắp hoặc 2 bắp - 1 lúa trên diện tích 1.000 ha tại các xã: Xuân Phú, Lang Minh, Suối Cát. Riêng các vùng đất trắng, bạc màu, huyện quy hoạch trồng điều cao sản, mì, rau sạch, thanh long...

Nguồn: Tác giả ghi nhận qua phỏng vấn ơng Trần Sơn Kim – Phó trưởng phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc.

Theo báo cáo Kết quả thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Xuân Lộc năm 2014, huyện Xuân Lộc đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ để hình thành các vùng chun canh nhƣ: cây Xồi 1.569 ha, cây Hồ tiêu 1.872 ha, cây ăn trái đặc sản 1.909 ha, cây Thanh long 280,2 ha, cây rau 640 ha... Đƣa cây bắp

xuống ruộng lúa để tăng diện tích sản xuất Đông - Xuân từ 7.047 ha năm 2008 lên 10.231,1 ha năm 2014, đạt 81,66% diện tích đất gieo trồng hàng năm trên tồn huyện (10.231,1 ha/12.529,52 ha). Tăng giá trị nơng sản trên 01ha đất lúa từ 33,5% (sản xuất 02 vụ lúa + 01 vụ bắp) lên 60% (sản xuất 02 vụ bắp + 01 vụ lúa).

Việc tham gia của ngƣời dân trong mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này có nhiều điểm tƣơng đồng với mơ hình Seamaul của Hàn Quốc và mơ hình OVOP của Nhật Bản. Ở đây, nhà nƣớc đóng vai trị chủ đạo đặc biệt là trong các giai đoạn đầu từ việc hỗ trợ kinh phí, trợ giá nơng phẩm… sau đó có sự tham gia tích cực của ngƣời nông dân, những ngƣời hƣởng lợi trong mơ hình này. Kết quả thực tế cho thấy, việc thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cao tại huyện Xn Lộc đã nâng cao đáng kể thu nhập trên mỗi ha đất nơng nghiệp. Năm 2008, thu nhập bình qn riêng ngành trồng trọt đạt 42,86 triệu đồng/ha/năm, tính cả chăn ni đạt 63,44 triệu đồng/ha/năm; Năm 2014, thu nhập bình quân riêng ngành trồng trọt đạt 115,52 triệu đồng/ha/năm (tăng 169,5% so với năm 2008), tính cả chăn ni đạt 204,4 triệu đồng/ha/năm (tăng 222% so với năm 2008). Cuối năm 2014 thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện đạt 37,617 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 3,02 lần năm 2008 (37,617 /12,426 triệu đồng/ngƣời/năm) (UBND huyện Xuân Lộc, 2014b).

Ơng Vũ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Lang Minh cho biết tại xã trƣớc khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích nơng nghiệp tại xã 1500 ha nhƣng diện tích trồng lúa chiếm hết 1.000 ha, năng suất đạt thấp từ 4 – 4,5 tấn/ha, thu nhập 20 - 30 triệu đ/ha/vụ/năm. Sau khi trừ chi phí khơng có lãi, nơng dân gặp rất nhiều khó khăn. Về sau chuyển đổi trồng bắp lai, áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật trồng 1 vụ lúa, 2 vụ bắp, năng suất rất cao, đạt 10 - 12 tấn/ha, trung bình lãi 30 triệu đồng/ha. Đặc biệt, khơng chỉ cây bắp lai, ở đây còn chuyển đổi từ điều, chôm chôm, cam, quýt già cỗi sang trồng 200 ha cà phê, 150 ha hồ tiêu, cao su đạt năng suất rất cao.

Hộp 4.3. Mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây điều tại huyện Xuân Lộc

Nhiều năm liền, cây điều đƣợc xem là cây xóa đói, giảm nghèo, cây trồng chủ lực của Đồng Nai nhờ có khả năng thích nghi tốt trên vùng đất xám bạc màu, đất nghèo dinh dƣỡng, các vùng không chủ động đƣợc nƣớc tƣới. Tuy nhiên, do tập quán canh tác quảng canh, phó thác cho thời tiết, giống điều chƣa đƣợc chọn lọc nên năng suất điều thấp, giá cả bấp bênh.

Khi tìm hiểu, ngƣời viết đƣợc biết cây điều là cây trồng chủ lực của huyện nhƣng năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại huyện xuân lộc, đồng nai (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)