Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc khmer tỉnh an giang đến năm 2025 (Trang 63 - 65)

2.3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Trước những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên, để phát triển KTHND

ĐBDT Khmer An Giang, cần lưu ý những vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất, cần phát huy tối đa các nguồn lực tự nhiên:

Do An Giang là tỉnh vừa có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, vừa có vùng đồi núi Thất Sơn, vừa có đồng bằng và vừa có rừng. Đây là những ưu thế của An Giang so với các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nếu phát

huy được tối đa các nguồn lực tự nhiên sẵn có thì sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh nói chung và của hộ nơng dân ĐBDT Khmer nói riêng.

Thứ hai, cần chú ý đầu tư cho các nguồn lực phục vụ phát triển KTHND ĐBDT Khmer như vốn, lao động, đất đai:

Thực tế cho thấy, ba nguồn lực này có vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển KTHND ĐBDT Khmer.

Nguồn vốn giúp ĐBDT Khmer mở rộng sản xuất, chuyển đổi sang các

mơ hình làm ăn có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ những hộ nghèo có điều kiện vươn lên thốt nghèo.

Cần có nguồn lực lao động có trình độ và được đào tạo chuyên môn

nhằm tiếp thu những thành tựu khoa học – cơng nghệ, tiếp thu những mơ hình làm ăn có hiệu quả để phát triển KTHND ĐBDT Khmer.

Thứ ba, việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất:

Mặc dù đã có sự chuyển biến bước đầu về sự thay đổi công cụ trong sản

xuất nông nghiệp; nhưng so với mặt bằng chung của Tỉnh cũng như so với yêu cầu

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thì những thay đổi đó cịn q nhỏ bé và chưa đáp ứng yêu cầu. ĐBDT Khmer chủ yếu dựa vào

kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất, vì vậy việc tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất là vô cùng cần thiết.

Thứ tư, hiệu quả tổ chức, quản lý sản xuất, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của bà con chưa cao:

Đa số ĐBDT Khmer tổ chức và quản lý sản xuất theo kinh nghiệm truyền

Dù cho nhìn nhận vấn đề một cách khiêm tốn nhất, chúng ta vẫn có thể

khẳng định rằng, với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được thực hiện, nếu bà con biết nắm bắt và

vận dụng sẽ tạo ra động lực và sức bật to lớn trong phát triển KT, nâng cao đời sống gia đình.

Trên thực tế, một bộ phận đồng bào do trình độ thấp, tư tưởng sống an

phận, nhàn nhã đã đi sâu vào nếp nghĩ, cách làm của bà con nên thường có tư

tưởng trơng chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng động.

Không chuyên tâm lao động sản xuất, tiêu xài hoang phí, khơng nghĩ tương lai. Vì vậy, “Cấp đất bán đất, cấp bò bán bò, cho vay mất vốn, sạch túi lại kêu”.

Thứ năm, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra:

Đây cũng là yếu tố góp phần vào phát triển KTHND ĐBDT Khmer bởi vì

trong thời gian vừa qua, “điệp khúc” được mùa, mất giá, được giá, mất mùa luôn hiện hữu, sản phẩm làm ra của nơng hộ Khmer gặp khó khăn trong việc tiêu thụ,

ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của nơng hộ Khmer.

Thứ sáu, vai trị quản lý của Nhà nước:

Hệ thống chính trị vùng ĐBDT nhìn chung cịn yếu, chưa đủ sức

chuyển tải đầy đủ chủ trương, chính sách đến người dân, chưa xử lý kịp thời các sự kiện, sự việc phát sinh. Đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer, nhất là

ở cơ sở phát triển chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, vừa thiếu về số

lượng và yếu về chất lượng. Chính sách đối với cán bộ Khmer còn nhiều bất cập.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hộ nông dân đồng bào dân tộc khmer tỉnh an giang đến năm 2025 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)