2.3 Đánh giá việc thực hiện cơ chế, công cụ tài chính hỗ trợ cho sự phát triển
2.3.2 Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, vẫn cịn những tồn tại, chưa tích cực trong việc hỗ trợ cho các DNNVV. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà quản lý thì hành lang pháp lý, mơi trường kinh doanh như hiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của các DNNVV. Và điều đó đã trở thành thách thức lớn, thậm chí cịn là lực cản trong tiến trình phát triển của DNNVV giai đoạn hiện nay và những năm tới, cụ thể:
Cơ chế, chính sách tài chính cịn bộc lộ nhiều bất cập, đó là thiếu tính minh bạch, chưa bao quát và điều chỉnh hết các hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường biểu hiện trên các mặt sau:
2.3.2.1 Thuế, phí và lệ phí.
Nét nổi bật là hệ thống các sắc thuế, về cơ bản đã được luật hố và ln có sự bổ sung, hoàn thiện và được áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà kinh tế, cơng cuộc cải cách thu NSNN nói chung và thuế nói riêng vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Biểu hiện ở chỗ:
– Hệ thống thuế vẫn còn phức tạp và thiếu minh bạch, chưa đạt đến sự công bằng cao, thủ tục về thuế vẫn còn phức tạp làm cho chi phí thời gian của DN vẫn cịn cao. Thuế GTGT vẫn cịn hai phương pháp tính thuế; thuế suất tuy chỉ cịn hai mức (5% và 10%) ngoại trừ mức 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhưng việc xác định đối với một số hàng hố, dịch vụ thực ra khơng hề đơn giản, nhất là trong thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo chính sách chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, đó là chưa kể tỷ lệ khấu trừ phân bổ đầu vào, đầu ra đã khiến cho việc tính tốn khấu trừ thuế rất khó khăn. Thuế nhập khẩu có q nhiều dịng thuế, mức thuế. Hệ thống thuế chồng chéo lẫn nhau, chính sách thuế vẫn cịn những qui định mà có thể hiểu nhiều cách khác nhau.
– Chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu trong nền kinh tế; mỗi sắc thuế có nhiều mức thuế suất, thuế thu nhập cá nhân có 7 mức thuế suất, một số
chính sách thuế chưa có cơng cụ chống lại các biện pháp trợ giá, chuyển giá, bán phá giá hàng nhập khẩu.
– Mức thuế suất của một số sắc thuế vẫn cịn cao, chưa động viên được tính tự giác trong việc khai báo nghĩa vụ thuế. Các DNNVV mà chủ yếu là DN dân doanh vẫn còn tâm lý trốn tránh, gian dối trong việc khai báo nghiã vụ thuế, nhất là thuế TNDN. Mặc dù thuế suất thuế TNDN đã giảm nhiều trong thời gian vừa qua, nhưng mức hiện nay là 25% vẫn được các DN cho là cao.
– Thể chế về quản lý thuế đã tương đối hoàn chỉnh nhưng vấn đề quản lý thuế của cơ quan thuế đang còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể là thực hiện cơ chế giao và nhận dự toán; cơ chế thanh tra, kiểm tra. Về nguyên tắc thuế thì thu theo Luật, nhưng hàng năm ngành tài chính vẫn thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu dự tốn mang tính pháp lệnh từ Trung ương đến địa phương. Từ cơ chế này làm cho cơ chế hành thu của cơ quan thuế bị méo mó. Áp lực từ phía cơ quan thuế được “chuyển giao” cho phía DN. Nhiều chính sách ưu đãi cho DN nhưng ngành thuế vẫn triển khai thực hiện nhưng lại không đi vào cuộc sống một phần do DN không nắm bắt, hoặc do bản thân DN tự thấy đã có hành vi gian dối nên khơng dám u cầu, địi hỏi, một phần cũng do cán bộ thuế vì thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã được giao,…
2.3.2.2 Chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển.
Mặc dù ưu tiên chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Trong chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN, thì tính tập trung, dứt điểm và hiệu quả đầu tư vẫn đang là vấn đề nhức nhối, cịn q dàn trải, lãng phí ngay từ khâu thiết kế và lựa chọn dự án đầu tư. Nội dung chi đầu tư phát triển NSNN mới chỉ quan tâm đến quy mô số lượng về vốn xây dựng cơ bản nên hiệu quả đầu tư chậm được phát huy. Do đó, tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn hạn chế, thiếu bền vững, nên nền kinh tế chưa thốt khỏi vịng luẩn quẩn: cơng nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, hao phí nhiều, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh yếu, thiếu vốn để mở rộng đầu tư,… Mặt khác, trong khi quy hoạch đầu tư tổng thể chưa rõ ràng thì việc sử dụng hiệu quả công cụ ngân sách để tác
động kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho NSNN gặp khó khăn.
Những khoản chi vì lợi ích lâu dài, yếu tố cơ bản bảo đảm tăng trưởng bền vững chưa được quan tâm đúng mức (các khoản chi cho khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục, đào tạo nghề, chi hỗ trợ xúc tiến thương mại,…). Những khoản chi này chỉ chiếm vị trí rất khiêm tốn trong tổng chi NSNN hàng năm của Gia Lai.
2.3.2.3 Tín dụng Nhà nước.
i) Tín dụng ưu đãi và hỗ trợ lãi suất.
Việc đáp ứng nhu cầu vốn cho DNNVV trên địa bàn Gia Lai chỉ trông chờ vào hoạt động của VDB Gia Lai. Trong khi đó, hoạt động của VDB Gia Lai chỉ tập trung hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn theo qui định của Chính phủ. Việc tiếp cận nguồn vốn này của các DNNVV là rất khó khăn, đó là: Thứ nhất, dự án của DNNVV đăng ký xin vay vốn tín dụng ưu đãi khi muốn vay vốn từ VDB Gia Lai phải thực hiện dự án đầu tư như đối với các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN; Thứ hai tỷ lệ cho vay đầu tư thấp dù nhu cầu đầu tư rất lớn, VDB chỉ đáp ứng được 30–40% trên tổng số vốn đầu tư,… Do vậy vốn cho vay ưu đãi các DNNVV chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong vốn cho vay của VDB Gia Lai.
ii) Về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Việc Chính phủ giao cho VDB thực hiện đã đáp ứng đuợc một phần nhu cầu bảo lãnh vay vốn của các DNNVV tại Gia Lai, tuy nhiên hạn mức bảo lãnh của VDB Gia Lai không phải là vô hạn mà vẫn bị khống chế theo chỉ tiêu kế hoạch của VDB, qui trình bảo lãnh vẫn cịn phức tạp, theo đánh giá của Tổng Giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng thì hiện VDB vẫn cịn gặp khó khăn trong việc thẩm định, xác định tính hiệu quả của dự án (Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ). Khi mà rủi ro tín dụng của khoản vay lại hoàn toàn do VDB gánh chịu, thì việc nhận được chứng thư bảo lãnh đối với DNNVV cũng không phải là việc dễ dàng.
Đối với Gia Lai, Tỉnh chưa có đề án để tổ chức các quĩ đầu tư phát triển, quĩ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của địa phương, do vậy việc huy động các nguồn tài
chính phục vụ cho sự đầu tư phát triển của các DN tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là thiệt thòi lớn cho những doanh nhân, DNNVV tại Gia Lai khi những DN ở các thành phố lớn, như thành phố Hồ Chí Minh được sự hỗ trợ của thành phố với mức hỗ trợ 50–100% lãi suất sau đầu tư với số vốn hỗ trợ lên đến 100 tỷ đồng và thời gian kéo dài tới 7 năm.
2.3.2.4 Tín dụng ngân hàng.
Mặc dù trong một vài năm trở lại đây, các chi nhánh của các NHTM được mở ra rất nhiều tại Gia Lai, nhưng các hoạt động tín dụng chưa thực sự tạo ra những bước đột phá lớn về phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, khơng có nhiều dự án trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao được đầu tư bằng nguồn tín dụng (kể cả tín dụng Nhà nước và tín dụng NH); Lãi suất tín dụng biến động mạnh và tăng cao trong những năm gần đây, vượt quá sức chịu đựng của DN; Xảy ra nhiều vụ phá sản DN làm thất thoát vốn vay của NH; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán cao; các hình thức tín dụng cịn đơn điệu, chưa tiện ích cho DN và người đi vay; khả năng thẩm định cho vay và tư vấn đầu tư còn hạn chế, các khoản cho vay chủ yếu dựa vào nắm giữ tài sản thế chấp và cầm cố của khách hàng; các hình thức cho vay khác rất hạn chế.
Điều kiện và thủ tục vay vốn tín dụng là một trong những rào cản để DN tiếp cận với NH. Những vướng mắc mà NH thường gặp khi cho DN vay là vốn kinh doanh của DN ít, dẫn đến vốn tự có tham gia dự án ít, rủi ro cho NH khi đầu tư; tài sản đảm bảo của DN rất ít, khơng đủ để đảm bảo nhu cầu cho vay vốn,… Việc công khai tài chính của DN cịn rất thiếu minh bạch. Hệ thống sổ sách kế toán của DN lập ra chỉ là để đối phó với cơ quan thuế trong việc xác định nghiã vụ nộp NSNN, báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn, độ tin cậy thấp. Thêm vào đó điểm yếu của DN nhỏ hạn chế về nguồn lực con người, thiếu hiểu biết thủ tục vay vốn, không biết cách lập dự án. Vì vậy, quá trình quan hệ, hợp tác đầu tư với các đối tác và tiếp cận tín dụng từ nguồn vốn hệ thống NH gặp nhiều khó khăn.
Các NH chưa chú trọng đúng mức việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới; công nghệ chưa được coi là công cụ hàng đầu để nâng sức cạnh tranh; dịch vụ
cung cấp vì thế cịn nghèo nàn; các NH cũng chưa thật sự nỗ lực trong giao tiếp với khách hàng nói chung và đối với DNNVV nói riêng. Do đó, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn của NH còn hạn chế.
2.3.2.5 Những hạn chế khác thuộc cơ chế điều hành của địa phương.
Tỉnh chưa có một cơ chế, chính sách hỗ trợ dành rêng cho khối DNNVV mà chỉ quan tâm đến một vài DN trọng điểm. Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cũng chưa quan tâm nhiều đến các doanh nhân và DN trong Tỉnh, vẫn cịn xơ cứng chưa có sự chuyển hướng linh hoạt, kịp thời. Gia Lai là tỉnh miền núi, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhưng chất lượng nơng sản cịn thấp và ngành công nghiệp chế biến nông sản vẫn cịn ì ạch trong 03 lần tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư chiếm số lượng lớn là các dự án chế biến nông sản. Cam kết, hứa hẹn nhiều nhất cũng là các dự án chế biến nông sản. Và trên thực tế, Tỉnh đã dành nhiều khuyến khích ưu đãi, quan tâm thiết thực đến các nhà đầu tư. Thế nhưng sau nhiều năm liền, kết quả mang lại vẫn chưa như mong muốn. Có rất ít nhà đầu tư tìm đến Gia Lai để thực hiện các dự án mà Tỉnh thiết tha mời gọi.
Các vấn đề thuộc về thủ tục hành chính, việc giải phóng, giao nhận mặt bằng, công tác đền bù giải tỏa còn nhiều ách tắc, nhiêu khê, phiền hà, thời gian xử lý chậm so với qui định. Việc đăng ký cấp quyền sử dụng đất cũng bị hiểu sai lệch. Luật Đất đai (năm 2003) qui định trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đủ các thủ tục tại UBND xã, phường đã phải giao giấy chứng nhận bị các cơ quan chức năng hiểu là kể từ ngày thực hiện xong các thủ tục nhằm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ. Điều này làm lỡ cơ hội kinh doanh của các DN khi phải có tài sản thế chấp tại NH.
Tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ công chức tại các cơ quan công quyền đối với DN tuy đã được hạn chế nhiều so với trước đây nhưng vẫn cịn, nhất là ở những vị trí nơi có thể tiếp xúc nhiều với DN như thuế, hải quan, quản lý thị trường, tài nguyên môi trường và ở những cơ quan có quyền thực hiện cơ chế “xin–cho”. Việc thực thi chính sách có sự mất công bằng giữa các DN với nhau, DN nào có “quan hệ tốt” hoặc tỏ ra “biết điều” sẽ ít bị kiểm
tra, thanh tra hơn các DN khác, hoặc nếu phải kiểm tra và phát hiện ra có hành vi vi phạm cũng sẽ bị xử lý nhẹ, “du di” hơn các DN khác,…