2.1 .T ổng quan cơ sở lý thuyết
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
Các vấn đề về nghèo hộ gia đình đã được nghiên cứu trên nhiều nước để có được các chiến lược giảm nghèo hiệu quả, nâng cao mức sống của người dân và đưa ra những chính sách phát triển phù hợp cho từng chỉ số trong nghiên cứu liên quan đến nghèo.
Theo cách tiếp cận truyền thống, các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam thường tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ. Sử dụng mơ hình hồi quy Logit để đánh giá, phân tích , Võ Tất Thắng (2004); Bùi Quang Minh (2007) ; World bank (2007), Đinh Phi Hổ va Nguyễn Trọng Hoài (2007). Theo các tác giả, có tám yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ. Tám yếu tố này bao gồm: nghề nghiệp, tình trạng việc làm; trình độ học vấn; giới tính chủ hộ; quy mơ hộ; số người sống phụ thuộc; quy mơ diện tích đất của hộ; quy mơ vốn vay từ các định chế chính thức; khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này mơ hình chỉ đi sâu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo mà tác động chủ yếu của các nhân tố này là đến thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình mà chưa mở rộng ra đánh giá phúc lợi hoặc tình trạng nghèo của hộ gia đình theo nhiều khía cạnh khác như giáo dục, điều kiện sống ….
Cách tiếp cận nghèo đa chiều cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả, qua nhiều năm. Các nghiên cứu tuy chưa nhất quán với nhau về chiều đại diện cho cách tiếp cận, tuy nhiên về cơ bản các nghiên cứu này cũng đã phản ánh được nhiều khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến giàu, nghèo của hộ gia đình.
Luận văn “ Đánh giá tình hình nghèo đa chiều của các hộ gia đình tại khu vực Đông Nam Bộ” của Trần Minh Sang (2012). Tác giả đã dùng hai phương pháp tiếp cận , nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều để đánh giá tồn bộ bức tranh nghèo tại khu vực Đơng Nam Bộ. Đối với phương pháp tiếp cận đa chiều tác giả sử dụng chỉ
số MPI để đánh giá. Theo tác giả, sử dụng phương pháp nghèo đa chiều để phân tích, đánh giá nghèo có nhiều ưu điểm hơn phương pháp đo lường dựa theo thu nhập/chi tiêu. Nghèo đa chiều dựa trên nhiều thuộc tính khác nhau của hộ như thu nhập, sức khỏe, tình trạng việc làm, giáo dục, lao động, nhà ở, tiếp cận điện, tiếp cận nước, tình trạng vệ sinh…
Theo Asselin and Vu (2009), có 5 chiều để phân tích nghèo ở Việt Nam như sức khỏe, tình trạng việc làm, giáo dục, thu nhập và nhà ở. Sức khỏe được đại diện bởi hai chỉ số bệnh mãn tính và trẻ em suy dinh dưỡng. Chiều việc làm đại diện bởi chỉ số ít nhất có một thành viên thiếu việc làm, trong đó một người trong độ tuổi lao động được coi là thiếu việc làm nếu không làm việc từ 3 tháng trở lên. Khía cạnh giáo dục bao gồm chỉ số thành viên từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết và làm phép tính đơn giản. Một hộ gia đình sẽ thiếu hụt chỉ tiêu này nếu hộ có ít nhất một thành viên từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết và làm phép tính đơn giản. Chỉ tiêu cịn lại ở chiều giáo dục là trẻ em từ 6 – 15 tuổi không đi học. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu có ít nhất 1 trẻ trong độ tuổi đi học chưa đến trường. Chiều thu nhập đưa ra hai chỉ số thiếu hụt về thu nhập theo chuẩn nghèo tiền tệ và thiếu hụt tài sản thiết yếu. Chiều nhà ở bao gồm chỉ số nhà ở tạm , nước sạch.
Phân tích nghèo đa chiều ở trẻ em của Tổng cục Thống kê (2011) cho thấy nghèo đa chiều ở trẻ em được đo lường qua 9 chỉ tiêu độc lập đại diện cho 6 chiều như giáo dục, y tế, nhà ở, vệ sinh, lao động trẻ, và bảo trợ xã hội.
Kết quả cuộc điều tra nghèo đô thị UPS-2009 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM, UNDP (2010) áp dụng tính tốn chỉ số MPI- chỉ số nghèo đa chiều- dựa trên 8 chiều đói nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội. Kết quả MPI ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu. 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo đa chiều gồm thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát
nước, rác thải, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở. Ngồi ra, ở Tp.HCM, yếu tố thu nhập hoàn tồn khơng phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa chiều.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “ Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nơng thơn Việt Nam” của Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012). Các tác giả đã sử dụng hai phương pháp phân tích thống kê đa biến Principal Components Analysis và Multiple Correspondence Analysis để nghiên cứu các chỉ báo phù hợp cho tình trạng nghèo ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa, mối quan hệ qua lại giữa các chỉ báo này, phân loại tình trạng nghèo của hộ theo các chỉ báo đa chiều, khám phá sự khác biệt giữa cách thức phân loại hộ theo tình trạng nghèo về tiền và nghèo đa chiều.
2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu quốc tế “Multidimensional poverty: An alternative measurement approach for the United States” của Udaya R Wagle (2008). Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng một khn khổ đa chiều tồn diện bao gồm kinh tế phúc lợi, khả năng, và hòa nhập xã hội để xem xét nghèo đói ở Mỹ. Dữ liệu từ các khảo sát xã hội chung 2004 hỗ trợ sự liên kết giữa các kích thước nghèo, chỉ ra rằng các khn khổ đa chiều sử dụng một tập hợp tồn diện các thơng tin cung cấp một giá trị hấp dẫn thêm để đo lường nghèo. Các đặc điểm nhân khẩu học đề xuất các loại khác nhau của người nghèo phần nào tương tự giữa cách tiếp cận này và các cách tiếp cận truyền thống khác. Nhưng các kết quả đo lường tồn diện và chính xác hơn từ cách tiếp cận này giúp hoạch định chính sách nhắm mục tiêu các nguồn lực tại các nhóm cụ thể.
Theo Ki, Faye và Faye (2009) phát hiện giáo dục, sức khỏe, nước sạch, dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, năng lượng, thông tin, tài sản đồ dùng lâu bền, tài sản sinh hoạt và các tài sản khác là những chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều ở Senegal trong giai đoạn 2000-2001( Ki, Faye và Faye, 2009, trích trong Asselin, 2009). Crooks (1995) phát hiện nghèo có tác động đến sức khỏe trẻ em, khả năng tăng trưởng và học hành.
Theo Alkire and Santos (2010) đề xuất 3 khía cạnh và 10 chỉ số đo lường. Các khía cạnh nghèo, các chỉ số và ngưỡng thiếu hụt như sau: giáo dục, gồm các chỉ số đo lường là số năm đi học của thành viên trong gia đình và tình trạng trẻ em đi học tới lớp 8; sức khỏe, gồm các chỉ số đo tỷ lệ tử vong và trẻ em suy dinh dưỡng; mức sống, gồm các chỉ số đo lường là điện, cải thiện vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch, sàn nhà, nhiên liệu dùng đun nấu và sở hữu tài sản.
Nghiên cứu tại Ấn Độ của Ramya M.Vijaya (2014) đề xuất có 4 tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều với 11 chỉ số đo lường. Thứ nhất, khía cạnh giáo dục, với 2 chỉ số đo về tình trạng đi học và nhập học; thứ hai, khía cạnh mức sống, gồm 6 chỉ số đo là điện, sàn nhà, nhiên liệu đun nấu, nước, điều kiện vệ sinh và tình trạng sở hữu hàng lâu bền; thứ ba, tiêu chí tài sản gồm chỉ số đo là đất và nhà; tiêu chí thứ tư là trao quyền, với 2 chỉ số đánh giá việc cho phép (phụ nữ) đi đến chợ, nhà hộ sinh, cơ sở y tế hay đi ra ngoài làng và chỉ số quyền được phép tiếp cận dịch vụ y tế cho nhu cầu riêng.
Theo tác giả thì các nghiên cứu trước đều có ưu điểm là đã nhìn nhận tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới- tiếp cận đa chiều. Các nghiên cứu khái quát các chiều và chỉ tiêu đại diện các chiều ảnh hưởng đến nghèo một cách rất cụ thể, thực tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường dừng lại ở việc tính tốn, sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ số để phân tích, so sánh. Chưa sử dụng phương pháp mơ hình định lượng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các chiều, các chỉ số với tình trạng nghèo.
Tóm tắt chương 2 : Phương pháp đánh giá nghèo đa chiều đã cho thấy một bức tranh tổng thể về nghèo đói. Phương pháp tiếp cận mới này, ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở các tổ chức quốc tế (NHTG, UNDP, UNICEF) và các nước trên thế giới. Tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng các chiều thiếu hụt được đánh giá phổ biến là giáo dục, y tế, việc làm, mức sống, và tài sản
Tác giả sử dụng các chỉ số nghèo đa chiều được đề xuất bởi Alkire and Santos (2010) để nghiên cứu.