Thực trạng vận dụng các cơng cụ tài chính trong hỗ trợ DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 57)

2.2.2.1 Thuế, phí và lệ phí.

Trên cơ sở các luật thuế, pháp lệnh thuế được ban hành, chính quyền địa phương các cấp, và ngành thuế địa phương tổ chức triển áp dụng trong mọi thành phần kinh tế và mọi đối tượng chịu thuế.

Cho đến nay, hệ thống thuế được thiết lập về cơ bản đã vận hành theo cơ chế thị trường. Thể chế chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với việc mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật phải được nâng lên và giới hạn cuối cùng là luật.

Với mục tiêu vừa đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước vừa đảm bảo môi trường sản xuất, kinh doanh được cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chính sách thuế đã được sửa đổi theo hướng:

Thứ nhất, giảm dần mức thuế suất một cách có chọn lọc và theo lộ trình. Thứ hai, mở rộng diện chịu thuế để đảm bảo tính cơng bằng, trung lập của chính sách thuế, có tính đến các yếu tố như thông lệ quốc tế, khả năng, điều kiện quản lý của Việt Nam, khuyến khích khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài ngun, khống sản, bảo vệ mơi trường.

Chính sách thuế, phí và lệ phí đã thực sự thể hiện vai trị vừa tạo nguồn thu cho NSNN vừa tạo điều kiện để các DNNVV tự tích lũy phát huy cao nguồn nội lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư vào địa bàn Tỉnh. Đó là: thực hiện bỏ thuế suất giá trị gia tăng 20%, qui định rõ thuế suất phổ thông là 10%, thuế mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% để khuyến khích xuất khẩu; giảm thuế suất thuế TNDN từ 32% xuống 28% vào năm 2004 rồi tiếp tục giảm xuống còn 25% vào năm 2009; ngoài việc giảm thuế suất, việc thay đổi phương pháp trong việc xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cũng có bước thay đổi quan trọng, trước đây các chi phí được trừ được xác định cho

từng khoản chi phí, nay hầu như tất cả các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh (ngoài một số khoản chi mang tính đặc thù được qui định cụ thể) đều được tính trừ nếu đáp ứng các điều kiện kiện về hoá đơn chứng từ. Thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí, loại bỏ các loại phí và lệ phí khơng phù hợp. Tăng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các chính sách ưu đãi khác ở địa phương để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngồi ra, chính sách thuế đã có sự hỗ trợ cần thiết cho DNNVV khi nền kinh tế có biến động. Năm 2009, đối diện với khủng hoảng tài chính tồn cầu, Chính phủ đã có những giải pháp về thuế nhằm trợ giúp cho DN đó là có chính sách giảm, giãn tiến độ nộp thuế. Cụ thể: giảm 30% thuế TNDN của quí 4/2008 và của năm 2009 cho các DNNVV, giãn thời hạn nộp thuế 09 tháng đối với 70% số thuế TNDN còn lại, giãn thời hạn 3 tháng đối với số thuế TNDN tạm nộp phát sinh trong năm 2010. Với chính sách này đã phần nào hỗ trợ cho cho DNNVV vượt qua khó khăn của suy gảm kinh tế, cụ thể năm 2008 và 2009, các DNNVV tại Gia Lai đã tăng thêm qui mơ tích lũy phục vụ sản xuất kinh doanh lên được: 19,87 tỷ đồng, ngồi ra cịn được giãn thời hạn 9 tháng với tổng số tiền là 102,7 tỷ đồng (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Gia

Lai).

Ngoài việc giảm thuế suất, mở rộng diện chịu thuế, hệ thống hành thu cũng có sự thay đổi cơ bản và được nâng lên tầng cao pháp lý mới. Với DN, việc ban hành Luật Quản lý thuế, tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng để nâng cao ý thức của người dân trong xã hội về việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN với cơ chế thu nộp thuế đã chuyển hẳn sang cơ chế DN tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về những điều đã kê khai. Với ngành thuế, Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý thuế các cấp được tổ chức lại theo mơ hình quản lý theo chức năng; Cán bộ công chức thuế được bố trí, sắp xếp lại, được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực.

Việc triển khai đầy đủ, kịp thời các qui định của các luật thuế, pháp lệnh, giải quyết và tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc thuế tại địa phương, cùng với việc hiện đại hố cơng tác quản lý thu thuế theo chiến lược phát triển ngành thuế đến

năm 2010 có ý nghiã hết sức quan trọng trong việc tạo ra môi trường về thuế công khai, minh bạch và hiện đại. Tất cả những vấn đề trên cuối cùng cũng là hướng đến DN, hướng đến người nộp thuế. Các DN nói chung và DNNVV nói riêng là bên được lợi nhiều nhất khi thể chế, chính sách này đi vào cuộc sống. Các DN sẽ có điều kiện để tăng tích luỹ vốn, đầu tư cho sản xuất để phát triển kinh doanh. Đây cũng là một trong những thuận lợi để các DN, đặc biệt là các DN sản xuất hàng hố có thêm khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển.

i) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng cho các DN.

Từ khi đổi mới cho đến nay, chính sách chi đầu tư phát triển của Gia Lai nói riêng và của cả Trung ương đầu tư cho Gia Lai tập trung vào xây dựng cơ bản, trong đó có các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế: hệ thống đường bộ, thông tin liên lạc, nâng cấp và phục hồi sân bay Pleiku, xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện. Hàng năm, cơ cấu chi đầu tư tư phát triển mà chiếm chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng từ 25–30% ngân sách.

Không thể phủ nhận tác dụng tích cực và thiết thực của những cơng trình này trong việc tạo nên một bộ mặt mới về cơ sở hạ tầng của Gia Lai, nó giúp các DN, có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa đến các vùng sâu, vùng xa trong Tỉnh, cũng như thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào. Như vậy, những khoản đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước đã tạo nên những thuận lợi rất cơ bản cho sự phát triển DNNVV.

Xây dựng các KCN, cụm công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để các DN sử dụng mặt bằng sản xuất kinh doanh với các điều kiện hết sức ưu đãi. Xây dựng các cơng trình hạ tầng ngồi hàng rào KCN, khu chế xuất để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cho đến nay bằng con đường ngân sách, Tỉnh đã xây dựng được 12 KCN và cụm công nghiệp lớn nhỏ, cụ thể: Thành phố Pleiku có KCN Trà Đa 109,3 ha đã

xây dựng và đi vào hoạt động, điều kiện hạ tầng hồn chỉnh, đã có 95% diện tích được các nhà đầu tư thuê, đã mở rộng 15 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 300 ha. KCN Tây Pleiku được quy hoạch tổng thể với quy mô 500 ha, cụm công nghiệp Chư Sê nằm cạnh giao lộ 14 và 25; cụm công nghiệp Ayunpa nằm cạnh quốc lộ 25; cụm công nghiệp An Khê nằm bên quốc lộ 19 và xu hướng đón tiếp các nhà đầu tư và giao thương với cảng biển của Miền Trung. Bên cạnh đó cịn có các KCN khác như: Cụm tiểu thủ công nghiệp Diên Phú, KCN Trà Bá, Bắc Biển Hồ, KCN Hàm Rồng, KCN khu kinh tế cửa khẩu đường 19,… tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp.

ii) Hàng năm, Tỉnh cũng bố trí một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện chi

hỗ trợ các DN theo như đã cam kết tại qui chế khuyến khích đầu tư, như: hỗ trợ về chi phí liên quan đến nhận chuyển giao cơng nghệ tiên tiến hiện đại; hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư cơ sở sản xuất vào những lĩnh vực Tỉnh khuyến khích đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các DN tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở trong nước và nước ngồi,… ngồi ra, Tỉnh cịn chi hỗ trợ để mở các khoá đào tạo ngắn hạn về quản trị kinh doanh, mở các lớp CFO, CEO, kế toán trưởng,… cho đội ngũ cán bộ quản lý và giám đốc các DN.

2.2.2.3 Tín dụng Nhà nước.

Họat động tín dụng Nhà nước thời gian qua trên địa bàn Gia Lai được thực hiện thông qua Chi nhánh NH phát triển Tỉnh (VDB Gia Lai) và một số chi nhánh NH quốc doanh khác như chi nhánh NH chính sách Gia Lai, chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai. Trong đó, việc đầu tư phát triển các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước chủ yếu là thông qua VDB Gia Lai.

VDB Gia Lai (trước đây là Qũi đầu tư phát triển) được thành lập để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước như tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng,… sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, với mục đích hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế hoạt động trên địa

bàn Gia Lai thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước cần khuyến khích đầu tư. Các hình thức hỗ trợ đầu tư được thực hiện bao gồm:

i) Cho vay đầu tư.

– Chính sách cho vay đầu tư.

Nhằm tạo điều kiện về vốn thực hiện dự án đầu tư cho các DN đầu tư phát triển sản xuất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 106/2004/NĐ–CP ngày 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, theo đó hạn mức cho vay tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án, lãi suất cho vay được tính bằng 70% lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các NHTM.

Để phù hợp với cam kết gia nhập WTO năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2006/NĐ–CP ngày 20/12/2006 thay đổi căn bản về phương pháp, hình thức hỗ trợ đầu tư. Theo Nghị định này thì lãi suất cho vay tín dụng đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ 0,5%. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và khơng thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.

– Tình hình cho vay đầu tư các DNNVV tại VDB Gia Lai.

Bảng 2.3

Tình hình cho vay ưu đãi đầu tư cho các DNNVV

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số dự án được duyệt 2 1 3 3 2 - DNNVV 0 0 1 0 0 Dư nợ tại 31/12 (tr.đ) 803.521 972.814 1.223.721 1.414.254 1.576.763 - DNNVV (tr.đ) 13.628 11.947 12.185 6.696 5.346

Theo số liệu thống kê của VDB Gia Lai thì cả giai đoạn 2005–2010, Chi nhánh mới chỉ xét duyệt cho vay ưu đãi đối với 02 DNNVV trên địa bàn với tổng số tiền là 17.250 triệu đồng (xem Bảng 2.3). Số DNNVV được xét duyệt cho vay ưu đãi là rất, rất nhỏ so với nhu cầu vay vốn của DNNVV. Việc tiếp cận với nguồn vốn này của các DNNVV không hề đơn giản chút nào!

ii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

– Chính sách hỗ trợ.

Để khuyến khích các DN đầu tư phát triển sản xuất, ngay từ đầu những năm 2000, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản qui định về tín dụng đầu tư phát triển như các Quyết định 58/2005/QĐ–TTg ngày 24/4/2005, 133/2005/QĐ–TTg ngày 10/9/2005 theo đó các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) do chủ đầu tư vay vốn bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay được hỗ trợ 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Đến năm 2004, theo Nghị định 106/2004/NĐ–CP mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với trường hợp vay bằng đồng Việt Nam (tương đương 35% lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các NHTM) bằng 35%, trường hợp vay bằng ngoại tệ bằng 35% lãi suất theo hợp đồng vay vốn của các TCTD. Với việc ban hành Nghị định 151/2006/NĐ–CP thì việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được giới hạn lại chỉ những dự án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và vào vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,… Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư.

Trước tình hình khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, Chính phủ đã có hàng loại các biện pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất:

Ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/2009/QĐ–TTg hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn NH để sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 –> 31/12/2009.

Ngày 4/4/2009 Thủ tướng lại có Quyết định 443/2009/QĐ–TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn NH bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm.

– Tình hình hỗ trợ lãi suất cho DNNVV.

Bảng 2.4

Tình hình cho vay ưu đãi đầu tư cho các DNNVV

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số dự án được hỗ trợ 11 9 6 5 8 - DNNVV 6 4 2 0 2 Tổng số tiền được hỗ trợ (tr.đ) 3.148 987 662 8.520 1.593 - DNNVV (tr.đ) 315 295 220 0 226

Nguồn: VDB Gia Lai

Theo số liệu thông kê của VDB Gia Lai, từ năm 2006 đến 2010, Chi nhánh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 19 lượt DNNVV với số tiền 1.191 triệu đồng, chiếm 7,9% tổng số tiền hỗ trợ cho các dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất (xem Bảng 2.4).

Với số liệu như trên có thể nhận thấy rằng việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư dành cho các DNNVV cũng khơng đáng là bao, như “hạt muối bỏ biển” khó có thể giúp DN giải quyết khó khăn về tài chính khi bắt đầu đưa một dự án mới đi vào hoạt động.

iii) Bảo lãnh tín dụng.

– Cơ chế và chính sách bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Bảo lãnh tín dụng đầu tư hay bảo lãnh cho DN vay vốn thực hiện dự án đầu tư sản xuất là một trong những chính sách trợ giúp phát triển DN, đặc biệt DNNVV. Cơ chế bảo lãnh tín dụng đầu tư đã được thể chế hoá và được thực hiện song hành với tín dụng đầu tư phát triển. Để tạo điều kiện hơn nữa cho các DN tiếp cận các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)