Tổ chức công tác kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 42)

8. Kết cấu của đề tài

1.4. Một số bài học kinh nghiệm trong tổ chức cơng tác kế tốn quản trị đối vớ

1.4.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt

Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Toàn trong luận án tiến sĩ vào năm 2010 đã cho thấy một thực trạng chung trong phần lớn các DNNVV là kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức; nhà quản trị và nhân viên kế tốn cịn hạn chế về trình độ, chun mơn kế tốn quản trị; nội dung và kỹ thuật kế toán quản trị được vận dụng khá đơn giản;… Tuy nhiên cũng qua khảo sát đã cho thấy phần lớn các DNNVV ở Việt Nam đều cho rằng kế tốn quản trị có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây là một bước tiến lớn trong nhận thức của các DNNVV, là tiền đề để tổ chức cơng tác kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp này. Theo tác giả luận án, những nội dung kế toán quản trị mà DNNVV cần xây dựng bao gồm: xây dựng hệ thống kế tốn chi phí phục vụ u cầu quản trị chi phí, xây dựng hệ thống dự toán phục vụ yêu cầu hoạch định, xây dựng kế toán trung tâm trách nhiệm phục vụ yêu cầu kiểm soát và đánh giá thành quả thực hiện, xây dựng và thiết kế

thơng tin thích ứng phục vụ yêu cầu ra quyết định ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất các DNNVV hiện nay nên áp dụng hình thức tổ chức cơng tác kế tốn tập trung với mơ hình kết hợp giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị cũng như tùy vào quy mô của mỗi doanh nghiệp mà tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm để tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi

Từ việc nghiên cứu nội dung và tổ chức cơng tác kế tốn quản trị của các DNNVV trên thế giới và Việt Nam, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để tổ chức công tác kế tốn quản trị cho Cơng ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi:

Thứ nhất, kế tốn quản trị có vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp

cho dù thuộc loại hình nào, quy mơ lớn hay nhỏ. Tùy vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những nội dung kế tốn quản trị cho phù hợp. Nếu kế toán quản trị được quan tâm đúng mức chắc chắn sẽ cải thiện được kết quả hoạt động của doanh nghiệp và DNNVV cũng không ngoại lệ.

Thứ hai, các DNNVV trên thế giới và Việt Nam đã rất chú trọng sử dụng các

cơng cụ KTQT truyền thống phục vụ cho kiểm sốt quản lý như: kế tốn chi phí và xác định giá thành hay phân tích và quản lý nguồn vốn. Điều này đã cung cấp những thơng tin tài chính quan trọng cho các nhà quản trị DNNVV. Đây là một gợi ý rất tốt cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi trong việc lựa chọn mơ hình cũng như mục tiêu trọng điểm để xây dựng hệ thống kế tốn quản trị cho mình.

Thứ ba, khi tổ chức kế tốn quản trị cho DNNVV thì mơ hình kết hợp giữa

kế tốn tài chính và kế tốn quản trị là phù hợp hơn hai mơ hình cịn lại vì mơ hình này giúp DNNVV tiết kiệm được chi phí, tránh trùng lắp thơng tin và có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai bộ phận.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thơng tin khi tổ chức cơng tác kế tốn quản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng luôn phải đối diện với những quyết định kinh doanh, đây là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Kế tốn quản trị là một cơng cụ đắc lực trong việc cung cấp thơng tin tồn diện, kịp thời giúp các nhà quản trị không chỉ trong việc ra quyết định mà còn thực hiện được các chức năng khác của mình. Chính nền kinh tế thị trường cạnh tranh và sự thay đổi trong nhu cầu thông tin của nhà quản trị đã thúc đẩy sự ra đời của kế toán quản trị và giờ đây kế toán quản trị ngày càng khẳng định được vai trị của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu biết và vận dụng kế tốn quản trị có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp ln có những đặc điểm riêng về quy mơ, về loại hình kinh doanh, trình độ quản lý, nhu cầu thơng tin,… Do đó, khơng thể áp dụng cứng nhắc một nội dung, một mơ hình kế toán quản trị như nhau cho tất cả các doanh nghiệp. Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về kế tốn quản trị và tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp dùng làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó kết hợp với việc tìm hiểu về đặc điểm của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi cũng như thực trạng công tác kế tốn quản trị tại Cơng ty sẽ được trình bày trong chương 2, tác giả sẽ lựa chọn được những nội dung kế toán quản trị cần thực hiện và cách thức tổ chức cơng tác kế tốn quản trị cho Công ty một cách phù hợp và hữu hiệu nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG NGÃI

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG NGÃI QUẢNG NGÃI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cơng ty Cao su Quảng Ngãi thành lập trên cơ sở đổi tên Lâm trường Bình Sơn - Quảng Ngãi theo quyết định số 2392/QĐ-UB ngày 07/08/1998 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 21/06/1999 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nơng thơn có quyết định số 98/1999/QĐ/BNN-TCCB về việc tiếp nhận Công ty Cao su Quảng Ngãi; Tổng công ty Cao su Việt Nam có quyết định số 669/QĐ-TCCB ngày 23/06/1999 về việc tiếp nhận Công ty Cao su Quảng Ngãi về làm thành viên Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam).

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi được chuyển đổi từ cơng ty Nhà nước sang mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định số 95/QĐ-HĐQTCSVN, ngày 04/5/2010 của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Quảng Ngãi thành Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi. Đến nay, đơn vị đã được xếp vào loại doanh nghiệp vừa với tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2014 là: 89.296.920.418 đồng.

Trụ sở chính: Xã Bình Hiệp - Huyện Bình Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại: 055.3851888 Fax: 055. 3850143

Email: ctcsquangngai@yahoo.com.vn

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1. Chức năng

Chức năng chính của Cơng ty là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh sản phẩm mủ cao su tiêu thụ nội địa.

Là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, do vậy Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi chịu sự quản lý và chi phối về tài chính, khoa học kỹ thuật, kế hoạch sản xuất của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, đồng thời chịu sự quản lý của UBND tỉnh Quảng Ngãi về cấp và sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, Cơng ty có nhiệm vụ tạo nguồn thu cho Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội cho địa phương.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3.1. Loại hình kinh doanh

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Cơng ty gồm: - Trồng, chăm sóc và khai thác cao su thiên nhiên.

- Chế biến và kinh doanh sản phẩm mủ cao su tiêu thụ nội địa. - Làm dịch vụ cho việc phát triển cao su tiểu điền trong khu vực. - Khai thác và kinh doanh lâm sản từ rừng đã trồng.

- Làm dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trong nội bộ Công ty. - Tổ chức thu mua, chế biến các loại nông sản phục vụ cho tiêu dùng.

2.1.3.2. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra Thị trường đầu vào Thị trường đầu vào

Đầu vào của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho trồng mới, chăm sóc cao su như: cây giống, các loại phân bón (phân Urê, phân NPK, phân lân, phân kali, phân vi sinh,…), thuốc bảo vệ thực vật, và các công cụ dụng cụ phục vụ cho khai thác mủ,… Những nguyên vật liệu này Công ty thường mua của các nhà cung cấp quen thuộc như: Cơng ty Cổ phần phân bón Sơng Gianh, Cơng ty Cổ phần Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình, Cơng ty Cổ phần bảo vệ thực vật Sài Gịn, Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm,…

Thị trường đầu ra

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ cho những đơn vị kinh doanh mặt hàng cao su trên khắp thị trường trong nước, trong đó chủ yếu là khu vực miền Trung. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty phần lớn được bán cho Công ty TNHH

Chế biến Cao su Đà Nẵng vốn là khách hàng truyền thống của Cơng ty, phần cịn lại bán cho Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam. Loại sản phẩm này chuyên dùng làm vỏ, ruột xe,…

2.1.3.3. Quy mô và đặc điểm vốn kinh doanh

Công ty là một doanh nghiệp vừa với 100% vốn Nhà nước. Tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2014 là: 89.296.920.418 đồng. Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu: 68.833.570.345 đồng - Nợ phải trả: 20.463.350.073 đồng

Đối với tài sản của Công ty, do đặc thù về ngành nghề kinh doanh nên trong cơ cấu tài sản chủ yếu là tài sản dài hạn (chiếm đến 95%), trong đó phần lớn là tài sản cố định với những vườn cây cao su, nhà cửa, kho tàng,… Đặc biệt, những vườn cây cao su của Cơng ty có giá trị rất lớn và được chia thành tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đối với vườn cây được trồng từ năm thứ nhất đến năm thứ bảy, chưa đưa vào khai thác được gọi là cao su kiến thiết cơ bản, mọi chi phí trồng và chăm sóc sẽ hạch tốn vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang (gọi là giai đoạn đầu tư cơ bản). Đối với vườn cây từ năm thứ bảy trở đi, đã đưa vào khai thác được gọi là cao su kinh doanh và được chuyển sang tài sản cố định hữu hình (gọi là giai đoạn kinh doanh).

2.1.3.4. Quy mô và đặc điểm của lao động

Tính đến ngày 31/12/2014, tổng lao động của Công ty là 422 người. Cụ thể: - Viên chức quản lý: 5 người

- Bộ phận gián tiếp: 31 người - Bộ phận trực tiếp: 386 người

Nguồn nhân lực của Công ty có đặc điểm đều là nguồn nhân lực tại chỗ. Hàng năm khi Nhà nước giao đất cho Cơng ty mở rộng diện tích trồng cây cao su thì Cơng ty thường ưu tiên tuyển dụng cơng nhân tại các địa phương được giao đất. Công ty là đơn vị sản xuất nông nghiệp nên vấn đề tuyển dụng lao động trực tiếp chỉ cần lao động phổ thông ở địa phương, có đủ một số tiêu chuẩn đơn giản do Công ty yêu cầu. Sau khi tuyển dụng, Công ty rất chú trọng công tác đào tạo nguồn

nhân lực. Công ty luôn tập huấn cho công nhân bằng nhiều hình thức như học lý thuyết kết hợp với thực hành về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Cơng ty

Có thể chia quy trình tổ chức sản xuất tại Cơng ty thành hai giai đoạn:

 Giai đoạn trồng, chăm sóc, khai thác mủ nước cao su

Cây cao su là cây cơng nghiệp dài ngày; việc trồng, chăm sóc và khai thác phải tuân theo một quy trình Kỹ thuật tương đối phức tạp. Quy trình Kỹ thuật Cơng ty đang dùng được Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng và áp dụng thống nhất cho toàn bộ các thành viên trồng cao su do Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam quản lý. Quy trình Kỹ thuật này có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình kỹ thuật cây cao su

Khai hoang, thiết kế lô và xây dựng vườn cây Trồng mới cao su Thiết lập hố đa năng Bảo vệ thực vật Thu hoạch mủ và chăm sóc vườn cao

su kinh doanh Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản Sản xuất cây giống

cao su

Thanh lý vườn cao su và tái canh

Giải thích quy trình

Quy trình trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su bắt đầu từ việc sản xuất cây giống cao su. Song song đó, sẽ tiến hành khai hoang, thiết kế lô và xây dựng vườn cây. Sau khi cơng việc này hồn tất và cây con đã đủ tiêu chuẩn, tiến hành trồng mới cao su. Cây cao su sau khi trồng gọi là cao su kiến thiết cơ bản. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 7 đến 9 năm tùy theo hạng đất. Từ năm thứ 2 trở đi, tiến hành thiết lập hố đa năng để bón phân và ép xanh cho cây cao su kiến thiết cơ bản. Sau 7 đến 9 năm và cây cao su có đủ những tiêu chuẩn theo quy định, sẽ tiến hành thu hoạch mủ. Vườn cây cao su bây giờ chuyển từ vườn cây kiến thiết cơ bản sang vườn cây kinh doanh. Trong các giai đoạn vừa kể trên phải luôn chú ý đến công tác bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh cho cây cao su. Khi hết chu kỳ cạo mủ (thường là 20 năm) hoặc vì một lý do đặc biệt nào đó sẽ tiến hành thanh lý vườn cao su và tiến hành tái canh.

Trong quy trình trên có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có nhiều cơng việc với những kỹ thuật rất phức tạp, tác giả chỉ xin trình bày chi tiết về hai giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình là giai đoạn chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản và giai đoạn thu hoạch mủ ở phụ lục 2.1.

 Giai đoạn sơ chế và gia công

Sau khi khai thác xong, sản phẩm thu được là mủ nước, công nhân tiến hành nhập mủ nước tại nhà kho của các đội sản xuất. Tại đây sẽ có nhân viên kiểm phẩm tiến hành đo độ DRC của mủ nước. Tiếp theo, công nhân sẽ đánh đông mủ nước thành mủ đơng rồi đóng gói và gửi tồn bộ mủ đông ra Công ty TNHH Chế biến Cao su Đà Nẵng để gia cơng, chế biến thành mủ quy khơ SVR10. Sau đó, sẽ tiến hành bán số sản phẩm này cho Công ty TNHH Chế biến Cao su Đà Nẵng.

Đặc điểm sản phẩm:

Sản phẩm mủ cao su thiên nhiên được sản xuất ra từ mủ nước cây cao su và được chế biến thành mủ cao su SVR10, sau đó sẽ được xuất khẩu đi các nước, nhiều nhất là Ấn Độ. Đặc điểm của sản phẩm này là có mùi hơi, có màu nâu sẫm và được đóng gói với trọng lượng 33,33 kg/kiện.

2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi được tổ chức theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng, một mặt giúp cho Ban Tổng Giám đốc tồn quyền quyết định, mặt khác có thể phát huy chun mơn của từng phịng ban, bộ phận và giúp cho các phòng ban, bộ phận liên hệ chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình hoạt động. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Ghi chú: Chỉ đạo trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ đối chiếu

* Chức năng nhiệm vụ của từng phịng ban:

Cơng ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc quản lý của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc chủ kinh doanh trong điều lệ của một Công ty nông nghiệp quốc doanh. Mơ hình tổ chức quản lý của Công ty phù hợp với chức năng hiện tại và quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)