Mô tả biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với việt nam đồng những tác động đến quản trị rủi ro (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu

3.3.1 Mô tả biến

Vai trị của vàng - như là một cơng cụ phịng ngừa hay là một kênh trú ẩn an tồn đối với biến động tiền tệ phụ thuộc vào việc giá vàng và biến động của giá trị tiền tệ- được liên kết như thế nào trong các điều kiện thị trường khác nhau. Theo như cách tiếp cận đã được sử dụng bởi Baur and Lucey (2010) and Baur and McDermott (2010), các

tính năng của một loại tài sản để được xem như là một cơng cụ phịng ngừa hay kênh trú ẩn an tồn là:

Cơng cụ phòng vệ: Một tài sản là một cơng cụ phịng ngừa nếu nó khơng tương quan hoặc là tương quan nghịch với bất cứ một tài sản hay danh mục đầu tư khác tính về mặt trung bình.

Kênh trú ẩn an tồn: Một tài sản được xem là một kênh trú ẩn an tồn nếu nó khơng tương quan hoặc tương quan âm với một một tài sản hay danh mục đầu tư nào trong thời gian thị trường biến động dữ dội.

Khác biệt cốt yếu giữa hai công cụ này là sự phụ thuộc của các tài sản khi xét về mặt trung bình hay trong thời kỳ thị trường biến động dữ dội. Do đó, phương pháp nghiên cứu của luận văn cần phải ước lượng hệ số tương quan biến đổi qua thời gian giữa hai loại tài sản vàng và tiền tệ dựa vào mơ hình DCC-GARCH, tác giả lựa chọn sử dụng các biến quan sát là suất sinh lợi của hai loại tài sản trên để phù hợp với yêu cầu về tính dừng cho chuỗi dữ liệu đầu vào của mơ hình. Theo đó các biến quan sát bao gồm biến GOLD và EXReturn, trong đó biến EXReturn đại diện cho tỷ giá lần lượt của bốn ngoại tệ mạnh USD, AUD, GBP, EUR so với VND và các biến trễ một giai đoạn tương ứng là L.GOLD, L.EXReturn (USD, AUD, GBP, EUR) với cách xác định từng biến như sau:

Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Mark Joy (2011), GOLD là biến phụ thuộc thể hiện suất sinh lợi của vàng trong thời kỳ nghiên cứu, mỗi quan sát của biến GOLD là suất sinh lợi của giá vàng tại ngày quan sát và được tính bằng cách lấy chênh lệch hàng tuần của logarit tự nhiên của giá vàng, sau đó trừ đi giá trị trung bình theo cơng thức sau:

GOLDt =�ln� Giá vàng ngày t

Mark Joy (2011). EXReturn (USD, AUD, GBP, EUR) là biến phụ thuộc thể hiện suất sinh lợi của tiền tệ trong thời kỳ nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng mỗi quan sát của biến EXReturn (USD, AUD, GBP, EUR) là suất sinh lợi của tiền tệ tại ngày quan sát và được tính tương tự như biến GOLD.

EXReturnt =�ln�Tỷ giTỷ giá ngày t

á ngày t−1� −giá trị trung bình�

Trong đó tỷ giá của các cặp tiền tệ sẽ được thể hiện theo cách yết giá trực tiếp. Các biến trễ một giai đoạn là L.GOLD và L.EXReturn tại ngày quan sát t được xác định bằng cách lấy giá trị tương ứng của biến GOLD và EXReturn tại ngày t-1 theo nghiên cứu thực nghiệm của Mark Joy (2011). Những hệ số ước lượng của hai biến trễ này trong mơ hình là đại diện cho mức độ tác động của thông tin suất sinh lợi quá khứ lên những thay đổi trong tỷ suất sinh lợi ở thời điểm hiện tại. Chính những tác động này sẽ làm thay đổi chiến lược đa dạng hóa và phịng ngừa rủi ro tại từng thời điểm khác nhau, do đó tác giả kỳ vọng quan sát được những hệ số ước lượng có ý nghĩa của hai biến này trong thời kỳ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vàng là kênh trú ẩn hay là công cụ phòng ngừa đối với việt nam đồng những tác động đến quản trị rủi ro (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)