KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hiệu ứng da cừu (sheepskin effects) trong việc đãi ngộ theo trình độ học vấn ở việt nam bằng phương pháp hồi quy (Trang 48)

5.1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng hiệu ứng da cừu có tồn tại trong hàm tiền lƣơng ở Việt Nam ở tất cả các nhóm lao động đƣợc xét bao gồm lao động nam, lao động nữ, lao động thành thị và lao động nông thôn. Điều này thể hiện ở việc ở các nhóm có cùng số năm đi học nhƣng bằng cấp khác nhau thì mức tiền lƣơng trung bình ngƣời lao động nhận đƣợc cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, ở nhóm lao động khác nhau thì mức độ xảy ra hiệu ứng da cừu là khác nhau.

Một trong số những kết quả mà đề tài ghi nhận đƣợc đó là khơng tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng da cừu của bẳng Phổ thông trung học. Hiệu ứng da cừu tìm đƣợc trong phƣơng trình 7 khơng có ý nghĩa thống kê, trong khi nếu dùng phƣơng trình 11 thì khơng có đủ cơ sở và số liệu để tính hiệu ứng da cừu cho bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi hai lý do. Lý do thứ nhất là hiện tại, tỷ lệ ngƣời lao động có bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học trên thị trƣờng lao động Việt Nam là rất lớn. Lý do thứ hai là tỷ lệ đậu tốt nghiệp phổ thông trung học ở Việt Nam rất cao. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này đều trên 90%); hầu hết các học sinh sau 12 năm đi học phổ thông đều đạt đƣợc. Do vậy, việc đạt đƣợc bằng cấp này khơng cịn đem lại một mức cải thiện tiền lƣơng đáng kể cho ngƣời lao động nữa.

Ở Việt Nam, hiệu ứng da cừu tồn tại ở nữ giới chủ yếu ở nhóm lao động có bằng cấp cao nhất là Đại học; trong khi đối với nam giới, hiệu ứng da cừu rất nhỏ trong cùng mức bằng cấp này. Do vậy, việc có đƣợc bằng tốt nghiệp đại học sau 16 năm đi học thực sự rất có ý nghĩa trong vấn đề cải thiện tiền lƣơng của nữ. Kết quả phù hợp với những nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2012 do Tổng Cục thống kê công bố, ở các trình độ học vấn thấp, nữ chiếm số đông hơn nam. Tuy nhiên, ở các bằng cấp ứng với trình độ học

vấn cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ. Do vậy khi một lao động nữ đạt đƣợc bằng cấp cao thì nó sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều khi nam đạt đƣợc một bằng cấp cao tƣơng tự. Bên cạnh đó, hiệu ứng da cừu ứng với bằng cấp Sau đại học đều rất cao ở cả nhóm nam và nữ. Điều này cho thấy rằng, với số năm đi học nhiều (trên 16) năm thì việc đạt đƣợc bằng cấp Sau đại học sẽ làm cho tiền lƣơng cao hơn rõ rệt so với ngƣời có cùng số năm đi học nhƣng chỉ có bằng đại học. Điều này cũng giải thích đƣợc xu hƣớng hiện nay, ngày càng nhiều ngƣời lao động ở Việt Nam tham gia vào các hệ đào tạo Sau đại học sau khi đã hoàn tất bằng đại học.

Ở nông thôn, hiệu ứng da cừu của bằng Tốt nghiệp Đại học rất thấp (chỉ vào khoảng 4%), trong khi ở thành thị, hiệu ứng da cừu của bằng cấp này rất cao (46,96%). Điều này có thể giải thích bằng sự khác nhau về cơ hội việc làm của ngƣời lao động thành thị và nơng thơn. Ở thành thị, loại hình doanh nghiệp có tuyển dụng lao động rất đa dạng và khi tuyển dụng, yếu tố bằng cấp đƣợc xét rất rõ ràng tùy theo từng lại công việc để tuyển dụng đƣợc ngƣời lao động phù hợp. Thực tế, nguồn lao động từ nông thôn đổ về thành thị học đại học nhƣng sau khi tốt nghiệp không quay trở lại làm việc ở nơng thơn mà tìm cách trụ lại ở thành thị và định cƣ lâu dài. Một phần là để tìm kiếm cơng việc với mức đãi ngộ xứng đáng, một phần là để có cơ hội học tập nâng cao trình độ học vấn.

Hiệu ứng da cừu đối với bằng cấp Sau đại học cao ở cả thành thị và nông thôn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích hiệu ứng da cừu theo giới tính. Tuy nhiên, hiệu ứng da cừu ở nông thôn cao hơn thành thị. Điều này có thể bắt nguồn từ việc hiện nay nhiều địa phƣơng đang thực thi các chính sách thu hút nguồn lao động trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) trở về quê hƣơng cùng với đó là việc bổ nhiệm các cơng việc quan trọng kèm với mức đãi ngộ xứng đáng.

Một kết quả quan trọng khác mà đề tài ghi nhận đƣợc đó là hiệu ứng da cừu đối bằng Sơ cấp nghề và Trung cấp nghề xảy ra rất rõ rệt ở khu vực nông thôn, cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Kết hợp với những phân tích trƣớc về bằng Đại học ở

nông thơn, có thể thấy rằng trong khu vực nông thôn, nơi mà điều kiện học tập khó khăn hơn ở thành thị thì việc có đƣợc bằng cấp – chứng chỉ nghề mang lại một sự cải thiện tiền lƣơng đáng kể cho ngƣời lao động.

5.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Sự tồn tại của hiệu ứng da cừu không phải là thể hiện của bất bình đẳng hay phân biết đối xử tiền lƣơng của ngƣời lao động. Theo lý thuyết tín hiệu trong kinh tế cũng nhƣ trong các lý thuyết về lao động tiền lƣơng, sự tác động của bằng cấp đến tiền lƣơng đƣợc nhìn nhận nhƣ là một tín hiệu để ngƣời sử dụng lao động nhận biết về năng lực của ngƣời lao động. Hiệu ứng da cừu chỉ đơn thuần là thể hiện vai trò khác nhau của bằng cấp và số năm đi học đối với tiền lƣơng của ngƣời lao động. Do đó, đề tài khơng hƣớng đến phân tích tình trạng bất bình đẳng hay phân biệt đối xử tiền lƣơng giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn. Với những kết quả thu nhận đƣợc về hiệu ứng da cừu, đề tài đề xuất một số gợi ý nhƣ sau nhằm giúp ngƣời lao động cải thiện mức tiền lƣơng mà bản thân họ nhận đƣợc. Các đề xuất của đề tài đƣợc chia thành hai nhóm yếu tố theo từng ý chính của kết quả nghiên cứu

Nhóm các đề xuất để nâng cao trình độ học vấn của người lao động

Do sự tồn tại của hiệu ứng da cừu, có thể kết luận rằng bằng cấp đóng vai trị quyết định đến tiền lƣơng của ngƣời lao động hơn là số năm đi học. Do vậy, một số gợi ý mà đề tài đƣa ra nhƣ sau :

- Một là, khi tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo, ngƣời lao động cần chú trọng đến việc học tập để đạt đƣợc bằng cấp – chứng chỉ đào tạo khóa học mà họ đang theo học. Việc có đƣợc bằng cấp sẽ góp phần cải thiện tiền lƣơng của ngƣời lao động.

- Hai là, việc đạt đƣợc bằng cấp của ngƣời lao động phải gắn liền với việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân. Mặc dù, theo lý thuyết tín hiệu, bằng cấp là tín hiệu để ngƣời sử dụng lao động nhận biết về năng lực của ngƣời lao động; nhƣng những tín hiệu này chỉ phát huy tác dụng trong

thời gian đầu của quá trình tuyển dụng. Khi ngƣời lao động làm việc đủ lâu tại định nghĩa thì năng lực thực sự sẽ đƣợc đánh giá thay thế cho tín hiệu bằng cấp ban đầu. Việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực sự khi tham gia quá trình đào tạo sẽ làm tăng vốn con ngƣời của ngƣời lao động, qua đó làm tăng năng suất và chất lƣợng lao động dẫn đến tiền lƣơng cũng sẽ tăng theo.

Các đề xuất gắn với từng nhóm lao động nam giới – nữ giới, thành thị - nông thôn.

Đối với lao động nữ, hiệu ứng da cừu tồn tại rất lớn đối với ngƣời có bằng đại học và Sau đại học. Do vậy, nếu ngƣời lao động nữ đã tốt nghiệp phổ thông, tham gia học đại học và sau đại học thì việc hồn tất chƣơng trình học tập và tốt nghiệp để nhận đƣợc bằng tốt nghiệp mang lại sự cải thiện rất lớn cho tiền lƣơng của ngƣời lao động sau này. Đối với lao động ở cả hai giới, với điều kiện lao động và học tập thuận lợi, có thể tiếp tục nâng cao trình độ để đạt đƣợc những mức tiền lƣơng cao hơn.

Hiệu ứng da cừu tồn tại rõ nét đối với bằng Sơ cấp nghề ở cả thành thị và nông thôn, đặc biệt là ở nông thôn. Do vậy, các địa phƣơng cần chú trọng đến đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Điều này khơng có nghĩa là mở các lớp đào tạo nghề một cách ồ ạt, mà tùy theo yêu cầu kinh tế xã hội tại địa phƣơng mà có thể chọn lọc mở các lớp đào tạo nghề một cách phù hợp. Muốn vậy, các nhà hoạch định chính sách địa phƣơng phải nắm rõ về lực lƣợng lao động khu vực mình quản lý, đồng thời cũng phải nắm rõ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì việc lựa chọn học tập và nhận bằng cấp về học nghề là phù hợp với khu vực nông thôn, đặc biệt là nữ giới. Ngồi những chính sách chung thúc đẩy đào tạo nghề ở nơng thơn, có thể có những chính sách riêng để khuyến khích nữ giới nơng thơn tham gia q trình này.

- Tăng quy mơ và phát triển dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trƣờng thu hút nhiều lao động nữ.

- Đa dạng hóa phƣơng thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thƣờng xuyên; mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao động nữ học nghề ở trình độ cao; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác; liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề, thực hành nghề.

- Tăng cƣờng các hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trƣớc, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tƣ vấn học nghề, tƣ vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tƣợng tại cơ sở.

- Chủ động và phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…, đặc biệt là mạng lƣới các Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ doanh nhân nữ tạo việc làm mới cho phụ nữ và tổ chức cung ứng lao động nữ; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng để tạo việc làm mới, phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ phụ nữ xúc tiến thƣơng mại cho các sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ.

5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu quan trọng về hiệu ứng da cừu ở Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu quan trọng về hiệu ứng da cừu ở Việt Nam, đề tài vẫn còn một số những hạn chế trong nghiên cứu sau đây:

- Đề tài sử dụng bộ số liệu VHLSS để phân tích hiệu ứng da cừu. Thông tin trong bộ số liệu này không chuyên về lao động và việc làm nên có những khía cạnh nghiên cứu về hiệu ứng da cừu mà đề tài khơng thể phân tích đƣợc do khơng có đầy đủ số liệu. Cụ thể nhƣ, đề tài chỉ phát hiện hiệu ứng da cừu bằng cách so sánh những ngƣời lao động có cùng số năm đi học nhƣng đạt đƣợc những mức bằng cấp khác nhau nhƣng đề tài chƣa nghiên cứu đƣợc hiệu ứng da cừu xảy ra giữa những ngƣời có hồn tất và chƣa hồn tất các chƣơng trình học tập tại các cơ sở đạo tạo. Bên cạnh đó, đề tài cũng khơng đủ dữ liệu

để nghiên cứu hiệu ứng da cừu khác nhau nhƣ thế nào giữa các bằng cấp đào tạo chính quy và khơng chính quy, hệ cơng lập và hệ tƣ thục.

- Đề tài chỉ sử dụng kỹ thuật hiệu chỉnh tính chệch theo Heckman hai bƣớc do Heckman(1979) đề xuất và có so sánh với kết quả hồi quy bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất. Trong các nghiên cứu gần đây nhất, hồi quy phân vị cũng đã bắt đầu đƣợc ứng dụng trong việc xác định hiệu ứng da cừu trên từng phân vị của hàm tiền lƣơng.

Với những hạn chế nhƣ vậy, đề tài có thể mở rộng nghiên cứu theo hai hƣớng. Thứ nhất là, đề tài có thể tìm kiếm một bộ số liệu thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết hơn về số năm đi học, bằng cấp, loại hình trƣờng đào tạo, hệ đào tạo…để có thể đƣa ra các phân tích sâu sắc hơn về hiệu ứng da cừu trong tiền lƣơng của ngƣời lao động. Thứ hai là, đề tài có thể sử dụng một số cơng cụ phân tích định lƣợng mới nhƣ hồi quy phân vị để đạt đƣợc kết quả nghiên cứu toàn diện hơn về hiệu ứng da cừu ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aigner, D. J. and Cain, G. (1977). Statistical theories of discrimination in labor markets. Industrial and Labor Relations Review 30, 749–76.

Antelius, Jesper,. (2000). Sheepskin Effects in the Returns to Education: Evidence on Swedish Data, Working Paper Series 158, Trade Union Institute for Economic Research

Arkes, Jeremy. (1999). What Do Educational Credentials Signal and Why Do Employers Value Credentials?, Economics of Education Review 18 (February 1999): 133-141.

Arrow, Kenneth J. (1973). Higher Education as a Filter.” Journal of Public Economics 2: 193-216.

Bauer, T. (2003): Educational Mismatch and Wages: A Panel Analysis, Economic of Education Review, 21, 221-229.

Becker, Gary. (1964). Human Capital; a Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education. New York: Columbia University Press (for the

National Bureau of Economic Research), 1964.

Becker, Gary (1993) Human capital: a theoretical and empirical analysis, with special

reference to education. Chicago: The University of Chicago Press. Third

edition. Chapter 2: Human capital revisited.

Belman, Dale and John S. Heywood. (1991) “Sheepskin Effects in the Returns to Education: An Examination of Women and Minorities.” Review of Economics and Statistics 73 : 720-24.

Binh N. T., Albrecht, J. W., Vroman, S. and Westbrook, M. D. (2006). A quan-tile regression decomposition of urban-rural inequality in Vietnam. Journal của Development Economics 83, 466-490.

Blinder, A. S., (1973). Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Variables.

Journal of Human Resources, 8, 436-455

Card, David. (1999). The Causal Effect of Education on Earnings", Ashenfelter, O. and Card, D. (eds.), Handbook of Labor Economics, vol. 3 (NY: Elsewier

Science)

Ferrer, Ana M. and Riddell, W. Craig (2001). The Role of Credentials in the Canadian Labour Market. UBC Department of Economics Discussion Paper 01-16.

Flores-Lagunes, Alfonso and Audrey Light. “Measurement Error in Schooling: Evidence from Samples of Siblings and Identical Twins.” Contributions to Economic Analysis and Policy 5 (issue 1, 2006).

Heckman J., (1979). Sample Selection Bias as a Specification Error, Econometrica

47(1): 153-161.

Hung, P. T. and Reilly, B. (2007a). The gender gap in Vietnam, 1993-2002: A quantile regression approach. Poverty Research Unit at Sussex Working Paper 34.

Hung, P. T. and Reilly, B. (2007b). Ethnic wage inequality in Vietnam, International

Journal of Manpower, forthcoming.

Hungerford, Thomas and Gary Solon. (1987). Sheepskin Effects in the Returns to Education. Review of Economics and Statistics 69 (February 1987): 175-77. Jaeger, David A. and Marianne E. Page (1996). Degrees Matter: New Evidence on

Sheepskin Effects in the Returns to Education. Review of Economics and Statistics 78, pp 733-740.

Kane, Thomas J., Cecilia Elena Rouse and Douglas Staiger.(1999). Estimating Returns to Schooling When Schooling is Misreported.” NBER Working Paper 7235. Liu, A. Y. C. (2004). Gender wage gap in vietnam: 1993 to 1998. Journal of

Mincer A. J., (1974). Introduction to Schooling, Experience, and Earnings, NBER

Chapters, in: Schooling, Experience, and Earnings, pages 1-4 National Bureau

of Economic Research, Inc.

Nguyen, B. T., Albrecht, J. W., Vroman, S. B., & Westbrook, M. D. (2007). A quantile regression decomposition of urban-rural inequality in vietnam. Journal of Development Economics, 83(2), 466.

Nguyen, D. H. L. (2006). Public-private sector wage differentials for males in females

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hiệu ứng da cừu (sheepskin effects) trong việc đãi ngộ theo trình độ học vấn ở việt nam bằng phương pháp hồi quy (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)