Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh cà mau đến năm 2025 (Trang 31)

1.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với công nghiệp hóa, hiện đạ

1.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có thể nhóm thành hai nhóm cơ bản sau đây:

1.2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển đạt trình độ cao, đời sống chung của nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cũng là điều kiện đầu tư cho giáo dục – đào tạo, khi giáo dục – đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở các nước phát triển và các địa phương có trình

độ phát triển cao thì điều kiện đầu tư cho giáo dục – đào tạo và chăm sóc sức khỏe cả của nhà nước và gia đình thường là cao nên rất thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ngồi ra, trình độ phát triển kinh tế cịn thể hiện ở cơ cấu ngành kinh tế cao hay thấp và chủ yếu thể hiện trình độ tiến bộ của cơng nghệ các ngành sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại đặt ra nhu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực có trình độ cao và đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hai là, chất lượng của hệ thống giáo dục, kế hoạch hóa dân số, y tế và chăm sóc sức khỏe của quốc gia, địa phương

- Chất lượng giáo dục – đào tạo có vai trị trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngày nay sự lạc hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua ở thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục – đào tạo trong cách mạng khoa học – công nghệ.

- Quy mô và tốc độ gia tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nếu có chính sách dân số và tốc độ tăng dân số hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

- Chất lượng của hệ thống y tế là chăm sóc sức khỏe cho người lao động có ảnh hưởng đến thể lực và trí lực của nguồn nhân lực trong đó, việc cải thiện sức khỏe cho tầng lớp trẻ sẽ dẫn đến một thế hệ khỏe mạnh trong tương lai để có một lực lượng lao động có chất lượng cao cho đất nước.

Ba là, chính sách của nhà nước đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

- Quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng cầm quyền chi phối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, do vậy, ảnh hưởng đến chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là định hướng phát triển ngành công nghệ cao của quốc gia trực tiếp chi phối quy hoạch đào tạo của địa phương.

- Chính sách đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của quốc gia: thực tế cho thấy, các nước công nghiệp phát triển trên thế giới không nước nào không quan tâm đến công tác giáo dục, ngược lại, họ rất chú trọng và đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán bộ khoa học. - Chính sách thu hút và sử dụng nhân tài: thông qua cơ chế tuyển dụng lao động, chính sách tiền lương, thu nhập và các kích thích về tinh thần có tác động rất lớn đến sự quy tụ và khả năng cống hiến của nguồn nhân lực chất lượng cao; động lực để nhân tài và những người có năng lực say mê làm việc, cống hiến không chỉ là thu nhập (các điều kiện về vật chất) mà quan trọng hơn cả là để cho họ được giải phóng về mặt tư tưởng, họ phải được tự do suy nghĩ và hành động với tư duy sáng tạo, thẳng thắn phát biểu chính kiến của bản thân và cùng nhau trao đổi để tạo ra sự hợp tác trong lĩnh vực chuyên môn và nâng cao nhận thức của tập thể và mỗi người. Cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng ngày càng trở nên quyết liệt hơn, thêm vào đó do tính đặc thù của nguồn nhân lực chất lượng cao có tính “quốc tế hóa cao” nên nguy cơ chảy máu chất xám từ các nước, các địa phương ra ngoài nước khác, địa phương khác là tất yếu bởi vậy, chính sách giữ chân nguồn lực này là hết sức quan trọng trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trực tiếp tác động đến quy mơ tốc độ tăng dân số và do đó ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn lực lao động; đối với các nước đang phát triển, chính sách này rất quan trọng bởi vì nguồn lực đầu tư cho giáo dục – đào tạo, y tế/người sẽ càng nhỏ nếu tốc độ và quy mơ dân số tăng nhanh.

- Trình độ, năng lực của chính phủ trong hội nhập quốc tế cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua những đàm phán, ký kết về hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và giữ chân người tài trong hội nhập, hợp tác quốc tế.

Bốn là, trình độ phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường khoa học – công nghệ

Cũng giống như các nguồn lực khác, trong cơ chế kinh tế thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao nếu được phân bổ một cách có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của nó; trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, với đặc thù là nguồn lực có tính quốc tế hóa cao, do đó thị trường sức lao động càng mang tính cạnh tranh, càng có điều kiện để thu hút những người tài, đây cũng là lý do vì sao Hoa Kỳ có thể thu hút được các nhà khoa học, chuyên gia từ các nước khác kể cả từ các quốc gia phát triển; mặt khác, phát triển thị trường khoa học – công nghệ và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ vào các ngành, lĩnh vực để tăng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về nguồn nhân lực chất lượng cao

Một là, cá nhân người lao động là nhân tố đầu tiên có vai trị quan trọng đối

với sự phát triển của nguồn lực lao động chất lượng cao

- Cha mẹ và dòng tộc được đặc trưng bằng gen di truyền bẩm sinh, là cơ sở đầu tiên cho sự phát triển trí tuệ, thể lực và đạo đức nghề nghiệp của cá nhân. Có những dịng họ có gen thơng minh phù hợp với công việc nghiên cứu, sáng tạo nhưng cũng có những dịng họ lại có năng lực thực hành vì kỹ năng khéo léo, yếu tố này rất quan trọng cho việc định hướng nghề nghiệp và chính sách phát hiện ni dưỡng nhân tài của gia đình, địa phương và quốc gia. Sức khỏe và đạo đức của người lao động cũng chịu ảnh hưởng của nguồn gốc sinh ra., khi xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là phát triển nhân tài cần phải chú ý đến đặc điểm này bởi vì chế độ dinh dưỡng và giáo dục cho phù hợp là điều kiện để kích thích sự phát triển của trí tuệ và thể lực của họ.

- Mức độ nỗ lực của mỗi cá nhân: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một q trình liên tục và được tích lũy một cách có ý thức, vì vậy, sự phấn đấu của chính bản thân mỗi cá nhân là hết sức quan trọng.

Hai là, tính chất nghề nghiệp và tinh thần hợp tác của nguồn lực lao động

chất lượng cao

Thơng thường, những người giỏi thường có tính độc lập và tự chủ cao nên để phát huy tính sáng tạo cần có mơi trường làm việc thoải mải để sáng tạo và cống

hiến, những tri thức được nhân lên nhờ tinh thần hợp tác của các cá nhân trong tổ chức; điều này chịu ảnh hưởng của tính chất nghề nghiệp, văn hóa của tổ chức. Do đó, khơng chỉ ở một số lĩnh vực địi hỏi phải có sự hợp tác trong cơng việc như hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học… mà ở các lĩnh vực khác sự chia sẻ, hợp tác trong công việc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là giữa các thế hệ trong tổ chức.

1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số địa phương, khu vực trong và ngoài nước phương, khu vực trong và ngoài nước

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua hai nội dung chính:

Một là, coi giáo dục đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao

là nhân tố quan trọng hàng đầu phát triển nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, cũng giống như các nền kinh tế phát triển khác.

Hàn Quốc chủ trương tuyển chọn bồi dưỡng người tài giỏi rất rõ ràng và từ rất sớm, chính sách này được thực hiện một cách có hệ thống; các học sinh có năng khiếu, có năng lực đặc biệt được tuyển chọn vào các lớp năng khiếu. Tốt nghiệp Trung học phổ thông, những học sinh xuất sắc được đưa ra nước ngồi học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến của những nước phát triển; có nhiều du học sinh trình độ cao học đã góp phần quan trọng nâng cao trình độ khoa học – công nghệ Hàn Quốc.

Việc sử dụng lao động có trình độ cao của Hàn Quốc không áp dụng hình thức thuê lao động làm việc đến suốt đời như Nhật Bản. Lao động làm việc không tốt sẽ bị sa thải ngay hoặc người làm công cũng dễ dàng chuyển tới làm việc cho những công ty trả lương cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh nâng cao trình độ rất cao giữa các nhân viên cũng như sự cạnh tranh giữa chính sách đãi ngộ nhân tài của người sử dụng lao động.

Chính sách thu hút nhân tài từ nước ngoài trở về Hàn Quốc làm việc cũng rất có hiệu quả. Ngay từ năm 1968, Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách: “kế hoạch hóa đưa nhân tài về nước”, theo đó có rất nhiều ưu đãi đi kèm như: nhà ở, môi trường làm việc hiện đại, trả lương cao …

Hai là, coi việc ứng dụng thành tựu khoa họ kỹ thuật hiện đại, công nghệ

mới vào việc sản xuất kinh doanh như một biện pháp quan trọng để phát triển tay nghề, trình độ chun mơn của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh địi hỏi nguồn nhân lực phải có một trình độ khoa học – kỹ thuật tương ứng mới có thể tiếp nhận và quản lý cơng nghệ; khi trình độ của người lao động phát triển đến một trình độ nhất định, từ đó lại là cơ sở cho việc tiếp thu công nghệ mới cao hơn, hiện đại hơn. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm của Hàn Quốc để phát triển một đội ngũ nhân lực làm chủ các ngành công nghiệp quan trọng như: sản xuất thép, xe hơi, đóng tàu, điện tử … ngang bằng những quốc gia công nghiệp phát triển, đó cũng là kết quả của chính sách quan tâm đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Hàn Quốc, hiện nay, mức đầu tư cho R&D của Hàn Quốc ở mức cao, chiếm 3% GNP.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái Lan được thực hiện theo hai hướng: phần lớn được đào tạo kỹ năng khoa học – cơng nghệ có tính phổ cập để tiếp nhận được các cơng nghệ nhập từ nước ngồi đang áp dụng rất rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân, một bộ phận được đào tạo cơ bản và nâng cao để làm các nhiệm vụ nghiên cứu sáng tạo khoa học – công nghệ, các trường đại học và viện nghiên cứu được đầu tư kinh phí khá nhiều cho thực hiện nghiên cứu khoa học – công nghệ (khoảng 400 triệu USD vào năm 2010). Những đóng góp lớn nhất của nhân lực khoa học – công nghệ là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản, hải sản, công nghệ dệt may, công nghệ điện tử và máy tính, cơng nghệ vật liệu và kim loại. So với các nước ở trình độ phát triển tương tự thì nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái Lan không mạnh, đầu tư cho

khoa học – công nghệ không nhiều, nhưng khoa học – cơng nghệ đã góp phần quan trọng vào chuyển hướng phát triển kinh tế Thái Lan trong 2-3 chục năm qua, đặc biệt trong thập niên đầu của thế kỷ XXI là nhờ Thái Lan có nguồn nhân lực cao có khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi.

Thái Lan ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu tổng quát của Thái Lan nhằm ưu tiên nâng cao chất lượng dân số: tất cả công dân Thái Lan khi sinh ra được hỗ trợ phát triển ở mọi lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lực lượng lao động có chất lượng tốt. Gia đình và cộng đồng có trách nhiệm tham gia để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi, phù hợp với khả năng của hệ thống phúc lợi xã hội.

Chính sách dân số mới của Thái Lan đã đề ra 3 nhiệm vụ chính: tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tất cả các lứa tuổi nhằm bảo đảm trẻ sinh ra có tố chất tốt, tạo điều kiện hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng; cung cấp các khả năng phù hợp nhằm phát triển ở mọi lứa tuổi. Đẩy mạnh khả năng tự lực sau khi về hưu cho tất cả mọi người nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời chính phủ Thái Lan đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ xã hội với chất lượng tốt cho mọi người dân.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Từ quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích sau đây:

Một là, khai thác lợi thế của thành phố về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và

các tiềm năng khác, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến (công nghiệp thực phẩm, đồ uống), đầu tư mạnh để phát triển các ngành này.

Từ năm 1997 đến năm 2002, thành phố đã đầu tư cho ngành dịch vụ tăng từ 41,5% (1997) lên 70,7% (2002); đầu tư cho ngành công nghiệp đồ uống chiếm 27,8% tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến.

Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thành lập Quỹ khoa học – công nghệ thành

phố, xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển khu công nghệ cao gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đà Nẵng đã cải cách một cách cơ bản môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh nên đã được các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản … rất quan tâm. Ủy ban nhân dân thành phố đã ra quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 về việc thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố, phục vụ việc thực hiện Đề án Phát triển khu cơng nghệ cao trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh cà mau đến năm 2025 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)