3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các cơ
3.4.1. Đối với Chính phủ
Thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia
Ở nhiều nước trên thế giới, các tổ chức bao thanh toán nội địa đã cùng nhau thành lập Hiệp hội bao thanh toán. Hiệp hội này gồm các tổ chức bao thanh tốn trong nước, có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, huấn luyện và đào tạo nhân sự cũng như hỗ trợ nhau về nguồn nhân lực để phát triển nghiệp vụ bao thanh toán. Khi nghiệp vụ bao thanh tốn cịn chưa phát triển ở Việt Nam, các tổ chức sẽ khơng tránh khỏi những khó khăn như hạn chế về sự hiểu biết, thiếu thông tin trong việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia làm đầu mối để các tổ chức tín dụng liên kết với nhau, cùng nghiên cứu phát triển sản phẩm, đưa ra những thỏa thuận chung, tận dụng mối quan hệ của các thành viên với khách hàng để theo dõi và quản lý khách hàng. Mặt khác, cần phải hình thành một tổ chức bảo vệ quyền lợi chung cho các đơn vị bao thanh toán. Hiệp hội bao thanh tốn quốc gia sẽ quy tụ những tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ bao thanh toán và là nơi thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng bao thanh toán. Sản phẩm bao thanh toán ở mỗi quốc gia đều có những đặc thù, thơng qua hiệp hội các tổ chức tín
dụng trong nước sẽ gặt hái được những kiến thức về chuyên môn cũng như hoạt động thực tiễn của nghiệp vụ bao thanh tốn trên thế giới, từ đó có thêm thơng tin và kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ bao thanh toán cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Hiệp hội bao thanh toán quốc gia còn là nơi đề xuất lên cấp quản lý Nhà nước những kiến nghị thiết thực, tiếng nói chung của các tổ chức bao thanh tốn, giúp Nhà nước xây dựng một thị trường hiệu quả cho hoạt động bao thanh toán.
Hồn thiện cơ sở hạ tầng thơng tin cho hệ thống ngân hàng
Công tác thu thập thông tin và đánh giá các doanh nghiệp là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ bao thanh tốn cho khách hàng. Tuy nhiên hệ thống thơng tin ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ mới có thơng tin tín dụng Nhà nước CIC và một trung tâm tín dụng đầu tiên ở nước ta là PCB mới cung cấp dịch vụ vào 16/07/2010, chưa đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Do đó, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu thập thông tin, thuận lợi trong công tác thẩm định khách hàng, các doanh nghiệp dễ dàng nhận tài trợ từ các ngân hàng thì cần có những biện pháp tích cực để hoàn thiện các dịch vụ của CIC và của trung tâm tín dụng tư nhân PCB. Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng CIC có thể thực hiện theo hướng sau:
- Theo từng kì các NHTM phải thơng tin đầy đủ về tình hình tài chính, vốn vay và trả nợ của các doanh nghiệp để CIC theo dõi và cập nhật số liệu.
- Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải nộp cho CIC bảng tổng kết tài sản có kiểm tốn, bản báo cáo thu chi để CIC phân tích và cung cấp thơng tin cho ngân hàng và các doanh nghiệp khi cần có thể tìm hiểu đối tác để thiết lập mối quan hệ kinh doanh.
- CIC phải là nơi đăng ký theo pháp định tài sản thế chấp các khoản vay/tài trợ của ngân hàng để tránh trường hợp đem một tài sản đi thế chấp ở nhiều nơi. CIC không chỉ là cơ quan cung cấp và thu thập thông tin đơn thuần mà phải chịu trách nhiệm với những thơng tin do mình cung cấp. Nếu thơng tin sai lệch, chậm trễ dẫn đến rủi ro, CIC phải chia sẻ một phần trách nhiệm với ngân hàng bằng một tỷ lệ bồi
thường nhỏ trên khoản vay/tài trợ. Ngược lại, CIC cũng có quyền được hưởng một tỉ lệ mức phí thỏa đáng tùy theo dịch vụ mà mình cung cấp. Với quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng thì sẽ thúc đẩy CIC hoạt động ngày càng hiệu quả.
- Không ngừng củng cố đội ngũ cán bộ ở CIC, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa, tự động hóa tất cả các cơng đoạn xử lý nghiệp vụ; đẩy mạnh và thu thập xử lý thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng đi sâu phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro.
- Thanh tra NHNN, thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và CIC cần phối hợp đôn đốc, kiểm tra báo cáo, khai thác thơng tin của các tổ chức tín dụng, để có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
- Mở rộng đối tượng trong sử dụng, khai thác và báo cáo thông tin CIC đến các cơng ty bảo hiểm, tồn bộ các doanh nghiệp. NHNN nên khuyến khích thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân. Vì thực tế cho thấy, mơ hình trung tâm tín dụng tư nhân đã phát triển ở nhiều nước và đã chứng tỏ có thể giúp đỡ sự tăng cường tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân. Việc hình thành các trung tâm này làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường thơng tin.
Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu
Bộ Cơng thương cần hợp tác cùng với các chính sách của NHNN nhằm đưa ra các biện pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu. Theo đó, Bộ cần đẩy mạnh cơng tác ổn định và hồn thiện các chính sách thương mại nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu. Thực tế trong thời gian qua, vấn đề chính sách với hoạt động xuất nhập khẩu đã gây rất nhiều khó khăn thậm chí là thiết hại đối với các doanh nghiệp. Chính sách thuế nhập khẩu, chỉ thị của Bộ về việc tập trung xuất khẩu mặt hàng, ngành nghề cũng như các văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối thực hiện không xuất khẩu một số mặt hàng đã gây thiệt hại đối với các doanh nghiệp. Do đó, cần ổn định và hồn thiện những quy chế cũng như các văn bản liên quan để hoạt động xuất nhập khẩu