Đx hình h cầ ư cho Dự án Amoniac các kiế nn hị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án amoniac phú mỹ (Trang 53 - 55)

Qua phân tích trên, ta thấy rằng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi có nhiều ưu điểm hơn các hình thức đầu tư khác. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất Dự án Amoniac được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài đi kèm với các chính sách: i) Chính phủ cần đưa Dự án Amoniac vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngồi. ii) Chính phủ cần thiết lập giá khí thiên nhiên bán cho Dự án Amoniac theo giá khí thiên nhiên thế giới vì kết quả phân tích cho thấy Dự án vẫn đạt khả thi về tài chính tại mức giá này. iii) Sản phẩm đầu ra Amoniac cần được bán trên thị trường cạnh tranh và khơng có bảo hộ thương mại.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường yêu cầu suất sinh lợi cao hơn. Điều này được làm rõ hơn khi tác giả phân tích chi phí vốn chủ sở hữu theo mơ hình CAPM trực tiếp (thị trường Việt Nam) và mơ hình CAPM gián tiếp (thị trường Hoa Kỳ). Suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư Việt Nam là 7,31% (theo mơ hình CAPM trực tiếp), trong khi đó suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư nước ngồi (Hoa Kỳ) (theo mơ hình CAPM gián tiếp) khoảng 14,8%. Hơn thế nữa, các cơ chế hợp đồng quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng để bảo đảm tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc điểm của các dự án cơng nghiệp nặng và hóa dầu nói chung và Dự án Amoniac nói riêng là thị trường đầu vào cũng như đầu ra thường khơng mang tính cạnh tranh. Cụ thể, trong thị trường đầu vào, dự án sẽ phải mua khí từ người bán độc quyền là PVGas. Trong thị trường đầu ra, các DNNN (như Vinachem, TKV) cũng là khách hàng chính mua sản phẩm Amoniac.

Do tiến trình cải cách thể chế hiện nay ở Việt Nam vẫn diễn ra chậm, mà cụ thể là các thể chế kiểm soát độc quyền và đảm bảo cạnh tranh là chưa vững mạnh (Chương trình Việt Nam – HKS, 2013), nên dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngồi thì rủi ro hợp đồng mua khí tự nhiên, cũng như rủi ro thị trường đầu ra về sản phẩm Amoniac là rất lớn. Thực tế đã cho thấy là trong thời gian qua các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không quan tâm đến việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Amoniac ở Việt Nam.

Kết quả phân tích ở Chương 3 đã cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế nên cần phải được thực hiện trong thời điểm này. Vì vậy, nếu dự án khơng thu hút được vốn FDI, thì đề xuất mang tính lựa chọn tốt thứ hai là lựa chọn DNNN làm chủ đầu tư. Cụ thể, Dự án Amoniac

vẫn giao cho Đạm Phú Mỹ đứng ra thực hiện đầu tư, nhưng sau khi đầu tư xong thì tiến hành cổ phần hóa hồn tồn. Cách làm này đảm bảo là một DNNN có thể sử dụng khả năng tiếp cận tốt hơn của mình với tín dụng ngân hàng và năng lực ký kết hợp đồng quản lý rủi ro trong nội bộ PVN và với các DNNN ngoài tập đoàn để thực hiện đầu tư dự án. Nhưng khi dự án đi vào giai đoạn hoạt động kinh doanh thì Nhà nước cần thối vốn dưới hình thức cổ phần hóa để vừa thu hồi vốn để thực hiện cho mục đích đầu tư khác vừa đảm bảo dự án được vận hành theo cơ chế thị trường. Song song với việc cổ phần hóa là yêu cầu thiết lập lộ trình điều chỉnh giá khí bán cho Dự án từ mức tương đương với giá cho ĐPM hiện nay (hiện đang được trợ giá) lên ngang bằng với mức giá thế giới. Hình thức cổ phần hóa cũng là hình thức đầu tư phổ biến của các nhà máy Amoniac tại Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Nexant, 2010). Chi tiết về cách tính tốn hiệu quả tài chính Dự án cho hai hình thức đề xuất xem tại Phụ lục 18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án amoniac phú mỹ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)